Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
KẾT CẤU THÉP VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – SƠN BẢO VỆ
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn Ngành: “Kết cấu thép và thiết bị cơ khí công trình Thủy lợi – Sơn bảo vệ” (14TCN 79 – 2004) ban hành để thay thế cho Tiêu chuẩn Ngành “Sơn bảo vệ kết cấu cơ khí và thiết bị của công trình thủy công 14TCN 79 – 89”
Tiêu chuẩn này quy định nội dung công tác sơn mới và sơn sửa chữa, duy tu, bảo vệ các kết cấu thép và các thiết bị cơ khí của công trình thủy lợi, làm việc trong môi trường nước, đất và khí quyển có mức độ xâm thực khác nhau, được áp dụng thống nhất trong toàn Ngành.
Tiêu chuẩn này có thể được tham khảo để sơn bảo vệ các kết cấu làm việc trong điều kiện tương tự như trên.
Tiêu chuẩn này được hoàn thành với sự phối hợp của một số cán bộ và chuyên gia trong và ngoài Ngành:
CƠ QUAN BIÊN SOẠN VÀ ĐỀ NGHỊ:
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI
CƠ QUAN QUẢN LÝ, THẨM ĐỊNH, TRÌNH DUYỆT:
VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CƠ QUAN BAN HÀNH:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Theo Quyết định số 2244QĐ/BNN-KHCN ngày 02 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
MỤC LỤC
1. Quy định chung
2. Các yêu cầu về thiết kế chế tạo các kết cấu và thiết kế công tác sơn
3. Công tác chuẩn bị bề mặt trước khi sơn
4. Công tác sơn
5. Kiểm tra và nghiệm thu công tác sơn
6. Quy định chung về kỹ thuật an toàn trong công tác sơn
Phụ lục A – Mức độ xâm thực và phân loại môi trường để chọn loại sơn
Phụ lục B – Kỹ thuật phun cát làm sạch bề mặt kết cấu trước khi sơn
Phụ lục C – Kỹ thuật phun hạt kim loại làm sạch bề mặt kết cấu trước khi sơn
Phụ lục D – Phương pháp xác định thời gian chảy (độ nhớt quy ước) theo TCVN 2092 – 1993
Phụ lục E – Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô của sơn theo TCVN 2096 – 1993
Phụ lục F – Phương pháp xác định độ dày và độ bám dính của màng sơn theo TCVN 2097-1993
Phụ lục G – Phiếu kiểm tra chất lượng công tác sơn.
14TCN 79 - 2004
KẾT CẤU THÉP VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – SƠN BẢO VỆ
The steel components and other equipment for mechanical parts of Hydraulic works – Painting for protection
Soát xét lần thứ nhất
1.1. Quy phạm này áp dụng cho công tác sơn mới và sơn sửa chữa duy tu bảo vệ các kết cấu thép và các thiết bị cơ khí của công trình thủy lợi (dưới đây gọi tắt là các kết cấu và thiết bị), làm việc trong môi trường nước, đất và khí quyển có mức độ xâm thực khác nhau.
1.2.1. Tất cả các kết cấu và thiết bị mới sau khi chế tạo hoàn chỉnh xong phần cơ điện phải được sơn bảo vệ chống ăn mòn. Các kết cấu, thiết bị trong quá trình vận hành phải được sơn bảo dưỡng duy tu theo định kỳ, thời gian quy định tùy thuộc vào chủng loại sơn đã dùng và mức độ xâm thực của môi trường đối với kết cấu thiết bị đó.
1.2.2. Yêu cầu các loại sơn phải có chứng chỉ chất lượng, hồ sơ đầy đủ, đảm bảo chất lượng, môi trường, môi sinh; có thể kiểm tra trước khi sử dụng.
1.2.3. Khi áp dụng tiêu chuẩn này phải đồng thời chấp hành các tiêu chuẩn, quy định có liên quan.
1.3. Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn ngành: 14TCN 79-89 – Sơn bảo vệ kết cấu thép và thiết bị cơ khí của các công trình thủy lợi; có thể tham khảo khi tiến hành sơn các loại kết cấu và thiết bị khác dùng trong ngành thủy lợi, không thuộc quy định ở điểm 1.1 (ví dụ: các khung thép của nhà xưởng, các thiết bị thi công cơ giới, các thiết bị thủy điện v.v…).
1.4. Thuật ngữ - Định nghĩa cơ bản
1.4.1. Các kết cấu và thiết bị trong tiêu chuẩn được hiểu như sau:
- Các loại cửa van, đường ống, các cầu tầu, các kết cấu bao che bảo vệ, các chi tiết đặt sẵn của cửa van và các neo chôn vào bê tông để giữ các chi tiết đặt sẵn của các đường ống, v.v…
- Các thiết bị nâng hạ cửa van (máy đóng mở, tời nâng hạ, cần cẩu chân dê, v.v…), các thiết bị chuyên dụng khác.
1.4.2. Tính xâm thực ăn mòn của môi trường được xác định bằng tập hợp các yếu tố đặc trưng của môi trường mà kết quả tác động của chúng làm xuất hiện và thúc đẩy quá trình ăn mòn kim loại (được phân loại theo phụ lục A của tiêu chuẩn này).
1.4.3. Mức độ ăn mòn: Biểu thị bằng lượng kim loại mất mát tính bằng gam trên 1m2 bề mặt trong thời gian 1 năm (g/m2/năm) do bị môi trường xâm thực ăn mòn. Mức độ ăn mòn được chia thành 3 mức: yếu, trung bình và mạnh theo bảng A1 của phụ lục A tiêu chuẩn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 334:2005 về quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 338:2005 về kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 170:1989 về kết cấu thép - gia công, lắp ráp và nghiệm thu - yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8300:2009 về công trình thủy lợi – máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực – yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu, bàn giao
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9276:2012 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5575 : 2012 về Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 về Sơn bảo vệ kết cấu thép – Qui trình thi công và nghiệm thu
- 1Quyết định 2244/QĐ/BNN-KHCN năm 2004 ban hành Tiêu chuẩn Ngành Kết cấu thép và thiết bị cơ khí công trình Thủy lợi – sơn bảo vệ 14 TCN 79 – 2004 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2292:1978 về công việc sơn - yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 334:2005 về quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 338:2005 về kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 170:1989 về kết cấu thép - gia công, lắp ráp và nghiệm thu - yêu cầu kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2090:1993 về sơn - phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2092:1993 về sơn - phương pháp xác định thời gian chảy (độ nhớt quy ước) bằng phễu chảy
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2094:1993 về sơn - phương pháp gia công màng
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2096:1993 về sơn - phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8300:2009 về công trình thủy lợi – máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực – yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu, bàn giao
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5670:1992 (ISO 1514 – 1974)
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9276:2012 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5575 : 2012 về Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 về Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 về Sơn bảo vệ kết cấu thép – Qui trình thi công và nghiệm thu
- 16Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5337:1991 (ST SEV 991-78) về Ăn mòn kim loại – Tính xâm thực ăn mòn khí quyển – Phân loại
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 79:2004 về kết cấu thép và thiết bị cơ khí công trình thủy lợi – sơn bảo vệ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 14TCN79:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 02/08/2004
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra