Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6509:2013
ISO/TS 11869:2012
SỮA LÊN MEN - XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT CHUẨN ĐỘ - PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN THẾ
Fermented milks - Determination of titratable acidity - Potentiometric method
Lời nói đầu
TCVN 6509:2013 thay thế TCVN 6509:1999;
TCVN 6509:2013 hoàn toàn tương đương ISO/TS 11869:2012;
TCVN 6509:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SỮA LÊN MEN - XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT CHUẨN ĐỘ - PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN THẾ
Fermented milks - Determination of titratable acidity - Potentiometric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo điện thế để xác định độ axit chuẩn độ của sữa chua tự nhiên, sữa chua có bổ sung hương liệu, sữa chua trái cây, sữa chua uống, phomat tươi có hoặc không có trái cây, buttermilk có hoặc không có trái cây và các sản phẩm sữa lên men khác.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1. Độ axit chuẩn độ của sữa lên men (titratable acidity of fermented milks)
Lượng dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l, tính bằng mililit, cần để chuẩn độ 10 g sản phẩm đến pH 8,30 ± 0,01.
CHÚ THÍCH: Độ axit chuẩn độ được biểu thị bằng milimol trên 100 g.
3. Nguyên tắc
Hòa phần mẫu thử trong nước. Chuẩn độ huyền phù bằng đo điện thế, dùng dung dịch natri hydroxit [c(NaOH) = 0,1 mol/l], đến pH 8,30 ± 0,01. Tính độ axit chuẩn độ.
4. Thuốc thử
Chỉ sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất, nước đã loại ion hoặc không chứa cacbon dioxit bằng cách đun sôi 10 min trước khi sử dụng, trừ khi có quy định khác.
4.1. Natri hydroxit, dung dịch thể tích chuẩn, c(NaOH) = 0,1 mol/l ± 0,002 mol/l, không chứa cacbonat.
Bảo quản dung dịch này tránh hấp thụ cacbon dioxit (CO2) bằng cách nối chai rửa có chứa dung dịch natri hydroxit 10 % với buret đựng dung dịch natri hydroxit, hoặc bằng cách nối một ống nhỏ chứa natri hydroxit hoặc canxi oxit vào đầu cuối của buret để tạo một hệ thống kín.
CHÚ THÍCH: CO2 sẽ bị chặn lại trong chai rửa hoặc trong ống để bảo vệ dung dịch trong buret không bị hấp thụ, mà việc hấp thụ này có thể ảnh hưởng đến nồng độ natri hydroxit.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1. Cân phân tích, có thể đọc chính xác đến 0,01 g.
5.2. Máy đo pH, được hiệu chuẩn trong dải từ pH 7 đến pH 10 theo quy trình hiệu chuẩn pH của phòng thử nghiệm thông thường.
5.3. Dao trộn hoặc thìa trộn.
5.4. Bộ đồng hóa mẫu, ví dụ bộ khuấy dung dịch (Ultra-Tuax1) hoặc loại tương đương).
5.5. Buret, dung tích 25 ml hoặc 50 ml, được chia vạch ít nhất đến 0,05 ml, phù hợp với loại A của TCVN 7149 (ISO 385)[1]. Hoặc sử dụng buret tự động phù hợp với ISO 8655-3[4] đáp ứng các yêu cầu tương tự.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng bộ chuẩn độ tự động thay cho chuẩn độ thủ công.
5.6. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ ở 38 °C ± 1 °C.
6. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707)[2].
Phòng thử nghiệm phải nhận được đúng mẫu đạ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8155:2009 (ISO 13559 : 2002) về Bơ, sữa lên men và phomat tươi - Định lượng các vi sinh vật nhiễm bẩn - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 độ C
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2009 (CODEX STAN 243-2003) về Sữa lên men
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9633:2013 (ISO 27205:2010) về Sản phẩm sữa lên men - Giống vi khuẩn khởi động - Tiêu chuẩn nhận dạng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012) về Sữa và sản phẩm sữa – Rennet bê và rennet bò – Xác định hàm lượng chymosin và pepsin bò bằng phương pháp sắc ký
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10023:2013 (ISO 27105:2009) về Sữa và sản phẩm sữa – Xác định lysozym lòng trắng trứng gà bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 (CODEX STAN 243-2003 Revised 2010) về Sữa lên men
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12779:2019 về Giấm lên men
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6509:1999 (ISO 11869 : 1997 (E)) về sữa chua - xác định độ axit chuẩn độ - phương pháp điện thế do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8155:2009 (ISO 13559 : 2002) về Bơ, sữa lên men và phomat tươi - Định lượng các vi sinh vật nhiễm bẩn - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 độ C
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2009 (CODEX STAN 243-2003) về Sữa lên men
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008/IDF 50:2008) về Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9633:2013 (ISO 27205:2010) về Sản phẩm sữa lên men - Giống vi khuẩn khởi động - Tiêu chuẩn nhận dạng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7149:2007 (ISO 385:2005) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Buret
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012) về Sữa và sản phẩm sữa – Rennet bê và rennet bò – Xác định hàm lượng chymosin và pepsin bò bằng phương pháp sắc ký
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10023:2013 (ISO 27105:2009) về Sữa và sản phẩm sữa – Xác định lysozym lòng trắng trứng gà bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 (CODEX STAN 243-2003 Revised 2010) về Sữa lên men
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12779:2019 về Giấm lên men
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6509:2013 (ISO 11869:2012) về Sữa lên men – Xác định độ axit chuẩn độ - Phương pháp đo điện thế
- Số hiệu: TCVN6509:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra