NÔNG SẢN THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ - PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nước
Quyết định ban hành số 643/QĐ ngày 28 tháng 11 năm 1990
NÔNG SẢN THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ - PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Agricultural food products. Determination of crude fibre content. General method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp quy ước để xác định hàm lượng xơ thô trong nông sản thực phẩm.
Phương pháp này nhằm mục đích áp dụng chung, tuy nhiên nếu thấy cần thiết, trong một số trường hợp riêng biệt nào đó có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp hơn, đặc biệt trong trường hợp sản phẩm là men hoặc có hàm lượng xơ thô thấp hơn 1% thì nên dùng phương pháp đã được mô tả trong TCVN 4998-89 (ISO 6541-1981).
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 5498-1981.
Hàm lượng xơ thô: về quy ước là tất cả các chất không bị hoà tan và bị đốt cháy trong điều kiện thử mô tả trong tiêu chuẩn này. Hàm lượng xơ thô tính bằng phần trăm khối lượng của sản phẩm khi giao nhận hoặc theo hàm lượng chất khô của sản phẩm.
Sau khi nghiền và khử chất béo, đun sôi mẫu trong dung dịch axit sunfuric ở nồng độ chuẩn, tiến hành tách và rửa cặn không hoà tan.
Đun sôi tiếp cặn còn lại với dung dịch natri hydroxit ở nồng độ chuẩn, sau đó tiến hành tách, rửa, làm khô và cân cặn không tan còn lại, tiến hành xác định.
Tất cả hoá chất dùng để thử phải đảm bảo độ tinh khiết phân tích, nước dùng để phân tích là nước cất hoặc ít nhất là nước có độ sạch tương đương.
3.1 Axit sunfuric, nồng độ thể tích tiêu chuẩn
c(1/2 H2SO4) = 0,255 ± 0,005 mol/l (tương đương với 12,5 g axit sunfuric trong 1l dung dịch).
3.2 Natri hydroxit, nồng độ thể tích tiêu chuẩn
c(NaOH) = 0,313 ± 0,005 mol/l (tương đương với 12,5 g natri hydroxit trong 1 lit dung dịch). Dung dịch phải được loại sạch cacbonat.
3.3 Axêtôn, hoặc 95% (thể tích/thể tích) étanol, hoặc métanol hoặc propan-2-ol.
3.4 Dung môi chiết xuất
n – hexan kỹ thuật hoặc xăng trắng (có điểm sôi nằm trong khoảng 40-600C) hoặc một dung môi khác hoặc một hỗn hợp các dung môi phù hợp hơn cho quá trình chiết xuất các chất béo có trong sản phẩm được phân tích.
3.5 Axit clohydric 0,5 mol/l (dùng trong trường hợp mẫu giầu cácbônát – xem 8.1).
3.6 Chất trợ lọc (dùng trong trường hợp sử dụng kỹ thuật tách được mô tả trong điều B2 hoặc B3 phụ lục B).
3.7 Tác nhân chống sinh bọt, nếu cần, nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả thử.
3.8 Tác nhân chống sôi, trào, nếu cần, bền vững dưới sự tác động của các điều kiện thử và đảm bảo không ảnh hưởng tới kết quả thử.
Các dụng cụ thí nghiệm thông thường và
4.1 Cối xay – dễ lau chùi, phù hợp với trạng thái tự nhiên của sản phẩm, khi xay không sinh nhiệt quá mức cho phép hoặc có thể làm biến đổi một cách đáng kể hàm lượng ẩm của mẫu.
4.2 Rây lưới kim loại có kích thước mắt 1mm, phù hợp với yêu cầu của ISO 3310/1.
4.3 Tủ sấy – có thể điều chỉnh nhiệt độ 130 ± 20C.
4.4 Bình rộng miệng với một ống ngưng lạnh, chẳng hạn một bình có dung tích ít nhất 600ml lắp với một ống ngưng tụ hồi lưu, hoặc một cốc đun miệng không có mỏ (miệng tròn không có máng rót) dung tích 600ml, trên là một
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5140:1990 (CAC/PR6-1984)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5141:1990 (CAC/ PR7 - 1984)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5138:1990 về nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – phân loại để phân tích dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 604:2004 về nông sản thực phẩm - Xác định hàm lượng axit xyanhyđric bằng phương pháp chuẩn độ
- 6Tiêu chuẩn ngành 10TCN 849:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12222:2018 (IEC 60619:1993 With Amendment 1:1995 and Amendment 2:2004) về Thiết bị sơ chế thực phẩm hoạt động bằng điện - Phương pháp đo tính năng
- 1Quyết định 2918/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5140:1990 (CAC/PR6-1984)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5141:1990 (CAC/ PR7 - 1984)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5138:1990 về nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – phân loại để phân tích dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 604:2004 về nông sản thực phẩm - Xác định hàm lượng axit xyanhyđric bằng phương pháp chuẩn độ
- 7Tiêu chuẩn ngành 10TCN 849:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng chất béo thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4998:1989 (ISO 6541:1981) về Nông sản thực phẩm - Xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp Scharrer cải tiến chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12222:2018 (IEC 60619:1993 With Amendment 1:1995 and Amendment 2:2004) về Thiết bị sơ chế thực phẩm hoạt động bằng điện - Phương pháp đo tính năng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5103:1990 ( ISO 5498-1981) về nông sản thực phẩm - xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp chung do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5103:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 28/11/1990
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực