Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
SỮA VÀ SỮA BỘT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG IOĐUA
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Milk and dried milk – Determination of iodide content
Method using high-performance liquid chromatography
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 7080: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 14378 : 2000;
TCVN 7080: 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Cảnh báo – Khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các chất liệu, thiết bị và các thao tác nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an toàn khi sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định hàm lượng iođua khi có mặt ở các mức tương ứng 0,03 mg/g đến 1 mg/g và 0,3 mm/g đến 10,0 mg/g trong sữa nguyên chất thanh trùng và sữa bột gầy.
Chú thích 1 – Phương pháp này được nghiên cứu cộng tác trên các mẫu sữa nguyên chất dạng lỏng và sữa bột gầy. Phương pháp này có thể áp dụng được cho sữa gầy hoặc sữa bột tách một phần chất béo giống như sữa bột nguyên chất.
Chú thích 2 – Phương pháp này dùng để định lượng iođua tự do (dạng ion). Tuy nhiên, tổng hàm lượng iođua của sữa tươi và sữa bột chất lượng tốt, không có sự phát triển của vi sinh vật, có thể chứa từ 5% đến 10% khối lượng iođua liên kết hữu cơ. Hàm lượng iođua liên kết hữu cơ có thể nhiều hơn trong sữa đã bị giảm chất lượng do vi khuẩn phát triển.
TCVN 4851-89 (ISO 3696) Nước dùng để phân tích trong phòng thử nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
3.1. Hàm lượng iođua của sữa nguyên chất thanh trùng hoặc sữa bột gầy (iodide content of pasteurized whole milk or dried milk): Phần khối lượng của các chất xác định bằng qui trình quy định trong tiêu chuẩn này.
Chú thích – Hàm lượng iođua thường được biểu thị bằng microgram trên gam.
Pha loãng phần mẫu thử bằng nước. Lọc qua màng lọc xén mép 25000 D để loại bỏ chất không tan và chất có khối lượng phân tử cao. Các ion iođua được tách bằng cặp ion pha đảo HPLC có detector điện hóa và một điện cực bằng bạc làm việc ở 0 mV đến 50mV. Hàm lượng iođua được tính bằng cách dùng đường chuẩn.
Chỉ sử dụng thuốc thử đạt chất lượng tinh khiết phân tích, hoặc loại HPLC đặc biệt, nếu phù hợp.
5.1. Nước, phù hợp với nước loại 2 của TCVN 4851 – 89 (ISO 3696)
5.2. Dung dịch tiêu chuẩn iođua
Cảnh báo – các dung dịch iođua không bền khi tiếp xúc với ánh sáng vì thế cần được bảo vệ tránh ánh sáng.
5.2.1 Dung dịch gốc iođua, tương đương với 100mg iođua trên lít.
Hòa tan 130,8mg kali iođua (KI) trong nước đựng trong bình định mức 1 000 ml (6.2). Pha loãng bằng nước đến vạch và lắc đều.
Dung dịch gốc iođua có thể giữ trong vòng 1 tháng nếu được bảo quản trong bóng tối ở nhiệt độ phòng.
5.2.2. Dung dịch tiêu chuẩn làm việc iođua, có nồng độ tương đương 20mg, 50mg, 150 mg và 250 mg của iođua trong 1 lít.
Dùng pipet lấy 20ml, 50ml, 150 ml, và 250 ml dung dịch gốc iođua (5.2.1) cho vào trong bốn bình định mức 100ml riêng biệt (6.2). Pha loãng dung dịch trong các bình bằng nước vạch và lắc.
Các dung dịch tiêu chuẩn làm việc iođua có thể giữ được trong vòng một tuần nếu bảo quản nơi tối và ở nhiệt độ phòng.
5.3. Axetonitril (CH3CN), loại dùng cho HPLC.
5.4. Hexadexyltrimetylamoni clorua [CH3(CH2)15N(CH<
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7086:2002 (ISO 5738 : 1980) về sữa và sản phẩm sữa – xác định hàm lượng đồng – phương pháp chuẩn đo quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7085:2002 (ISO 5764 : 1987) về sữa – xác định điểm đóng băng – phương pháp sử dụng dụng cụ đo nhiệt độ đông lạnh bằng điện trở nhiệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7084:2002 (ISO 1736 : 2000) về sữa bột và sản phẩm sữa bột – xác định hàm lượng chất béo – phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6836:2001 (ISO 8069 : 1986) về sữa bột - xác định hàm lượng axit lactic và lactat - phương pháp enzym
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4622:1994 về sữa bột và sữa đặc có đường - phương pháp vô cơ hóa mẫu để xác định chì (Pb) và asen (As)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5780:1994 (ISO 6634 – 82) về sữa bột và sữa đặc có đường - phương pháp xác định hàm lượng asen (As) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6685:2000 (ISO 14501 : 1998) về sữa và sữa bột - xác định hàm lượng aflatoxin M1 - làm sạch bằng sắc ký chọn lọc và xác định bằng sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 20/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 2219/QĐ-BKHCN năm 2010 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7086:2002 (ISO 5738 : 1980) về sữa và sản phẩm sữa – xác định hàm lượng đồng – phương pháp chuẩn đo quang do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7085:2002 (ISO 5764 : 1987) về sữa – xác định điểm đóng băng – phương pháp sử dụng dụng cụ đo nhiệt độ đông lạnh bằng điện trở nhiệt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7084:2002 (ISO 1736 : 2000) về sữa bột và sản phẩm sữa bột – xác định hàm lượng chất béo – phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6836:2001 (ISO 8069 : 1986) về sữa bột - xác định hàm lượng axit lactic và lactat - phương pháp enzym
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4622:1994 về sữa bột và sữa đặc có đường - phương pháp vô cơ hóa mẫu để xác định chì (Pb) và asen (As)
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5780:1994 (ISO 6634 – 82) về sữa bột và sữa đặc có đường - phương pháp xác định hàm lượng asen (As) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6685:2000 (ISO 14501 : 1998) về sữa và sữa bột - xác định hàm lượng aflatoxin M1 - làm sạch bằng sắc ký chọn lọc và xác định bằng sắc ký lỏng hiệu nâng cao (HPLC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7080:2010 (ISO 14378:2009/IDF 167:2009) về Sữa và sữa bột – Xác định hàm lượng iodua – Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7080:2002 (ISO 14378 : 2000) về sữa và sữa bột – xác định hàm lượng iođua – phương pháp sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7080:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra