Điều 17 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư
Điều 17. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao
1. Tiêu chí xác định dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Trình tự, thủ tục chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao. a) Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Bản thuyết minh dự án của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hồ sơ đề nghị chứng nhận được làm bằng tiếng Việt và lập thành 02 bộ nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa hồ sơ và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu quá thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp không bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc bổ sung, hoàn thiện không đạt yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận gửi cho doanh nghiệp;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định hồ sơ và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nguồn kinh phí thẩm định hồ sơ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Thành phần và hoạt động của Hội đồng tư vấn thẩm định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có biên bản kết luận thẩm định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Mẫu Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận mà dự án không hoạt động;
Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
Vi phạm một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 8 Luật Công nghệ cao;
Trong quá trình hoạt động mà dự án không đáp ứng các quy định của Nghị định này;
Theo quyết định, đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
4. Giấy chứng nhận dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao có hiệu lực kể từ ngày cấp và có giá trị đến khi kết thúc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư
- Số hiệu: 182/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ
- Điều 4. Bồi hoàn hỗ trợ chi phí
- Điều 5. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí
- Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí và giải quyết thủ tục liên quan đến hỗ trợ chi phí
- Điều 7. Xử lý hồ sơ giả mạo, chứng từ bất hợp pháp
- Điều 8. Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Quỹ
- Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
- Điều 10. Cơ cấu tổ chức quản lý của Quỹ
- Điều 11. Tổ chức và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
- Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
- Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ
- Điều 14. Tổ chức và quyền hạn của Cơ quan điều hành Quỹ
- Điều 15. Phương thức hỗ trợ chi phí
- Điều 16. Hạng mục và đối tượng áp dụng hỗ trợ chi phí
- Điều 17. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao
- Điều 18. Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ chi phí
- Điều 19. Hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Điều 20. Hỗ trợ chi phí nghiên cứu và phát triển
- Điều 21. Hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định
- Điều 22. Hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao
- Điều 23. Hỗ trợ chi phí đầu tư công trình hạ tầng xã hội
- Điều 24. Đối tượng hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 25. Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 26. Mức hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 27. Nguyên tắc xét duyệt đề nghị hỗ trợ chi phí
- Điều 28. Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí
- Điều 29. Nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí
- Điều 30. Trình tự và thủ tục đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí
- Điều 31. Nội dung quyết định hỗ trợ đầu tư
- Điều 32. Lựa chọn tư vấn hỗ trợ đánh giá Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí
- Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu
- Điều 34. Tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu và thực hiện cam kết của doanh nghiệp được hỗ trợ
- Điều 35. Nguồn tài chính của Quỹ
- Điều 36. Nhiệm vụ chi của Quỹ
- Điều 37. Lập kế hoạch tài chính của Quỹ
- Điều 38. Lập, giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Quỹ
- Điều 39. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước phân bổ và Quy trình thực hiện chi hỗ trợ
- Điều 40. Quản lý tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại
- Điều 41. Hạch toán, kế toán, quyết toán và chế độ báo cáo tài chính Quỹ
- Điều 42. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát hoạt động