Điều 34 Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Điều 34. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật hoang dã bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB, hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA, thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại
2. Đối với lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm bảo quản, không để mất mát, hư hỏng và xử lý như sau:
a. Đối với động vật hoang dã bị thương, yếu có khả năng phục hồi thì giao trung tâm cứu hộ để chăm sóc phục hồi trước khi thả về môi trường thiên nhiên; đối với động vật hoang dã khoẻ mạnh thì tổ chức thả về môi trường thiên nhiên phù hợp sinh thái của loài.
Đối với tang vật là động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB, IIB bị thương, yếu, không có khả năng phục hồi để thả về môi trường thiên nhiên, hoặc tang vật là các sản phẩm của chúng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định biện pháp xử lý.
b. Trường hợp loài động vật hoang dã có khả năng gây nuôi sinh sản hoặc động vật hoang dã không thuộc loại quý hiếm mà chi phí tổ chức thả về môi trường thiên nhiên lớn thì tổ chức bán theo quy định của Uy ban nhân dân tỉnh.
c. Đối với các phương tiện chất lượng kém, quá thời hạn sử dụng, người có thẩm quyền xử phạt phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập biên bản để bán phế liệu hoặc tiêu huỷ.
d. Đối với tang vật, phương tiện không quy định tại khoản 1 hoặc các mục a, b, c khoản 2 của Điều này, tổ chức bán đấu giá trong vòng một tháng và theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền thu từ bán tang vật, phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tổ chức tiêu huỷ hoặc thả về môi trường thiên nhiên mà tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính và bán tang vật, phương tiện tịch thu không đủ chi phí thì được trích thêm từ quỹ chống chặt phá rừng và vận chuyển kinh doanh lâm sản trái phép.
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm không xử lý tịch thu, chủ lâm sản hoặc phương tiện phải thanh toán chi phí lưu kho, bến bãi, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Số hiệu: 139/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/06/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
- Điều 2. Các từ ngữ trong Nghị định này, dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Điều 6. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng:
- Điều 7. Vi phạm quy định về phá rừng:
- Điều 8. Vi phạm quy định về thiết kế và khai thác rừng:
- Điều 9. Vi phạm quy định về khai thác gỗ:
- Điều 10. Vi phạm quy định về khai thác củi, lâm sản khác:
- Điều 11. Vi phạm quy định về phát rừng để làm nương rẫy:
- Điều 12. Vi phạm quy định về chăn thả gia súc vào rừng:
- Điều 13. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Điều 14. Vi phạm quy định về phòng, trừ sâu bệnh hại rừng:
- Điều 15. Gây thiệt hại đất lâm nghiệp:
- Điều 16. Lấn chiếm trái phép, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích:
- Điều 17. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:
- Điều 18. Mua, bán, cất giữ trái phép gỗ, củi, lâm sản khác:
- Điều 19. Vận chuyển lâm sản trái phép:
- Điều 20. Vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác:
- Điều 21. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản:
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt hành chính của nhân viên và Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các cấp đối với mỗi hành vi vi phạm:
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp đối với mỗi hành vi vi phạm:
- Điều 24. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 25. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 26. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 27. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính:
- Điều 28. Lập biên bản vi phạm hành chính:
- Điều 29. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn:
- Điều 30. Quyết định xử phạt:
- Điều 31. Thu, nộp tiền phạt:
- Điều 32. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính:
- Điều 33. Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng theo quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 34. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
- Điều 35. Khiếu nại, tố cáo:
- Điều 36. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 37. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
- Điều 38. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì hướng dẫn để thực hiện thống nhất theo đúng quy định của pháp luật.
- Điều 39.