Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5975:2010

ISO 7934:1989

PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH – XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHỐI LƯỢNG LƯU HUỲNH DIOXIT – PHƯƠNG PHÁP HYDRO PEROXYT/BARI PERCLORAT/THORIN

Stationary source emissions – Determination of the mass concentration of sulfur dioxide – Hydrogen peroxide/barium perchlorat/Thorin method

Lời nói đầu

TCVN 5975:2010 thay thế cho TCVN 5975:1995

TCVN 5975:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 7934:1989 và Sửa đổi 1:1998

TCVN 5975:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phép đo so sánh nồng độ khối lượng lưu huỳnh dioxit (cả trong phòng thí nghiệm và dưới điều kiện hiện trường) sử dụng ISO 7934, phương pháp mô tả trong ISO 11632 và phương pháp sử dụng thiết bị UV trong ISO 7935 cho thấy giá trị thấp hơn một cách đáng kể trong khoảng từ 5 % đến 10 % có thể thu được bằng phương pháp ISO 7934.

Điều tra nghiên cứu đã cho thấy sự mất màu khác nhau khi sử dụng kali hydroxyt thay cho natri hydroxyt để điều chỉnh pH của dung dịch hấp thụ trước khi phân tích. Do vậy, điều 4.4 và 6.7 mới thay thế cho các điều này trong ISO 7934:1989. Vì lý do thực tiễn, các khớp nối bên trong và ngoài của bộ lọc bụi minh họa ở Hình 1 cũng được thay đổi.

 

SỰ PHÁT THẢI CỦA NGUỒN TĨNH –

XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHỐI LƯỢNG LƯU HUỲNH DIOXIT – PHƯƠNG PHÁP HYDRO PEROXYT/BARI PERCLORAT/THORIN

Stationary source emissions – Determination of the mass concentration of sulfur dioxide – Hydrogen peroxide/barium perchlorat/Thorin method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp hydro peroxyt/bari perclorat/Thorin để xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh phát ra từ các nguồn cháy và từ các quá trình kỹ thuật với lượng không đáng kể của lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric. Phương pháp này áp dụng cho nồng độ lưu huỳnh dioxit tối thiểu là 30 mg/m 1 với khoảng thời gian lấy mẫu thông thường là 30 min.

Ở những nồng độ khối lượng lưu huỳnh dioxit lớn hơn 2000 mg/m3 thì thể tích khí thải đang khảo sát đi qua dãy lấy mẫu là 30 lít.

Những chất có trong khí thải đang khảo sát và do đó có mặt trong mẫu khí thải mà được biết đến là có ảnh hưởng tới chỉ số chuẩn độ dung dịch, được nêu trong 7.4. Thông tin về những đặc trưng tính năng được nêu trong 8.2.

Ở những nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit nhỏ hơn 30 mg/m3 thì khoảng thời gian lấy mẫu lớn hơn so với khoảng thời gian được quy định trong tiêu chuẩn này.

Tất cả các nồng độ đều tính theo khí khô ở nhiệt độ 273,1 k và áp suất 101,3 kPa.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp thử.

TCVN 6500:1999 (ISO 6879:1995) Chất lượng không khí – Các đặc tính và các khái niệm liên quan trong các phương pháp đo chất lượng không khí.

3. Nguyên tắc

Sự hấp thụ lưu huỳnh dioxit có trong mẫu khí thải khi qua dung dịch hydroxit peroxyt trong một khoảng thời gian nhất định, kết quả tạo thành dung dịch axit sunfuric.

Điều chỉnh độ pH của dung dịch mẫu đạt tới 3,5 bằng dung dịch natri hydroxit hoặc dung dịch axit percloric. Xác định nồng độ khối lượng các ion sunfat có trong dung dịch mẫu đã xử lý bằng cách chuẩn độ v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5975:2010 (ISO 7934:1989) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh đioxit - Phương pháp hidro peroxit/bari perclorat/thorin

  • Số hiệu: TCVN5975:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản