Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 379 - 70
RƯỢU XUẤT KHẨU
BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN BẢO QUẢN
1. Tiêu chuẩn này quy định một số yêu cầu chung về cách bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản đối với tất cả các loại rượu xuất khẩu có màu và không màu.
2. Rượu xuất khẩu được đựng vào các chai quy định trong tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của từng loại rượu. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quy định về chai thì phải theo đúng các hợp đồng ký kết giữa người giao hàng và người nhận hàng. Chai đựng phải bảo quản được rượu và không ảnh hưởng đến chất lượng rượu.
3. Chai đựng rượu được đậy bằng các loại nút pôliêtilen, nắp nhựa vặn chặt (có ren), nắp nhôm dập hay nắp nhôm vặn chặt (có ren), kèm theo các nắp phải có miếng đệm hay nắp phụ bằng lie, cactông tráng pôliêtilen hoặc bằng pôliêtilen. Nút và nắp phải đảm bảo kín, không chảy rượu. Các chai khi đóng rượu xong phải được niêm lại.
4. Vật liệu làm nút và nắp không được ảnh hưởng đến chất lượng rượu.
5. Trên chai phải dán nhãn. Nhãn không được bong, không được mốc, không được nhăn khi để lâu. Trên nhãn ghi:
- tên gọi của rượu;
- tên gọi hay ký hiệu của nhà máy;
- hàm lượng rượu (độ rượu) tính bằng phần trăm thể tích;
- lượng rượu đựng trong chai;
- số hiệu của tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật của rượu.
Chú thích: Tùy theo yêu cầu, có thể dịch hoặc phiên âm những điều cần thiết của nội dung ghi trên nhãn ra tiếng nước ngoài.
6. Các chai đựng rượu được đựng vào các hòm gỗ hoặc hòm các tông. Khi xếp chai vào hòm, mỗi chai phải được bọc bằng một lớp giấy.
7. Hòm đựng bằng gỗ hoặc các tông phải theo đúng các yêu cầu của các tiêu chuẩn về hòm gỗ hoặc các tông. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì phải theo đúng yêu cầu trong các văn bản đã được các cơ quan có thẩm quyền duyệt y hay là trong các hợp đồng ký kết giữa người giao hàng và người nhận hàng. Những yêu cầu đó không được trái với những quy định ghi ở các điều 7 – 8.
8. Hòm gỗ hoặc hòm các tông phải kín, khô ráo, sạch sẽ, không mốc. Kích thước hòm phải tương ứng với kích thước của các chai đựng bên trong. Hòm phải có đai kim loại xiết chặt và niêm lại. Các hòm phải chắc chắn, có lót chèn cẩn thận để tránh vỡ chai, phải thích hợp với việc vận chuyển đường xa (kể cả đường thủy) và qua nhiều lần chuyển tải.
Mức độ kín, mức độ chắc chắn và những yêu cầu cụ thể khác của hòm được quy định trong các hợp đồng giữa người giao hàng và người nhận hàng.
9. Vật liệu lót chèn có thể là một trong các vật liệu sau: các tông, vỏ bào, giấy vụn, hay các vật liệu mềm khác dùng lót chèn trong công nghiệp thực phẩm. Các vật liệu lót chèn phải hợp vệ sinh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng chai rượu.
10. Trên hòm cần ghi:
- tên hoặc ký hiệu của nhà máy sản xuất;
- tên gọi của rượu (hoặc dán nhãn);
- số chai đựng trong hòm và loại dung tích của chai;
- khối lượng toàn bộ của hòm;
- ký hiệu của lô hàng;
- những ký hiệu quy định cho việc bảo quản và vận chuyển rượu.
Chú thích: Tùy theo yêu cầu, có thể dịch hoặc phiên âm những điều cần thiết ghi trên hòm ra tiếng nước ngoài.
11. Điều kiện và phương tiện vận chuyển rượu được quy định theo sự thỏa thuận giữa người giao hàng và người nhận hàng.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2002 về rượu vang - quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2002 về rượu mùi - quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7043:2002 rượu trắng - quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3217:1979 về rượu - Phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3663:1981 về rượu mùi - Phương pháp xác định hàm lượng chất chiết chung
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 378:1986 về rượu trắng - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1273:1986 về rượu mùi - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2009 về rượu mùi - Quy định kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8007:2009 về rượu - Chuẩn bị mẫu thử và kiểm tra cảm quan
- 10Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 01-158:2014/BNNPTNT về điều kiện bảo quản giống lúa, ngô, rau do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2002 về rượu vang - quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2002 về rượu mùi - quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7043:2002 rượu trắng - quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3217:1979 về rượu - Phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3663:1981 về rượu mùi - Phương pháp xác định hàm lượng chất chiết chung
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 378:1986 về rượu trắng - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1273:1986 về rượu mùi - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2009 về rượu mùi - Quy định kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8007:2009 về rượu - Chuẩn bị mẫu thử và kiểm tra cảm quan
- 10Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 01-158:2014/BNNPTNT về điều kiện bảo quản giống lúa, ngô, rau do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 379:1970 về Rượu xuất khẩu - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển bảo quản do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN379:1970
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1970
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra