Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1273 : 1986

RƯỢU MÙI – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Liquor – Test methods

Cơ quan biên soạn:

 

Cục kiểm nghiệm hàng hoá

Bộ Ngoại thương

Cơ quan đề nghị ban hành:

 

Bộ Ngoại thương

Cơ quan trình duyệt:

 

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

 

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 263/QĐ ngày 10 tháng 4 năm 1986

 

RƯỢU MÙI – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Liquor – Test methods

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1273-72.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại rượu mùi (rượu cam, chanh, cà phê, thanh mai…), quy định cách lấy mẫu, phương pháp thử các chỉ tiêu sau:

Cảm quan (dạng bên ngoài, màu sắc, mùi và vị),

Thể tích rượu trong chai;

Hàm lượng etanola;

Hàm lượng axit;

Hàm lượng đường.

1. LẤY MẪU

Theo TCVN 378-86

2.  PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Xác định dạng bên ngoài

Theo TCVN 378-86

2.2. Xác định màu sắc và độ trong

Rót 100ml rượu vào ống thuỷ tinh không màu dung tích 150 l. Theo quan sát màu của rượu và sự vẩn đục của rượu trong ánh sáng thường, trên nền trắng.

2.3. Xác định mùi vị

Theo TCVN 378-86

2.4. Xác định thể tích rượu trong chai

Theo TCVN 378-86

2.5. Xác định hàm lượng rượu Etanola

Chuẩn bị mẫu

Dùng bình định mức lấy chính xác 500ml hoặc 250ml rượu ở 20oC (tuỳ theo loại rượu kế), rót cẩn thận vào bình cầu của bộ cất rượu. Lấy khoảng 100ml nước cất, tráng rửa bình định mức vài lần để chuyển vào bình cầu. Lắp hệ thống cất, hứng dịch cất vào bình định mức vừa tráng nói trên, trong bình này chứa sẵn 50ml nước cất. Sau khi cất được ¾ bình hướng và nhiệt độ hơi cất đạt 100oC thì ngừng cất thêm nước cất đến vạch mức rồi giữ ở nhiệt độ 20oC trong 30 phút. Sau đó thêm nước cất đến vạch, lắc đều rồi tiếp tục tiến hành theo TCVN 378-86.

2.6. Xác định hàm lượng axit

2.6.1. Phương pháp hoá học

2.6.1.1.Dụng cụ và thuốc thử

Burét, dung tích 10ml, khắc vạch 0,05ml;

Pipet, dung tích 10ml;

Bình nón, dung tích 250ml;

Natri hidroxit, dung dịch 0,1N;

Bromtimola xanh, dung dịch 0,1% trong rượu 20o.

2.6.1.2. Tiến hành thử

Dùng pipet hút 10ml rượu màu, cho vào bình nón, dùng nước cất mới đun sôi để nguội pha loãng (đối với rượu màu nhạt, cho 30ml nước, đối với rượu màu đậm cho 100ml). Thêm vào bình nón 3-5 giọt dung dịch bromtimola xanh, lắc đều. Ngay sau đó dùng natri hidroxit 0,1N đựng trong buret, chuẩn đến khi chuyển màu và bền trong 30 giây.

2.6.1.3. Tính kết quả

Hàm lượng axit (X1) chuyển ra axit xitric tính bằng g/l rượu theo công thức:

X1

=

V . 70 . 0,1 . 1000

=

0,7 V

10 . 1000

Trong đó:

V – thể tích dung dịch natri hidroxit 0,1N tiêu tốn khi chuẩn, ml;

70 – phần tư lượng axit xitric, g;

0,1 – nồng độ của NaOH;

1000 – hệ số chuyển ra g/l;

2.6.2. Phương pháp dùng pH met

Phương pháp này áp dụng cho các loại rượu có màu đậm khó nhận biết sự chuyển màu của chỉ thị.

2.6.2.1. Dụng cụ và thuốc thử

Buret, dung tích 10ml, khắc vạch 0,05ml;

pH mét;

Natri hidroxit, dung dịch 0,1N.

2.6.2.1. Tiến hành thử

Lấy chính xác 10ml rượu cho vào cốc, dung tích 100ml

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1273:1986 về rượu mùi - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN1273:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 10/04/1986
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản