Điều 18 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư
Điều 18. Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ chi phí
1. Doanh nghiệp thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ chi phí quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 Nghị định này phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp công nghệ cao có dự án đầu tư với quy mô vốn tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 20.000 tỷ đồng/năm;
b) Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao có quy mô vốn của dự án tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 20.000 tỷ đồng/năm;
c) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo có quy mô vốn của dự án tối thiểu 6.000 tỷ đồng hoặc đạt doanh thu của dự án tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm;
d) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao mà công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao đột phá được ưu tiên nghiên cứu, phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì không phải đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn hoặc doanh thu quy định tại Nghị định này;
đ) Doanh nghiệp có dự án thiết kế vi mạch thì không phải đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn hoặc doanh thu quy định tại Nghị định này nhưng phải có cam kết sử dụng tối thiểu 300 kỹ sư, cán bộ quản lý người Việt Nam sau thời gian 5 năm hoạt động tại Việt Nam và hằng năm hỗ trợ Việt Nam đào tạo được tối thiểu 30 kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.
2. Doanh nghiệp thuộc diện được hỗ trợ theo điều kiện về quy mô vốn đầu tư quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải đáp ứng hoặc cam kết đáp ứng điều kiện giải ngân vốn đầu tư như sau:
a) Đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải hoàn thành giải ngân tối thiểu 12.000 tỷ đồng trong thời hạn 05 năm hoặc 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư.
Trường hợp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo thì hoàn thành giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 05 năm hoặc 4.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
b) Đối với dự án đầu tư đã đăng ký vốn đầu tư chưa đạt mức tối thiểu 12.000 tỷ đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và điều chỉnh tăng vốn đầu từ ngày Nghị định ngày có hiệu lực để đạt mức tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc 6.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo:
Trường hợp mức điều chỉnh tăng vốn dưới 10.000 tỷ đồng thì tổng vốn đầu tư của cả dự án phải giải ngân đạt tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp mức điều chỉnh tăng vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên thì tổng vốn đầu tư của cả dự án phải giải ngân đạt tối thiểu 12.000 tỷ đồng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo, trường hợp mức điều chỉnh tăng vốn dưới 4.000 tỷ đồng thì tổng vốn đầu tư của cả dự án phải giải ngân đạt tối thiểu 4.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp mức điều chỉnh tăng vốn từ 4.000 tỷ đồng trở lên thì thì tổng vốn đầu tư của cả dự án phải giải ngân đạt tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
c) Đối với các dự án đầu tư đã đăng ký vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc 6.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư,
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương được cấp lần đầu hoặc điều chỉnh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa hoàn thành giải ngân thì thời hạn hoàn thành giải ngân thực hiện theo các văn bản đã được cấp hoặc hoàn thành giải ngân tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc 6.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo trong vòng 05 năm từ ngày được cấp lần đầu hoặc điều chỉnh vốn đầu tư trong các văn bản nêu trên tại lần điều chỉnh gần nhất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
d) Đối với dự án đầu tư đã đăng ký vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng hoặc 6.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực công nghiệp chip, mạch tích hợp bán dẫn, trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương được cấp lần đầu hoặc điều chỉnh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đã hoàn thành giải ngân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được hỗ trợ các chi phí quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp thuộc diện được hỗ trợ theo điều kiện về doanh thu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện doanh thu của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh thu của dự án ứng dụng công nghệ cao, của dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại năm tài chính đề nghị hỗ trợ. Doanh thu của dự án được nhận hỗ trợ theo quy định của Nghị định này phải được hạch toán riêng.
4. Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này phải không có các khoản nợ thuế, nợ ngân sách nhà nước quá hạn tại thời điểm nộp hồ sơ.
5. Việc xác định doanh nghiệp công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và quy định tại Nghị định này.
6. Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Trung tâm nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động đối với tổ chức khoa học và công nghệ theo pháp luật về khoa học và công nghệ;
b) Có lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ gồm các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng và phải hoàn thành giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương.
Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư
- Số hiệu: 182/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ
- Điều 4. Bồi hoàn hỗ trợ chi phí
- Điều 5. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí
- Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí và giải quyết thủ tục liên quan đến hỗ trợ chi phí
- Điều 7. Xử lý hồ sơ giả mạo, chứng từ bất hợp pháp
- Điều 8. Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Quỹ
- Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
- Điều 10. Cơ cấu tổ chức quản lý của Quỹ
- Điều 11. Tổ chức và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
- Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
- Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ
- Điều 14. Tổ chức và quyền hạn của Cơ quan điều hành Quỹ
- Điều 15. Phương thức hỗ trợ chi phí
- Điều 16. Hạng mục và đối tượng áp dụng hỗ trợ chi phí
- Điều 17. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao
- Điều 18. Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ chi phí
- Điều 19. Hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Điều 20. Hỗ trợ chi phí nghiên cứu và phát triển
- Điều 21. Hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định
- Điều 22. Hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao
- Điều 23. Hỗ trợ chi phí đầu tư công trình hạ tầng xã hội
- Điều 24. Đối tượng hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 25. Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 26. Mức hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 27. Nguyên tắc xét duyệt đề nghị hỗ trợ chi phí
- Điều 28. Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí
- Điều 29. Nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí
- Điều 30. Trình tự và thủ tục đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí
- Điều 31. Nội dung quyết định hỗ trợ đầu tư
- Điều 32. Lựa chọn tư vấn hỗ trợ đánh giá Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí
- Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 34. Tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu và thực hiện cam kết của doanh nghiệp được hỗ trợ
- Điều 35. Nguồn tài chính của Quỹ
- Điều 36. Nhiệm vụ chi của Quỹ
- Điều 37. Lập kế hoạch tài chính của Quỹ
- Điều 38. Lập, giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Quỹ
- Điều 39. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước phân bổ và Quy trình thực hiện chi hỗ trợ
- Điều 40. Quản lý tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại
- Điều 41. Hạch toán, kế toán, quyết toán và chế độ báo cáo tài chính Quỹ
- Điều 42. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát hoạt động