Mục 1 Chương 3 Luật Điện lực 2024
Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MỚI
Điều 20. Quy định chung trong phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động để phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển, đầu tư xây dựng dự án điện năng lượng mới, điện năng lượng tái tạo có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, di sản văn hóa và bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
b) Sử dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới bao gồm:
a) Bảo đảm an ninh cung cấp điện và an toàn hệ thống điện;
b) Phát triển tại các vùng, miền, địa phương có tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng mới và đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống điện để tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng do không giải tỏa được công suất nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện; giảm tổn thất kỹ thuật, giảm áp lực truyền tải điện đi xa; bảo đảm yêu cầu về môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực phát triển;
c) Bảo đảm đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, tiến tới tự chủ về công nghệ tại một số khâu phù hợp;
d) Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững, hợp lý và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ xuất khẩu điện;
đ) Ưu tiên phát triển các dự án nguồn điện lớn để hình thành cụm nhà máy hoặc trung tâm năng lượng tái tạo nhằm phát huy lợi thế tự nhiên, hạ tầng lưới điện, phù hợp với khả năng giải tỏa công suất và yêu cầu vận hành hệ thống điện quốc gia của từng vùng, từng địa phương, phù hợp với điều kiện, trình độ công nghệ trong từng thời kỳ;
e) Khuyến khích phát triển phù hợp điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời trên mặt nước, lòng hồ thủy lợi; ưu tiên phát triển tại mặt nước lòng hồ thủy điện hiện có, không phải đầu tư mới lưới điện truyền tải;
g) Ưu tiên phát triển nguồn điện gió ngoài khơi gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời kết hợp với đầu tư hệ thống lưu trữ điện hoặc sản xuất hydrogen xanh, amoniac xanh để phục vụ hoạt động phát điện, sử dụng điện. Đối với nguồn điện mặt trời và điện gió có đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, tổng công suất phát của nhà máy điện mặt trời, điện gió và bao gồm công suất hệ thống lưu trữ điện không được vượt quá công suất của nhà máy điện mặt trời, điện gió đã được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực hoặc phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh; công suất lắp đặt do chủ đầu tư quyết định trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở bảo đảm tỉ lệ công suất hệ thống lưu trữ điện theo quy định và hiệu quả sử dụng tài nguyên.
4. Phát triển điện từ năng lượng tái tạo, năng lượng mới tạo nền tảng để chuyển dịch cơ cấu điện năng theo hướng các-bon thấp, đạt mục tiêu giảm phát thải và bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững.
a) Dự án điện gió gần bờ có toàn bộ tua bin được xây dựng trong vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền về phía biển;
b) Dự án điện gió ngoài khơi có toàn bộ tua bin được xây dựng ngoài vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền về phía biển.
6. Việc quy hoạch, đầu tư phát triển dự án điện gió trên biển theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Dự án sản xuất điện để cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia;
b) Dự án điện lực tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc dự án điện lực cho sản xuất hydrogen xanh, amoniac xanh và nhu cầu khác phục vụ nhu cầu trong nước;
c) Dự án sản xuất điện để xuất khẩu và sản xuất hydrogen xanh, amoniac xanh xuất khẩu.
7. Phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên biển phù hợp với thứ tự ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển trong từng thời kỳ.
8. Chính phủ quy định chi tiết nội dung sau đây:
a) Cơ chế ưu đãi, hỗ trợ phát triển hệ thống lưu trữ điện của dự án điện từ nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với trình độ công nghệ trong lĩnh vực này;
b) Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với việc nghiên cứu, phát triển phù hợp về công nghệ trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam;
c) Cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc thông số nguồn năng lượng sơ cấp và thống kê sản lượng điện của nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, trừ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Điều 21. Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
1. Phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
a) Tài nguyên điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt;
b) Tài nguyên điện sóng biển, điện thủy triều và các dạng tài nguyên điện khác từ năng lượng đại dương;
c) Tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị;
d) Tài nguyên điện từ sinh khối;
đ) Tài nguyên điện từ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh ngoài đối tượng quy định tại điểm c khoản này;
e) Tài nguyên thủy điện.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên về điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được quy định như sau:
a) Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên về điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên vùng biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về biển, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên thủy điện thực hiện theo pháp luật về tài nguyên nước;
c) Trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên đất liền, trên hải đảo thuộc phạm vi quản lý địa giới hành chính;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo chủ trì thực hiện tại khu vực biển nhất định thuộc vùng biển Việt Nam.
3. Nhà nước khuyến khích, huy động nguồn tài chính hợp pháp và đóng góp về khoa học, kỹ thuật của tổ chức, cá nhân phục vụ công tác điều tra cơ bản.
4. Thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này là đầu vào để cơ quan tổ chức lập quy hoạch và đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng phục vụ việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh. Trường hợp khu vực chưa có thông tin, dữ liệu quy định tại khoản này, tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm thu thập dữ liệu tin cậy, phù hợp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp thông tin, dữ liệu trên toàn quốc quy định tại khoản 1 Điều này.
a) Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm thu xếp từ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn vốn hợp pháp khác;
c) Kinh phí của tổ chức, cá nhân tự nguyện tài trợ cho công tác điều tra cơ bản.
Điều 22. Phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
1. Nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ được đấu nối với hệ thống điện quốc gia, việc đấu nối thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực; được bán sản lượng điện dư theo quy định của pháp luật; được sử dụng đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng kết hợp đa mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai.
a) Hỗ trợ về tài chính cho đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà và hệ thống lưu trữ điện;
b) Hỗ trợ kỹ thuật về thiết kế, giải pháp bảo đảm an toàn chịu lực công trình, giải pháp phòng cháy, chữa cháy.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung sau đây:
a) Công suất, điện năng sản xuất bảo đảm phù hợp với phụ tải điện và điều kiện phát triển của hệ thống điện;
b) Lắp đặt hệ thống lưu trữ điện kết hợp với đầu tư nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ;
c) Trình tự, thủ tục thực hiện phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ;
d) Cơ chế giá mua bán, sản lượng điện dư;
đ) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan khi phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Điều 23. Phát triển điện năng lượng mới
1. Dự án điện năng lượng mới là dự án sản xuất năng lượng sạch được thực hiện chính sách về thuế, tín dụng đầu tư của Nhà nước và tín dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
a) Miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển;
b) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
c) Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước và Nhân dân, an toàn hệ thống điện trong từng thời kỳ.
Điều 24. Cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
1. Trong thời gian vận hành nhà máy điện theo thiết kế được duyệt phù hợp với thời hạn hoạt động của dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị khác so với thông số kỹ thuật đang vận hành để bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật và không dẫn đến tăng diện tích sử dụng đất hoặc khu vực biển.
2. Công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia của các dự án tại khoản 1 Điều này không vượt quá công suất được ghi trong các văn bản pháp lý của dự án sau đây:
a) Văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Giấy phép hoạt động điện lực.
Điều 25. Tháo dỡ công trình thuộc dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
1. Công trình thuộc dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới phải tháo dỡ sau khi chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Khi hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng nếu không được gia hạn thời hạn sử dụng theo pháp luật về xây dựng;
b) Khi hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc hết thời hạn hoạt động dự án đầu tư nhưng không được gia hạn;
c) Khi có sự khác nhau về thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, việc tháo dỡ sau khi chấm dứt hoạt động thực hiện theo điều kiện đến trước.
2. Việc tháo dỡ nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió sau khi chấm dứt hoạt động được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió phải thực hiện tháo dỡ nhà máy quy định tại khoản 1 Điều này; mọi chi phí tháo dỡ do chủ sở hữu chịu trách nhiệm;
b) Việc tháo dỡ, thu hồi, xử lý, quản lý chất thải, vật liệu, phế liệu phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu khôi phục lại mặt bằng và môi trường sau khi tháo dỡ nhà máy;
c) Kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, chủ sở hữu chịu trách nhiệm hoàn thành tháo dỡ trong thời hạn theo quy định của Chính phủ.
3. Đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc tháo dỡ công trình thuộc dự án điện năng lượng mới, điện năng lượng tái tạo được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Điện lực 2024
- Số hiệu: 61/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 30/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1531 đến số 1532
- Ngày hiệu lực: 01/02/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực
- Điều 7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện lực
- Điều 8. Ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển công nghiệp chế tạo trong lĩnh vực điện lực
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Điều 10. Quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện
- Điều 11. Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện
- Điều 12. Quy định chung về đầu tư xây dựng dự án điện lực
- Điều 13. Chủ trương đầu tư dự án điện lực
- Điều 14. Dự án, công trình điện lực khẩn cấp
- Điều 15. Quy định đặc thù đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực khẩn cấp
- Điều 16. Hợp đồng dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
- Điều 17. Phát triển điện ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Điều 18. Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực
- Điều 19. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực
- Điều 20. Quy định chung trong phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 21. Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 22. Phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
- Điều 23. Phát triển điện năng lượng mới
- Điều 24. Cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 25. Tháo dỡ công trình thuộc dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 26. Quy định chung
- Điều 27. Khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 28. Chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 30. Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 32. Các trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 33. Miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 34. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 35. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 36. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 37. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 38. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 39. Phát triển các cấp độ thị trường điện cạnh tranh
- Điều 40. Đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 41. Mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 42. Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 43. Tạm ngừng, khôi phục hoạt động của thị trường điện giao ngay trong thị trường điện cạnh tranh các cấp độ
- Điều 44. Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện
- Điều 45. Hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện
- Điều 46. Mua bán điện với nước ngoài
- Điều 47. Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện
- Điều 48. Thanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện
- Điều 49. Ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện
- Điều 50. Giá điện
- Điều 51. Giá dịch vụ về điện
- Điều 52. Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện
- Điều 53. Nguyên tắc, yêu cầu trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia
- Điều 54. Quản lý nhu cầu điện
- Điều 55. Tiết kiệm trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện
- Điều 56. Đo đếm điện
- Điều 57. Bảo đảm chất lượng điện năng
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
- Điều 67. Bảo vệ an toàn công trình điện lực
- Điều 68. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực
- Điều 69. Quy định chung về an toàn điện
- Điều 70. Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện
- Điều 71. An toàn trong phát điện
- Điều 72. An toàn trong truyền tải điện, phân phối điện
- Điều 73. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất
- Điều 74. An toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ