TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1070 – 71
BAO BÌ BẰNG THỦY TINH
CHAI ĐỰNG RƯỢU
Tiêu chuẩn này áp dụng cho chai đựng rượu và quy định các phương pháp xác định độ bền nước:
a. phương pháp thấm ướt bề mặt bên trong bao bì do tác dụng của nước.
b. phương pháp bột (thấm ướt bề mặt thủy tinh nghiền từ mẫu chai).
1. PHƯƠNG PHÁP THẤM ƯỚT BỀ MẶT BÊN TRONG
1.1. Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử
1.1.1 Thiết bị, dụng cụ
Bình định mức, dung tích 1000 ml (hay ống đong chia độ dung tích 1 000 ml);
Bình nón cổ rộng, dung tích 250 ml;
Dây để buộc;
Giấy không thấm ướt;
Microburet, dung tích 2 ml hay 2,5 ml;
Nguồn đốt;
Pipet định mức, dung tích 1 ml và 100 ml;
Thùng đun cách thủy.
1.1.2 Thuốc thử
Axit clohidric, tinh khiết để phân tích, nồng độ 0,1 N và 0,01 N;
Metyla đỏ, dung dịch 0,2 % (2g metyla đỏ trong 100 ml etanola 960);
Natri hidroxit, tinh khiết để phân tích, nồng độ 0,01 N;
Nước cất, phải là nước mới cất, không có kiềm. Phải kiểm tra trước khi dùng. Cách kiểm tra:
Dùng pipet lấy 100 ml nước cất cho vào bình nón dung tích 250 ml, nhỏ vào 1 giọt metyla đỏ 0,2 %, dung dịch phải có màu vàng hay vàng hơi ánh da cam, sau đó chuẩn độ bằng dung tịch axit clohidric 0,01 N. Lượng axit clohidric tiêu tốn để chuẩn độ 100 ml nước cất không được quá 0,15 ml;
Cách pha dung dịch thử:
Rót 1000 ml nước cất vào cốc thủy tinh dung tích 1000 ml thêm vào đó 1 ml dung dịch axit clohidric 0,1 N và 5 giọt (0,25 ml) dung dịch metyla đỏ 0,2 %, khuấy đều, dung dịch phải có màu hồng.
Sau khi pha, dung dịch thử phải được kiểm tra lại bằng cách: dùng pipet lấy 100 ml dung dịch vừa pha cho vào bình nón dung tích 250 ml, sau đó chuẩn độ bằng dung dịch natri hidroxit 0,01 N. Lượng natri hidroxit tiêu tốn để chuẩn độ dung dịch thử không được quá 1,00 ± 0,05 ml.
1.2. Cách xác định
Rửa sạch chai dùng làm mẫu thử bằng nước ấm và tráng lại 3 lần bằng nước cất. Rót dung dịch thử vào 3/4 dung tích chai đã rửa sạch, rồi đậy kín bằng giấy không thấm ướt và buộc chặt lại.
Sau đó xếp các mẫu chai vào thùng đun cách thủy. Mức nước trong thùng phải luôn luôn cao hơn mức nước trong chai. Thời gian, tính từ khi xếp mẫu vào thùng đến khi nước trong thùng bắt đầu sôi, không được quá 45 phút. Giữ mẫu trong thùng ở nhiệt độ sôi 30 phút. Sau đó, lấy mẫu ra, quan sát mầu của dung dịch thử.
Dung dịch trong chai phải giữ nguyên mầu hồng. Trường hợp dung dịch bị mất mầu thì thêm vào mỗi chai 2 giọt metyla đỏ 0,2 % lắc đều. Nếu mầu của dung dịch trong trường hợp đó vẫn hồng thì chai đạt tiêu chuẩn về độ bền nước. Trường hợp màu của dung dịch hóa vàng hoặc da cam thì các chai không đạt tiêu chuẩn về độ bền nước.
2. PHƯƠNG PHÁP BỘT
Theo TCVN 1046 – 71.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3217:1979 về rượu - Phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3663:1981 về rượu mùi - Phương pháp xác định hàm lượng chất chiết chung
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 378:1986 về rượu trắng - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1273:1986 về rượu mùi - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2009 về rượu mùi - Quy định kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8007:2009 về rượu - Chuẩn bị mẫu thử và kiểm tra cảm quan
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1069:1971 về Chai đựng rượu Lúa mới - Hình dạng và kích thước cơ bản
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1839:1976 về Bao bì bằng thuỷ tinh - Chai đựng thuốc nước loại 250 và 500 ml - Kích thước cơ bản
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4736:1989 về Bao bì - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4871:1989 (ST SEV 439 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập khi rơi tự do do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7307:2007 (ISO 7458 : 2004) về Bao bì bằng thủy tinh - Độ bền chịu áp lực bên trong - Phương pháp thử
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3217:1979 về rượu - Phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3663:1981 về rượu mùi - Phương pháp xác định hàm lượng chất chiết chung
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 378:1986 về rượu trắng - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1273:1986 về rượu mùi - phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2009 về rượu mùi - Quy định kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8007:2009 về rượu - Chuẩn bị mẫu thử và kiểm tra cảm quan
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1069:1971 về Chai đựng rượu Lúa mới - Hình dạng và kích thước cơ bản
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1839:1976 về Bao bì bằng thuỷ tinh - Chai đựng thuốc nước loại 250 và 500 ml - Kích thước cơ bản
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4736:1989 về Bao bì - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1046:1971 về Thủy tinh - Phương pháp xác định độ bền nước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4871:1989 (ST SEV 439 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử va đập khi rơi tự do do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7307:2007 (ISO 7458 : 2004) về Bao bì bằng thủy tinh - Độ bền chịu áp lực bên trong - Phương pháp thử
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1070:1971 về Bao bì bằng thủy tinh- Chai đựng rượu - Phương pháp xác định độ bền nước
- Số hiệu: TCVN1070:1971
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1971
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực