Chương 4 Luật Điện lực 2024
Điều 30. Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện.
2. Tổ chức đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này được cấp giấy phép hoạt động điện lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Không cấp giấy phép hoạt động điện lực cho giai đoạn đầu tư. Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Giấy phép hoạt động điện lực được cấp cho tổ chức để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực.
5. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện được cấp cho tổ chức sở hữu nhà máy điện theo hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình.
6. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện được cấp theo phạm vi quản lý, vận hành lưới điện truyền tải cụ thể.
7. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện được cấp theo phạm vi quản lý, vận hành lưới điện phân phối cụ thể.
8. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn điện được cấp theo phạm vi bán điện cụ thể.
9. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện được cấp theo phạm vi bán điện cụ thể, trừ phạm vi do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho đơn vị khác. Khi chuyển sang giai đoạn vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện cấp cho tổ chức tham gia thị trường bán lẻ điện theo phạm vi của thị trường bán lẻ điện.
10. Trước giai đoạn vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện hoặc phân phối điện.
11. Giấy phép hoạt động điện lực cấp cho một hoặc nhiều tổ chức tham gia hoạt động cùng lĩnh vực cụ thể và phải đáp ứng quy định của Luật này, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có đội ngũ quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh và đội ngũ trực tiếp tham gia công tác vận hành đáp ứng về số lượng và điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Đối với lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có hạng mục công trình, công trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện và các quyết định điều chỉnh (nếu có); được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, đáp ứng điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình vào khai thác, sử dụng;
b) Có dự án, công trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được xây dựng, lắp đặt tuân thủ quy định của pháp luật về biển, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Có tài liệu quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực phát điện nhà máy thủy điện.
3. Đối với lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện, tổ chức được cấp giấy phép phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có phương án hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện phù hợp.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện đối với các lĩnh vực cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Điều 32. Các trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Cấp mới giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:
a) Cấp giấy phép lần đầu đối với hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình phát điện trong lĩnh vực phát điện;
b) Cấp giấy phép lần đầu đối với phạm vi cụ thể trong lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện;
c) Cấp mới giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp thay đổi phạm vi hoạt động, thông số kỹ thuật chính của công trình điện, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực của giấy phép đã cấp.
2. Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của tổ chức được cấp giấy phép khi có sự thay đổi một trong các nội dung của giấy phép hoạt động điện lực quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này hoặc giảm lĩnh vực hoạt động điện lực quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này;
b) Theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần bảo vệ lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế - xã hội, lợi ích công cộng;
c) Có sai sót về nội dung ghi trong giấy phép đã cấp.
3. Cấp lại giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có đề nghị của tổ chức được cấp giấy phép trong trường hợp giấy phép còn thời hạn bị mất, bị hỏng;
b) Khi giấy phép đã cấp còn thời hạn dưới 06 tháng hoặc hết hạn và có đề nghị của tổ chức được cấp giấy phép. Trong trường hợp này, các nội dung của giấy phép quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 34 của Luật này không thay đổi so với giấy phép đã cấp;
c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.
4. Giấy phép hoạt động điện lực được gia hạn theo đề nghị của tổ chức được cấp giấy phép trong trường hợp thời gian từ khi giấy phép hết hiệu lực đến thời điểm chuyển giao tài sản, công trình điện lực hoặc thời điểm dự án dừng hoạt động không quá 12 tháng. Giấy phép được gia hạn 01 lần và thời hạn của giấy phép được gia hạn không quá thời điểm chuyển giao tài sản, công trình điện lực hoặc thời điểm dự án dừng hoạt động.
5. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Điều 33. Miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
1. Các trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ;
b) Tổ chức hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Chính phủ;
c) Tổ chức kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn mức công suất theo quy định của Chính phủ từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;
d) Tổ chức hoạt động phát điện lên lưới điện quốc gia được miễn trừ giấy phép bán buôn điện;
đ) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện;
e) Hạng mục công trình, công trình xây dựng nguồn điện, lưới điện khẩn cấp quy định tại Điều 14 của Luật này được miễn giấy phép hoạt động điện lực trong thời gian 06 tháng kể từ thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng;
g) Hoạt động điện lực khác không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Tổ chức được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn và nghĩa vụ theo lĩnh vực hoạt động điện lực được quy định tại Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tổ chức hoạt động điện lực tại địa phương quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 34. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực
1. Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
3. Phạm vi hoạt động điện lực.
4. Thông số kỹ thuật chính của công trình điện, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực đối với lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.
5. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.
6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Điều 35. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
1. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực được cấp không được vượt quá thời hạn hoạt động của dự án, công trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.
2. Chính phủ quy định chi tiết thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực theo từng lĩnh vực hoạt động và trong từng trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của Luật này.
Điều 36. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức có nhu cầu ngừng hoạt động điện lực hoặc chuyển giao hoạt động điện lực đã được cấp giấy phép cho tổ chức khác;
b) Không bảo đảm điều kiện hoạt động điện lực được cấp giấy phép;
c) Không thực hiện đúng lĩnh vực hoạt động điện lực hoặc phạm vi hoạt động điện lực được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực;
d) Cho thuê, cho mượn giấy phép để hoạt động điện lực; tự ý sửa chữa nội dung giấy phép hoạt động điện lực;
đ) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
e) Không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi vi phạm quy định về giấy phép hoạt động điện lực và không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 37. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
3. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương ủy quyền cho đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực điện lực thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của Luật này.
4. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Luật Điện lực 2024
- Số hiệu: 61/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 30/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1531 đến số 1532
- Ngày hiệu lực: 01/02/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực
- Điều 7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện lực
- Điều 8. Ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển công nghiệp chế tạo trong lĩnh vực điện lực
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Điều 10. Quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện
- Điều 11. Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện
- Điều 12. Quy định chung về đầu tư xây dựng dự án điện lực
- Điều 13. Chủ trương đầu tư dự án điện lực
- Điều 14. Dự án, công trình điện lực khẩn cấp
- Điều 15. Quy định đặc thù đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực khẩn cấp
- Điều 16. Hợp đồng dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
- Điều 17. Phát triển điện ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Điều 18. Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực
- Điều 19. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực
- Điều 20. Quy định chung trong phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 21. Điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 22. Phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
- Điều 23. Phát triển điện năng lượng mới
- Điều 24. Cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 25. Tháo dỡ công trình thuộc dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
- Điều 26. Quy định chung
- Điều 27. Khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 28. Chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
- Điều 30. Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 32. Các trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 33. Miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 34. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 35. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 36. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 37. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 38. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 39. Phát triển các cấp độ thị trường điện cạnh tranh
- Điều 40. Đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 41. Mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 42. Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
- Điều 43. Tạm ngừng, khôi phục hoạt động của thị trường điện giao ngay trong thị trường điện cạnh tranh các cấp độ
- Điều 44. Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện
- Điều 45. Hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện
- Điều 46. Mua bán điện với nước ngoài
- Điều 47. Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện
- Điều 48. Thanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện
- Điều 49. Ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện
- Điều 50. Giá điện
- Điều 51. Giá dịch vụ về điện
- Điều 52. Căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện
- Điều 53. Nguyên tắc, yêu cầu trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia
- Điều 54. Quản lý nhu cầu điện
- Điều 55. Tiết kiệm trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện
- Điều 56. Đo đếm điện
- Điều 57. Bảo đảm chất lượng điện năng
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
- Điều 67. Bảo vệ an toàn công trình điện lực
- Điều 68. Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực
- Điều 69. Quy định chung về an toàn điện
- Điều 70. Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện
- Điều 71. An toàn trong phát điện
- Điều 72. An toàn trong truyền tải điện, phân phối điện
- Điều 73. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất
- Điều 74. An toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ