Điều 68 Luật Điện lực 2024
Điều 68. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực
1. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là vùng xung quanh công trình điện lực cần có biện pháp bảo vệ để bảo đảm an toàn cho con người và công trình điện lực, được xác định trên không, trên mặt đất, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới mặt nước tùy thuộc từng loại công trình điện lực.
2. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực bao gồm:
a) Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;
b) Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
c) Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện;
d) Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió và công trình nguồn điện khác.
3. Việc sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như sau:
a) Đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích đã được xác định theo quy định của pháp luật; việc sử dụng đất không được gây ảnh hưởng đến công tác bảo vệ an toàn công trình điện lực. Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Trường hợp sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực gây ảnh hưởng đến an toàn công trình điện lực thì người sử dụng đất phải phối hợp với đơn vị điện lực có biện pháp khắc phục;
c) Trường hợp không khắc phục được quy định tại điểm b khoản này, Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Trường hợp công trình điện lực có hành lang bảo vệ an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ an toàn của công trình khác thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực trên biển là một phần của khu vực biển được giao để thực hiện dự án điện lực. Việc sử dụng khu vực biển thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực trên biển phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên biển;
b) Bảo đảm an toàn cho con người, công trình điện lực và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm an toàn cho các loài sinh vật, các động vật hoang dã, chim di cư theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Trường hợp nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực nhưng có cường độ điện trường vượt quá quy định cho phép, chủ sở hữu nhà ở, công trình, người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ như đối với trường hợp nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực phải bảo đảm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Cây phát triển vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện phải được chủ sở hữu cây, người sử dụng đất kịp thời chặt tỉa phần vi phạm. Trường hợp cây phát triển vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện gây sự cố lưới điện thì tùy theo mức độ thiệt hại, chủ sở hữu cây, người sử dụng đất bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đơn vị điện lực có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương tổ chức chặt tỉa cây vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện tại các khu vực chưa xác định được chủ sở hữu cây.
7. Nhà ở, công trình và các hoạt động phải bảo đảm các điều kiện về an toàn được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình mà vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ quy định về bảo vệ an toàn công trình điện lực khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.
8. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
9. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản, chi phí đầu tư vào đất; quản lý, bảo vệ diện tích đất, khu vực biển dành cho dự án và hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Điện lực 2024
- Số hiệu: 61/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 30/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1531 đến số 1532
- Ngày hiệu lực: 01/02/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực
- Điều 7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện lực
- Điều 8. Ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển công nghiệp chế tạo trong lĩnh vực điện lực
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Điều 10. Quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện
- Điều 11. Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện
- Điều 12. Quy định chung về đầu tư xây dựng dự án điện lực
- Điều 13. Chủ trương đầu tư dự án điện lực
- Điều 14. Dự án, công trình điện lực khẩn cấp
- Điều 15. Quy định đặc thù đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực khẩn cấp
- Điều 16. Hợp đồng dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
- Điều 17. Phát triển điện ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Điều 18. Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực
- Điều 19. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực
- Điều 20. Quy định chung trong phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 21. Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 22. Phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
- Điều 23. Phát triển điện năng lượng mới
- Điều 24. Cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 25. Tháo dỡ công trình thuộc dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 26. Quy định chung
- Điều 27. Khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 28. Chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 30. Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 32. Các trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 33. Miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 34. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 35. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 36. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 37. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 38. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 39. Phát triển các cấp độ thị trường điện cạnh tranh
- Điều 40. Đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 41. Mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 42. Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 43. Tạm ngừng, khôi phục hoạt động của thị trường điện giao ngay trong thị trường điện cạnh tranh các cấp độ
- Điều 44. Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện
- Điều 45. Hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện
- Điều 46. Mua bán điện với nước ngoài
- Điều 47. Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện
- Điều 48. Thanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện
- Điều 49. Ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện
- Điều 50. Giá điện
- Điều 51. Giá dịch vụ về điện
- Điều 52. Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện
- Điều 53. Nguyên tắc, yêu cầu trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia
- Điều 54. Quản lý nhu cầu điện
- Điều 55. Tiết kiệm trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện
- Điều 56. Đo đếm điện
- Điều 57. Bảo đảm chất lượng điện năng
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
- Điều 67. Bảo vệ an toàn công trình điện lực
- Điều 68. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực
- Điều 69. Quy định chung về an toàn điện
- Điều 70. Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện
- Điều 71. An toàn trong phát điện
- Điều 72. An toàn trong truyền tải điện, phân phối điện
- Điều 73. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất
- Điều 74. An toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ