SỮA LÊN MEN
Fermented milks
Lời nói đầu
TCVN 7030:2009 thay thế TCVN 7030:2002;
TCVN 7030:2009 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 243-2003;
TCVN 7030:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SỮA LÊN MEN
Fermented milks
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sữa lên men gồm: sữa lên men, sữa lên men đã qua xử lý nhiệt, sữa lên men đậm đặc và các sản phẩm hỗn hợp của chúng, để dùng trực tiếp hoặc dùng để chế biến tiếp phù hợp với các định nghĩa trong điều 2 của tiêu chuẩn này.
2.1. Sữa lên men
Sữa lên men là sản phẩm sữa thu được bằng cách lên men sữa, có thể được chế biến từ các sản phẩm thu được từ sữa có hoặc không thay đổi thành phần như đã được giới hạn trong 3.3, bằng tác động của các vi sinh vật thích hợp làm giảm pH có hoặc không có đông tụ (kết tủa đẳng điện). Các vi sinh vật gốc này phải là các vi sinh vật sống, hoạt động và có nhiều trong sản phẩm đến thời hạn sử dụng tối thiểu. Nếu sản phẩm sau khi lên men được xử lý nhiệt thì không có yêu cầu về các vi sinh vật sống.
Các sản phẩm sữa lên men cụ thể được đặc trưng bởi các chủng gốc đặc thù được dùng để lên men như sau:
Sữa chua (Yoghurt): Các chủng cộng sinh của Streptococcus thermophilus và Lactobacillus delbrueckii subsp. bulgaricus.
Sữa chua dùng chủng thay thế (Alternate Culture Yoghurt): Các chủng Streptococcus thermophilus và loài bất kỳ của Lactobacillus
Sữa lên men acidophilus (Acidophilus Milk): Lactobacillus acidophilus
Kefir (Kefir): Chủng gốc được chuẩn bị từ hạt kefir, Lactobacillus kefiri, các loài của giống Leuconostoc, Lactococcus và Acetobacter phát triển trong mối quan hệ mật thiết.
Các hạt Kefir tạo thành các nấm men có lên men lactoza (Kluyveromyces marxianus) và nấm men không lên men lactoza (Saccharomyces unisporus, Saccharomyces cerevisiae và Saccharomyces exiguus)
Kumys (Kumys): Các chủng Lactobacillus delbrueckii subsp. bulgaricus và Kluyveromyces marxianus.
Có thể bổ sung thêm các vi sinh vật khác với các chủng gốc ở trên.
2.2. Sữa lên men đậm đặc (Concentrated fermented milk)
Sữa được lên men có protein đã được tăng trước hoặc sau khi lên men đến tối thiểu là 5,6 %. Sữa lên men đậm đặc bao gồm các sản phẩm truyền thống như Stragisto (sữa chua), Labneh, Ymer và Ylette.
2.3. Sữa lên men có tạo hương (Flavoured fermented milks)
Các sản phẩm sữa hỗn hợp, như định nghĩa trong 2.3 của CODEX STAN 206-1999 General Standard for the Use of Dairy Terms (Tiêu chuẩn chung về việc sử dụng các thuật ngữ về sữa), có chứa tối đa 50 % (khối lượng) các thành phần không từ sữa (như các chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng và không có giá trị dinh dưỡng, các loại rau và quả, cũng như nước quả, quả nghiền, thịt quả, các chất pha chế và mứt của chúng, đậu đỗ, mật ong, socola, quả hạch, càphê, gia vị và các loại thực phẩm tạo hương tự nhiên không gây hại khác) và/hoặc các chất tạo hương. Các thành phần không từ sữa có thể được trộn lẫn trước/hoặc sau khi lên men.
3. Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng
3.1. Nguyên liệu
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05-5:2010/BYT về các sản phẩm sữa lên men do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8155:2009 (ISO 13559 : 2002) về Bơ, sữa lên men và phomat tươi - Định lượng các vi sinh vật nhiễm bẩn - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 độ C
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9633:2013 (ISO 27205:2010) về Sản phẩm sữa lên men - Giống vi khuẩn khởi động - Tiêu chuẩn nhận dạng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6509:2013 (ISO 11869:2012) về Sữa lên men – Xác định độ axit chuẩn độ - Phương pháp đo điện thế
- 1Quyết định 4210/QĐ-BKHCN năm 2016 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia Sữa lên men do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7030:2002 về sữa chua - quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05-5:2010/BYT về các sản phẩm sữa lên men do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8155:2009 (ISO 13559 : 2002) về Bơ, sữa lên men và phomat tươi - Định lượng các vi sinh vật nhiễm bẩn - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 độ C
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9633:2013 (ISO 27205:2010) về Sản phẩm sữa lên men - Giống vi khuẩn khởi động - Tiêu chuẩn nhận dạng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6509:2013 (ISO 11869:2012) về Sữa lên men – Xác định độ axit chuẩn độ - Phương pháp đo điện thế
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 (CODEX STAN 243-2003 Revised 2010) về Sữa lên men
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2009 (CODEX STAN 243-2003) về Sữa lên men
- Số hiệu: TCVN7030:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực