Chương 2 Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 6. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài thực vật, động vật hoang dã (gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, gây nổ, tiếng ồn...).
b. Xả rác, chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rừng;
2. Phạt tiền 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Mang vào rừng súc vật kéo, dụng cụ thủ công để săn bắt chim thú hoặc dụng cụ thủ công để khai thác lâm sản mà không được phép của chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Mang vào rừng chất dễ cháy, nổ; đốt lửa trong rừng đã có quy định cấm; hút thuốc lá, ném, xả tàn lửa vào rừng.
c. Phá hoại cảnh quan tự nhiên của khu rừng đặc dụng.
d. Phá hoại các biển báo, bảng hướng dẫn, bảng tên cây của khu rừng đặc dụng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học trái phép ở rừng đặc dụng.
b. Đưa trái phép vào rừng các phương tiện, dụng cụ cơ giới để khai thác, chế biến lâm sản.
4. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trường hợp gây thiệt hại đến rừng, lâm sản thì còn bị xử phạt theo Điều 7 hoặc
Điều 7. Vi phạm quy định về phá rừng:
1. Đối với rừng sản xuất:
a. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 2.000m2
b. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 2.000m2 đến 5.000m2
c. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 5.000m2 đến 10.000m2.
2. Đối với rừng phòng hộ:
a. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.500m2.
b. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.500m2 đến 4.000m2.
c. Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 4.000m2 đến 7.500m2.
3. Đối với rừng đặc dụng:
a. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.000m2.
b. Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.000m2 đến 2.500m2.
c. Phạt tiền từ 4.000 đồng/m2 đến 6.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 2.500m2 đến 5.000m2.
4. Trường hợp phá trái phép vào rừng giống, rừng nghiên cứu thực nghiệm theo quy hoạch của Nhà nước thì xử lý như quy định đối với rừng đặc dụng.
5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị:
a. Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính.
b. Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
Điều 8. Vi phạm quy định về thiết kế và khai thác rừng:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người thiết kế khi tổng khối lượng khai thác những cây bài chặt trong lô lớn hơn 15% so với khối lượng thiết kế khai thác.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người thiết kế khi có hành vi vi phạm sau đây:
a. Xác định không đúng diện tích khai thác theo lô.
b. Tổng khối lượng khai thác những cây bài chặt lớn hơn từ trên 15% so với khối lượng thiết kế khai thác theo lô.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm công tác thiết kế khai thác rừng trong thời hạn 02 năm.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người khai thác khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Không phát luỗng dây leo trước khi chặt hạ.
b. Không chặt đến 10% so với tổng số cây bài chặt trong lô.
c. Không chấp hành kiến nghị của Đoàn nghiệm thu sau hoàn thành khai thác như: không vệ sinh rừng sau khi khai thác; không sửa gốc chặt những cây có khả năng tái sinh chồi, gốc chặt để cao quá mức quy định.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người khai thác không chặt trên 10% so với tổng số cây bài chặt trong lô.
5. Trường hợp chặt không đúng lô thiết kế hoặc cây không bài chặt thì xử lý như khai thác trái phép quy định tại
Điều 9. Vi phạm quy định về khai thác gỗ:
1. Khai thác trái phép gỗ ở rừng sản xuất:
a. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII:
Phạt tiền từ 500.000 đồng/m3 đến 700.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 6m3.
Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 6m3 đến 15m3.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 15m3 đến 20m3.
b. Đối với gỗ từ nhóm I đến nhóm III:
Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.1000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 4m3
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 4m3 đến 10m3.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 10m3 đến 15m3.
c. Đối với gỗ quý hiếm nhóm IIA:
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 3m3.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 6m3.
Phạt tiền từ 2.500.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 6m3 đến l0m3.
2. Khai thác gỗ trái phép ở rừng phòng hộ:
a. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII:
Phạt tiền từ 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 5m3.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 5m3 đến l0m3.
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 10m3 đến 15m3.
b. Đối với gỗ từ nhóm I đến nhóm III:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 3m3.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 7m3.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 7m3 đến l0m3.
c. Đối với gỗ quý hiếm nhóm IIA:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 2m3.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 2m3 đến 4m3.
Phạt tiền từ 3.500.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 4m3 đến 7,5m3.
3. Khai thác gỗ trái phép ở rừng đặc dụng :
a. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 3m3.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 7m3.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 7m3 đến l0m3.
b. Đối với gỗ từ nhóm I đến nhóm III:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 2m3.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 3.500.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 2m3 đến 4m3.
Phạt tiền từ 3.500.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 4m3 đến 7,5m3.
c. Đối với gỗ quý hiếm nhóm IIA:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng/m3 đến 4.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép đến 1,5m3.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng/m3 đến 5.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 1,5m3 đến 3m3.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng/m3 đến 6.000.000 đồng/m3 khi khai thác trái phép từ trên 3m3 đến 5m3.
4. Trường hợp khai thác tận dụng hoặc tận thu hoặc trục vớt gỗ chìm ở sông, hồ khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tuỳ từng trường hợp cụ thể áp dụng quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này để xử lý, mức phạt bằng một phần hai mức phạt quy định trên. Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tận dụng, tận thu nhưng không thực hiện theo đúng giấy phép, gây thiệt hại đến rừng thì tùy theo mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này.
5. Trường hợp khai thác trái phép vào rừng cây còn non không tính được khối lượng thì đo diện tích bị chặt phá và xử lý theo quy định tại
6. Trường hợp khai thác trái phép cây trồng phân tán hoặc cây trồng tập trung nhưng không đủ tiêu chuẩn nghiệm thu thì áp dụng quy định tại khoản 1 của Điều này (đối với cây tính được khối lượng) hoặc khoản 2 của Điều 12 (đối với cây còn non không tính được khối lượng) để xử lý.
7. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này ngoài việc bị phạt tiền còn bị:
a. Tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.
b. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác.
c. Buộc trồng lại hoặc chịu chi phí trồng lại cây phân tán.
Điều 10. Vi phạm quy định về khai thác củi, lâm sản khác:
1. Đối với rừng sản xuất.
a. Khai thác củi trái phép:
Phạt tiền từ 100.000 đồng/ste đến 200.000 đồng/ste khi khai thác đến 20 ste;
Phạt tiền từ 200.000 đồng/ste đến 400.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 20 ste đến 30 ste;
Phạt tiền từ 400.000 đồng/ste đến 600.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 30 ste dấn 50 ste.
b. Khai thác lâm sản khác trái phép:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường;
Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.
2. Đối với rừng phòng hộ:
a. Khai thác củi trái phép:
Phạt tiền từ 200.000 đồng/ste đến 300.000 đồng/ste khi khai thác đến 15 ste củi.
Phạt tiền từ 300.000 đồng/ste đến 500.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 15 ste đến 25 ste.
Phạt tiền từ 500.000 đồng/ste đến 750.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 25 ste đến 40 ste.
b. Khai thác lâm sản khác trái phép:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường.
Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.
3. Đối với rừng đặc dụng:
a. Khai thác củi trái phép:
Phạt tiền từ 300.000 đồng/ste đến 400.000 đồng/ste khi khai thác đến 10 ste củi.
Phạt tiền từ 400.000 dồng/ste đến 700.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 10 ste đến 20 ste.
Phạt tiền từ 700.000 đồng/ste đến 1.000.000 đồng/ste khi khai thác từ trên 20 ste đến 30 ste.
b. Khai thác lâm sản khác trái phép:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.
4. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài việc bị phạt tiền còn bị:
a. Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính.
b. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác.
c. Buộc phá bỏ hoặc chịu chi phí phá bỏ lò hầm than, tạo nguyên trạng địa hình rừng.
Điều 11. Vi phạm quy định về phát rừng để làm nương rẫy:
1. Đối với rừng sản xuất:
a. Phạt tiền từ 600 đồng/m2 đến 1.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 5.000m2
b. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 5.000m2 đến 10.000m2.
2. Đối với rừng phòng hộ:
a. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 4.000m2;
b. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 4.000m2 đến 7.500m2;
3. Đối với rừng đặc dụng:
a. Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại đến 2.500m2.
b. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 nếu gây thiệt hại từ trên 2.500m2 đến 5.000m2.
4. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị:
a. Tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.
b. Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
Điều 12. Vi phạm quy định về chăn thả gia súc vào rừng:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng khi chăn thả gia súc vào rừng mới dặm cây con, rừng mới trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc mà chưa gây thiệt hại hoặc để gia súc dẫm gẫy cây nhổ cây hoặc ăn cụt ngọn đến 25 cây.
2. Phạt tiền từ 4.000 đồng/cây đến 6.000 đồng/cây nếu để gia súc dẫm gẫy cây, nhổ cây hoặc ăn cụt ngọn trên 25 cây.
3. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí để trồng lại rừng.
Điều 13. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đống đến 5.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Khi trồng rừng tập trung các loài cây dễ cháy mà không có công trình phòng cháy.
b. Trong mùa khô hanh không tổ chức canh gác rừng để xảy ra cháy rừng trên diện tích rừng do mình quản lý.
c. Tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh.
2. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây cháy rừng sản xuất đến 10.000 m2.
3. Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 dấn 4.000 đồng/m2 khi gây cháy rừng phòng hộ đến 7.500 m2.
4. Phạt tiền từ 4.000 đồng/m2 đến 6.000 đồng/m2 khi gây cháy rừng đặc dụng đến 5.000 m2.
5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị:
a. Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
b. Bồi thường chi phí chữa cháy rừng.
Điều 14. Vi phạm quy định về phòng, trừ sâu bệnh hại rừng:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng khi chủ rừng không thực hiện một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi sử dựng thuốc trừ sâu bệnh hại rừng không đúng trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc mang các loài cây đã nhiễm sâu, bệnh từ nơi khác về trồng làm lây lan sâu bệnh ở địa phương.
3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi chủ rừng chậm phát hiện và xử lý để sâu, bệnh phát dịch trên diện tích từ 5 ha rừng trở lên.
4. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị:
a. Tịch thu thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trái phép.
b. Buộc khắc phục hậu quả hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả do sâu, bệnh gây ra.
Điều 15. Gây thiệt hại đất lâm nghiệp:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, san ủi, nổ mìn trái phép vì bất kỳ mục đích gì.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đào đắp trái phép, ngăn nguồn sinh thuỷ để nuôi trồng thuỷ sản.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: xả chất độc hại, chôn vùi chất độc hại, để chất độc hại, để dầu loang vào đất lâm nghiệp.
4. Nếu gây mất rừng hoặc thiệt hại cây rừng thì tùy theo mức độ thiệt hại còn bị xử lý theo quy định tại các
5. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị:
a. Tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.
b. Buộc san ủi khôi phục lại tình trạng ban đầu, khắc phục ô nhiễm hoặc chịu chi phí để san ủi, khắc phục ô nhiễm.
Điều 16. Lấn chiếm trái phép, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích:
1. Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 khi lấn chiếm trái phép hoặc sử dụng sai mục đích đến 10.000m2 đất quy hoạch rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ xung yếu.
2. Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi lấn chiếm trái phép hoặc sử dụng sai mục đích đến 5.000m2 rừng phòng hộ rất xung yếu hoặc rừng đặc dụng.
3. Người vi phạm quy định tại điều này, nếu còn gây thiệt hại đến rừng, lâm sản hoặc đất lâm nghiệp thì tùy từng trường hợp cụ thể còn bị xử lý theo quy định tại các
4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị:
a. Tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm.
b. Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
c. Buộc tháo dỡ hoặc chịu chi phí tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp.
Điều 17. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Săn bắt động vật hoang dã trong mùa sinh sản.
b. Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm.
c. Săn bắt động vật hoang dã trong rừng đặc dụng.
d. Quảng cáo việc kinh doanh động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên và sản phẩm của chúng.
2. Đối với động vật hoang dã thông thường:
a. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm đến 2.000.000 đồng.
b. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.
3. Đối với động vật hoang dã quý hiếm nhóm IIB.
a. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm đến 1.000.000 đồng.
b. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm, khi giá trị tang vật là động vật hoang dã bị vi phạm từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Người có hành vi vi phạm quy định tại điều này ngoài việc bị phạt tiền còn bị:
a. Tước Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật hoang dã, Giấy phép hành nghề kinh doanh nhà hàng khách sạn.
b. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
c. Buộc khắc phục hoặc chịu chi phí khắc phục tình trạng ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 18. Mua, bán, cất giữ trái phép gỗ, củi, lâm sản khác:
Hành vi mua, bán, cất giữ gỗ hoặc lâm sản khác không có chứng từ hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai chủng loại hoặc sai số lượng hoặc sai quy cách hoặc khối lượng (theo tỷ lệ quy định, sau đây gọi tắt là sai so với chứng từ) so với chứng từ, bị xử phạt như sau:
1. Đối với gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII :
a. Phạt tiền 500.000 đồng/m3 đến 700.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 6m3.
b. Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 6m3 đến 15m3.
c. Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 15m3 đến 20m3.
2. Đối với gỗ rừng tự nhiên từ nhóm I đến nhóm III:
a. Phạt tiền 700.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 4m3.
b. Phạt tiền 1.000.000 đồng/m3 đến 1.500.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 4m3 đến 10m3 .
c. Phạt tiền 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên l0m3 đến 15m3.
3. Đối với gỗ rừng tự nhiên thuộc loại quý hiếm nhóm IIA:
a. Phạt tiền 1.500.000 đồng/m3 đến 2.000.000 đồng/m3 khi vi phạm đến 3m3.
b. Phạt tiền 2.000.000 đống/m3 đến 2.500.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 3m3 đến 6m3.
c. Phạt tiền 2.500.000 đồng/m3 đến 3.000.000 đồng/m3 khi vi phạm từ trên 6m3 đến 10m3.
4. Phạt tiền từ 80.000 đồng/ste đến 100.000 đồng/ste đối với củi từ rừng tự nhiên.
5 . Đối với lâm sản khác:
a. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại thông thường.
b. Phạt tiền từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng tương ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác loại quý hiếm nhóm IIA.
6. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị tịch thu gỗ, củi và lâm sản khác theo quy định tại
Điều 19. Vận chuyển lâm sản trái phép:
Hành vi của người điều khiển phương tiện và chủ lâm sản sử dụng phương tiện đó vào việc vận chuyển lâm sản không có chứng từ hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai so với chứng từ, bị xử phạt như sau:
1. Đối với người điều khiển phương tiện:
a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng khi sử dụng phương tiện thô sơ, xe súc vật kéo vi phạm hành chính trong vận chuyển lâm sản.
b. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển các loại phương tiện là xe công nông, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, xe gắn máy, thuyền, bè hoặc các phương tiện vận chuyển khác khi vận chuyển lâm sản qua Hạt, Trạm Phúc kiểm lâm sản không dừng lại để kiểm tra theo quy định của pháp luật.
c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi sử dụng phương tiện là xe công nông, ô tô, tàu hoả, tầu thuỷ, xe gắn máy, thuyền, bè hoặc các phương tiện vận chuyển khác vi phạm hành chính trong vận chuyển lâm sản (trừ loại phương tiện quy định tại mục a khoản này).
d. Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi phương tiện sử dụng vận chuyển trái phép lâm sản quy định tại mục c khoản này có thêm một trong các vi phạm sau: sử dụng biển số giả; làm xe hai ngăn, hai đáy; sử dụng xe ô tô con, xe ô tô chở khách, xe ô tô chuyên dụng hoặc lợi dụng chở hàng hoá khác để cất giấu lâm sản.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển trái phép lâm sản nếu không chỉ ra được chủ lâm sản thì còn bị xử lý với vai trò chủ lâm sản theo quy định tại khoản 3 của điều này.
3. Đối với chủ lâm sản: xử phạt như quy định tại khoản 2, 3 của Điều 17 (đối với động vật hoang dã) và Điều 18 (đối với gỗ, củi và lâm sản khác) của Nghị định này.
4. Người vi phạm quy định tại điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị xử phạt sau đây:
a. Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã thông thường, Giấy phép vận chuyển đặc biệt; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
b. Tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính theo quy định tại
c. Buộc chịu chi phí cứu hộ hoặc tiêu huỷ đối với động vật hoang dã bị thương hoặc bị chết, chi phí thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.
d. Buộc đưa hành khách đến bến hoặc chịu chi phí đưa hành khách đến bến khi sử dụng xe đang chở khách để vận chuyển trái phép lâm sản bị tạm giữ để xử lý.
Điều 20. Vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác:
Hành vi chế biến gỗ và các lâm sản khác của chủ cơ sở gia công chế biến gỗ và lâm sản không có chứng từ khai thác và mua bán hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai so với chứng từ, bị xử phạt:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ cơ sở chế biến gỗ, lâm sản khác không có Giấy đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền chủ cơ sở khi gia công, chế biến gỗ, lâm sản khác cho người khác nhưng gỗ, lâm sản đó không có chứng từ hợp pháp hoặc có chứng từ hợp pháp nhưng sai so với chứng từ.
a. Phạt tiền từ 200.000 đồng/m3 đến 300.000 đồng/m3 khi gia công, chế biến gỗ thông thường nhóm IV đến nhóm VIII;
b. Phạt tiền từ 300.000 đồng/m3 đến 500.000 đồng/m3 khi gia công, chế biến gỗ thông thường nhóm I đến nhóm III;
c. Phạt tiền từ 500.000 đồng/m3 đến 1.000.000 đồng/m3 khi gia công, chế biến gỗ quý hiếm nhóm IIA;
d. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng tương ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản khác.
3. Trường hợp chủ cơ sở gia công, chế biến không chứng minh được chủ lâm sản thì bị xử lý với vai trò chủ lâm sản theo quy định tại
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn có thể bị tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
Điều 21. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ cơ sở kinh doanh mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng/m3 đến 200.000 đồng/m3, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, cất giữ gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng thiếu thủ tục, giấy tờ theo quy định.
Phạt tiền từ 30.000 đồng/m3 đến 50.000 đồng/m3, nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng nếu là gỗ rừng trồng, gỗ vườn có nguồn gốc hợp pháp nhưng thiếu thủ tục theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng ứng với 100.000 đồng giá trị lâm sản, nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, cất giữ lâm sản khác, động vật hoang dã do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp nhưng thiếu thủ tục, giấy tờ quy định.
Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Số hiệu: 139/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/06/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
- Điều 2. Các từ ngữ trong Nghị định này, dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Điều 6. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng:
- Điều 7. Vi phạm quy định về phá rừng:
- Điều 8. Vi phạm quy định về thiết kế và khai thác rừng:
- Điều 9. Vi phạm quy định về khai thác gỗ:
- Điều 10. Vi phạm quy định về khai thác củi, lâm sản khác:
- Điều 11. Vi phạm quy định về phát rừng để làm nương rẫy:
- Điều 12. Vi phạm quy định về chăn thả gia súc vào rừng:
- Điều 13. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Điều 14. Vi phạm quy định về phòng, trừ sâu bệnh hại rừng:
- Điều 15. Gây thiệt hại đất lâm nghiệp:
- Điều 16. Lấn chiếm trái phép, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích:
- Điều 17. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:
- Điều 18. Mua, bán, cất giữ trái phép gỗ, củi, lâm sản khác:
- Điều 19. Vận chuyển lâm sản trái phép:
- Điều 20. Vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác:
- Điều 21. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản:
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt hành chính của nhân viên và Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các cấp đối với mỗi hành vi vi phạm:
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp đối với mỗi hành vi vi phạm:
- Điều 24. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 25. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 26. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 27. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính:
- Điều 28. Lập biên bản vi phạm hành chính:
- Điều 29. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn:
- Điều 30. Quyết định xử phạt:
- Điều 31. Thu, nộp tiền phạt:
- Điều 32. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính:
- Điều 33. Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng theo quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 34. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
- Điều 35. Khiếu nại, tố cáo:
- Điều 36. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 37. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
- Điều 38. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì hướng dẫn để thực hiện thống nhất theo đúng quy định của pháp luật.
- Điều 39.