Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA – HƯỚNG DẪN LẤY MẪU
Milk and milk products – Guidance on sampling
Lời nói đầu
TCVN 6400 : 1998 hoàn toàn tương đương với ISO 707 : 1997 (E)
TCVN 6400 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp lấy mẫu sữa và các sản phẩm sữa để phân tích vi sinh vật, phân tích lý, hóa và phân tích cảm quan, nhưng không sử dụng để lấy mẫu sữa ở nông trại, từ các động vật riêng lẻ và lấy mẫu nằm trong kế hoạch kiểm tra chất lượng phải trả tiền. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lựa chọn số đơn vị theo thỏa thuận, cũng không áp dụng cho các thao tác tiếp theo trong phòng thí nghiệm.
Chú thích – Số lượng đơn vị chọn để lấy mẫu kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ xác định theo TCVN 6266 : 1997 (ISO 5538 : 1987). Lấy mẫu kiểm tra định lượng xác định theo TCVN 6267 : 1997 (ISO 8197 : 1988).
ISO 78-2 Hóa học – Cách trình bày tiêu chuẩn – Phần 2: Các phương pháp phân tích hóa học.
ISO 7002:1986 Nông sản thực phẩm – Sơ đồ trình bày phương pháp chuẩn cho việc lấy mẫu theo lô.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa trong ISO 7002 và định nghĩa sau đây:
3.1 Mẫu thí nghiệm: Mẫu được chuẩn bị để gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra hay thử nghiệm.
Đối với việc lấy mẫu thường xuyên không cần thiết phải áp dụng các hướng dẫn dưới đây:
Các bên liên quan hoặc các đại diện của họ cần có mặt trong khi tiến hành lấy mẫu.
Khi có yêu cầu đặc biệt cho việc lấy mẫu và/ hoặc phát sinh từ các phân tích riêng biệt, thì phải tuân theo các yêu cầu đó.
4.1 Nhân viên lấy mẫu
Việc lấy mẫu phải do một người được ủy quyền đã được đào tạo tốt về kỹ thuật tương ứng thực hiện. Người đó không được mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào. Việc lấy mẫu để kiểm tra vi sinh luôn luôn phải do 1 nhân viên có kinh nghiệm trong kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra vi sinh thực hiện.
4.2 Niêm phong và ghi nhãn mẫu
Các mẫu phải được niêm phong (trong trường hợp yêu cầu pháp lý hoặc có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan) và phải được dán nhãn thể hiện toàn bộ thông tin nhận biết về sản phẩm, bản chất của sản phẩm và tối thiểu là số mã hóa tên và chữ ký (hoặc viết tắt tên) của người chịu trách nhiệm lấy mẫu. Nếu cần, phải ghi kèm các thông tin bổ sung như: mục đích lấy mẫu, khối lượng hoặc thể tích của mẫu, đơn vị mà từ đó mẫu được lấy ra và trạng thái của sản phẩm và các điều kiện bảo quản ở thời điểm lấy mẫu.
4.3 Mẫu lặp
Mẫu sẽ được lấy song hành, hoặc nhiều lần trong trường hợp có yêu cầu pháp lý, hoặc theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Nên lấy bổ sung một lượng mẫu và giữ lại để làm trọng tài, nếu có sự đồng ý của các bên liên quan.
4.4 Chuẩn bị báo cáo lấy mẫu
Các mẫu phải có kèm 1 bản báo cáo đã được người lấy mẫu được ủy quyền ký hoặc ghi họ tên và được các nhân chứng có mặt cùng ký, tùy theo mức độ cần thiết, hoặc do các bên liên quan thỏa thuận. Bản báo cáo phải có các điểm đặc biệt sau đây:
a) địa điểm, ngày và thời gian lấy mẫu (chỉ cần ghi thời gian lấy mẫu khi các bên liên quan thỏa thuận);
b) tên và chữ ký của người lấy mẫu và của các nhân chứng;
c) phương pháp lấy mẫu cụ thể, nếu như nó khác với hướng dẫn nêu trong tiêu chuẩn này;
d) trạng thái và số đơn vị lập mẫu, gửi cùng với ký mã hiệu sản xuất của chúng, nếu có;
e) số để nhận biết và ký mã hiệu sản xuất của lô mà mẫu được lấy ra;
f) số các mẫu được đánh số chính xác theo lô mà mẫu được lấy ra;
g) nếu cần, ghi địa chỉ mà mẫu sẽ được g
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5531:1991 (ST SEV 1745-79) về sản phẩm sữa - kỹ thuật lấy mẫu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5535:1991 (ST SEV 823 - 77) về sữa đặc có đường - xác định hàm lượng sacaroza
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6402:1998 (ISO 6785 : 1985 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – phát hiện salmonella phương pháp chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6262-2:1997 (ISO 5541 – 2 : 1986 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa - định lượng coliform do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-2:2010/BYT về các sản phẩm sữa dạng bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 2822/QĐ-BKHCN năm 2010 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5531:1991 (ST SEV 1745-79) về sản phẩm sữa - kỹ thuật lấy mẫu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5535:1991 (ST SEV 823 - 77) về sữa đặc có đường - xác định hàm lượng sacaroza
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6402:1998 (ISO 6785 : 1985 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – phát hiện salmonella phương pháp chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6262-2:1997 (ISO 5541 – 2 : 1986 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa - định lượng coliform do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 5-2:2010/BYT về các sản phẩm sữa dạng bột do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008/IDF 50:2008) về Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6400:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra