Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8790 : 2011

SƠN BẢO VỆ KẾT CẤU THÉP - QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Protective paint systems for steel and bridge structures - Procedures construction and acceptance

Lời nói đầu

TCVN 8790:2011 được chuyển đổi từ 22TCN 253-98 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8790:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SƠN BẢO VỆ KẾT CẤU THÉP - QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Protective paint systems for steel and bridge structures - Procedures construction and acceptance

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công (bằng phương pháp phun, lăn, quét), kiểm tra, giám sát các loại sơn bảo vệ dầm cầu thép, kết cấu xây dựng bằng thép trong điều kiện khí hậu nhiệt đới (đối với các loại sơn sử dụng) theo yêu cầu kỹ thuật bảo vệ các công trình giao thông.

1.2. Tất cả các loại sơn dùng bảo vệ cầu thép và kết cấu thép đảm bảo chống ăn mòn đối với mức độ xâm thực của môi trường tương ứng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2092:2008 (ISO 2431:1993), Sơn và vecni - Xác định thời gian chảy bằng phễu chảy.

TCVN 2096:1993, Sơn - Phương pháp xác định thời gian khô.

TCVN 2097:1993, Sơn - Phương pháp xác định độ bám dính của màng sơn.

TCVN 8789:2011, Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

ISO 2808, Paints and varnishes - Determination of film thickness (Sơn và vecni - Phương pháp xác định chiều dày).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Sơn (Paint or coating)

Một loại vật liệu phủ có màu sắc, thường ở dạng lỏng, bột nhão hay bột, khi quét, lăn hay phun lên bề mặt có thể tạo thành màng phủ, có tính chất bảo vệ chống ăn mòn, trang trí hay các tính chất cụ thể khác theo yêu cầu của công trình.

3.2. Hệ sơn bảo vệ (paint system)

Tập hợp các lớp phủ bằng vật liệu sơn hay sản phẩm liên quan được thi công lên các bề mặt thép tạo thành màng phủ bảo vệ chống ăn mòn.

3.3. Sơn lót (primer coating)

Lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn.

3.4. Sơn trung gian (intermediate coating)

Lớp sơn nằm giữa lớp sơn lót và lớp sơn phủ bên ngoài.

3.5. Sơn phủ (top coats)

Lớp sơn ngoài cùng của một hệ sơn, được thiết kế để bảo vệ các lớp sơn bên dưới khỏi ảnh hưởng của môi trường, góp phần bảo vệ chống ăn mòn tổng thể của cả hệ và đem lại màu sắc cần thiết.

3.6. Chiều dày màng sơn khô (Dry film thickness)

Chiều dày lớp sơn còn lại trên bề mặt khi đã khô hoàn toàn.

3.7. Thời gian làm việc (pot life)

Khoảng thời gian tối đa mà sơn nhiều thành phần còn sử dụng được sau khi các thành phần đã được trộn với nhau.

4. Chuẩn bị bề mặt và vật liệu trước khi sơn

4.1. Vật liệu

4.1.1. Các vật liệu cần thử nghiệm theo các phương pháp thử tương

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 về Sơn bảo vệ kết cấu thép – Qui trình thi công và nghiệm thu

  • Số hiệu: TCVN8790:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản