Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4314 : 2003

VỮA XÂY DỰNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Motar for masonry - Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa sử dụng chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại vữa đặc biệt, như: vữa chịu axit, vữa chống phóng xạ, vữa xi măng – polyme, vữa không co ngót, …

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 1770 : 1996 Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 2231 : 1989 Vôi canxi cho xây dựng.

TCVN 2682 : 1999 Xi măng poóclăng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 3121 : 2003 (các phần) Vữa xây dựng – Các phương pháp thử.

TCVN 4033 : 1995 Xi măng poóclăng puzolan - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4506 : 1987 Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 5691 : 2000 Xi măng poóclăng trắng.

TCVN 6067 : 1995 Xi măng poóclăng bền sunphát - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6260 : 1997 XI măng poóclăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.

3. Quy định chung

3.1 Định nghĩa

Một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1.1 Vữa tươi (hỗn hợp vữa) (fresh mortar): là hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ và nước, có thể hoặc không có phụ gia.

3.1.2 Vữa khô trộn sẵn (premixed dry mortar): là hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ, có hoặc không có phụ gia, được trộn sẵn ở trạng thái khô tại các cơ sở sản xuất.

3.1.3 Vữa đóng rắn (hardened mortar): là trạng thái đã đóng rắn của vữa tươi.

3.2 Phân loại vữa

3.2.1 Theo chất kết dính sử dụng, vữa được phân làm 4 loại chính sau:

- Vữa xi măng - cát;

- Vữa vôi - cát;

- Vữa xi măng - vôi - cát;

- Vữa đất sét - xi măng - cát.

3.2.2 Theo khối lượng thể tích (pv) ở trạng thái đã đóng rắn, vữa được phân làm 2 loại:

- Vữa thường: có khối lượng thể tích lớn hơn 1500 kg/m3;

- Vữa nhẹ: có khối lượng thể tích không lớn hơn 1500 kg/m3.

3.2.3 Theo mục đích sử dụng, vữa được phân làm 2 loại:

- Vữa xây;

- Vữa hoàn thiện thô và mịn.

3.2.4 Theo cường độ chịu nén, vữa gồm các mác M1,0; M2,5; M5,0; M7,5; M10; M15; M20; M30, trong đó:

- M là ký hiệu quy ước cho mác vữa;

- các trị số 1,0; 2,5; ...; 30 là giá trị mác vữa tính bằng cường độ chịu nén trung bình của mẫu thử sau 28 ngày, MPa (N/mm2), xác định theo TCVN 3121- 6 : 2003.

3.3 Yêu cầu đối với vật liệu dùng cho vữa

3.3.1 Xi măng có chất lượng tương ứng từng loại theo các tiêu chuẩn: TCVN 6260 : 1997, TCVN 2682 : 1999, TCVN 6067 : 1995, TCVN 5691 : 2000 và TCVN 4033 : 1995.

3.3.2 Vôi canxi có chất lượng phù hợp với TCVN 2231 : 1989, trong đó vôi nhuyễn phải có khối lượng thể tích lớn hơn 1400 kg/m3 và phải được lọc qua sàng 2,5 mm. Nếu dùng với bột hydrat phải sàng qua sàng 2,5 mm.

3.3.3 Đất sét phải là đất sét béo (hàm lượng cát chứa trong đất sét phải nhỏ hơn 5% khối lượng).

Tùy theo yêu cầu sử dụng, có thể cho phép trộn thêm các phụ gia khoáng, phụ gia hóa học khác để cải thiện tính chất của vữa.

3.3.4 Nước trộn có chất lượng phù hợp với TCVN 4506 : 1987.

3.3.5 Cát có chất lượng phù hợp với TCVN 1770 : 1986. Có thể sử dụng cát môđun độ nhỏ đến 0,7 để chế tạo vữa có mác nhỏ hơn M7,5.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4314:2003 về Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN4314:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 21/07/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản