Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
SỮA CHUA - XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT CHUẨN ĐỘ - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN THẾ
Yogurt - Determination of titratable acidity - Potentiometric method
Lời nói đầu
TCVN 6509 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 11869 : 1997 (E)
TCVN 6509 : 1999 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo điện thế để xác định độ axit chuẩn độ của sữa chua tự nhiên, sữa chua có thêm đường và hương liệu và sữa chua hoa quả.
Áp dụng định nghĩa sau đây trong tiêu chuẩn này:
2.1. Độ axit chuẩn độ của sữa chua: là thể tích dung dịch natri hidroxit cần để chuẩn độ một lượng sữa chua đến độ pH 8,3 ± 0,01 chia cho khối lượng phần mẫu thử.
Độ axit chuẩn độ này được biểu thị bằng milimol trên 100 g.
Hòa phần mẫu thử trong nước. Chuẩn độ điện thế bằng dung dịch natri hidroxit [c(NaOH) = 0,1 mol/l] đến pH 8,3 ± 0,01. Tính độ axit chuẩn độ.
Chỉ sử dụng thuốc thử thuộc loại phân tích, nếu không có quy định khác, và sử dụng nước cất hoặc đã khử ion, đã loại bỏ cacbon dioxit bằng cách đun sôi 10 phút trước khi sử dụng.
4.1. Natri hidroxit, dung dịch thể tích chuẩn, c(NaOH) = 0,1 mol/l ± 0,002 mol/l, không chứa cacbon.
Bảo quản dung dịch này tránh sự hấp thụ cacbon dioxit.
Chú thích 1 - Sự hấp thụ cacbon dioxit có thể tránh được bằng cách nối một chai rửa có chứa dung dịch natri hidroxit (4.1) với 1 buret đựng dung dịch natri hidroxit, hoặc bằng cách nối một ống chứa natri hidroxit/canxi oxit vào một đầu buret để tạo một hệ thống kín. CO2 sẽ bị chặn lại hoặc trong chai rửa hoặc trong ống để bảo vệ dung dịch trong buret không bị hấp thụ, mà việc hấp thụ này có thể ảnh hưởng đến nồng độ.
Sử dụng thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường và:
5.1. Cân phân tích, có thể cân đến ± 0,01 g.
5.2. pH - met, có khả năng đo chính xác đến ± 0,01 đơn vị pH.
5.3. Dao trộn hoặc thìa
5.4. Bộ đồng hóa mẫu, thí dụ bộ khuấy dung dịch (Ultra-Tuax[1]) hoặc thiết bị tương đương).
5.5. Buret, có dung tích 25 ml hoặc 50 ml, được chia độ đến 0,05 ml.
Mẫu đưa vào phòng thí nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định thành một phần trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo phương pháp quy định trong TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).
7.1. Sữa chua tự nhiên hoặc sữa chua có thêm hương vị và đường
Đưa mẫu đến nhiệt độ khoảng 200C - 250C. Dùng dao trộn hoặc thìa (5.3) hoặc bộ đồng hóa mẫu (5.4) khuấy mẫu cẩn thận bằng cách khuấy tròn từ các lớp dưới lên trên bề mặt mẫu để trộn lẫn các lớp với nhau.
7.2. Sữa chua trái cây
Đưa mẫu về nhiệt độ khoảng 200C - 250C. Dùng dụng cụ thích hợp (5.4) để đồng hóa mẫu, để thuận tiện cho việc nghiền và làm phân tán trái cây.
Nếu thấy trong mẫu có tách lớp mỡ, có thể tăng nhiệt độ của mẫu đến 380C để đồng hóa mẫu tốt hơn. Sau đó cần làm nguội mẫu về nhiệt độ khoảng 200C - 250C.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5483:1991 (ISO 750 - 1981)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6843:2001 (ISO 6092:1980) về sữa bột - xác định độ axit chuẩn độ (phương pháp thông thường) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8182:2009 (ISO 9232 : 2003) về Sữa chua - Nhận biết các vi sinh vật đặc trưng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8177:2009 (ISO 7889 : 2003) về Sữa chua - Định lượng các vi sinh vật đặc trưng - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 37 độ C
- 1Quyết định 2920/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5483:1991 (ISO 750 - 1981)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6843:2001 (ISO 6092:1980) về sữa bột - xác định độ axit chuẩn độ (phương pháp thông thường) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8182:2009 (ISO 9232 : 2003) về Sữa chua - Nhận biết các vi sinh vật đặc trưng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8177:2009 (ISO 7889 : 2003) về Sữa chua - Định lượng các vi sinh vật đặc trưng - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 37 độ C
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6509:2013 (ISO 11869:2012) về Sữa lên men – Xác định độ axit chuẩn độ - Phương pháp đo điện thế
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6509:1999 (ISO 11869 : 1997 (E)) về sữa chua - xác định độ axit chuẩn độ - phương pháp điện thế do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6509:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra