Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9237-1:2012

ISO 11338-1:2003

PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH HYDROCACBON THƠM ĐA VÒNG PHA KHÍ VÀ PHA HẠT - PHẦN 1: LẤY MẪU

Stationary source emissions - Determination of gas and particle-phase polycyclic aromatic hydrocarbons - Part 1: Sampling

Lời nói đầu

TCVN 9237-1:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 11338-1:2003.

TCVN 9237-1:2012 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 9237 (ISO 11338), Phát thải nguồn tĩnh - Xác định hydrocacbon thơm đa vòng pha khí và pha hạt gồm hai phần:

- Phần 1: Lấy mẫu;

- Phần 2: Chuẩn bị, làm sạch và xác định mẫu.

Lời giới thiệu

Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) là một nhóm của hydrocacbon thơm, một số chất trong nhóm này và một số chất khác có khả năng gây ung thư cho con người. Sự phơi nhiễm của con người với PAH có thể qua thức ăn, đất, nước, không khí và da khi tiếp xúc với các vật liệu có chứa PAH. Trong khi PAH được tạo nên trong quá trình tự nhiên (ví dụ cháy rừng), sự phát thải vào khí quyển do con người gây ra các hợp chất có nguồn gốc từ sự đốt cháy than, khí, gỗ và dầu, từ các quá trình sản xuất công nghiệp khác nhau như sản xuất than, luyện nhôm và từ xe cộ.

Định lượng PAH phát thải vào khí quyển từ các nguồn tĩnh là một phần quan trọng trong đánh giá tác động môi trường của một quá trình sản xuất công nghiệp.

 

PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH HYDROCACBON THƠM ĐA VÒNG PHA KHÍ VÀ PHA HẠT - PHẦN 1: LẤY MẪU

Stationary source emissions - Determination of gas and particle-phase polycyclic aromatic hydrocarbons - Part 1: Sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp xác định nồng độ khối lượng các hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) trong khí ống khói của nguồn tĩnh như nhà máy luyện nhôm, sản xuất than cốc, lò đốt chất thải, nhà máy điện, các thiết bị, phương tiện đốt chất thải công nghiệp và sinh hoạt.

Tiêu chuẩn này mô tả ba phương pháp lấy mẫu, cho các giá trị tương đương và quy định các yêu cầu tối thiểu để lấy mẫu PAH một cách hiệu quả. Ba phương pháp lấy mẫu là phương pháp pha loãng (A), phương pháp lọc/ngưng tụ/hấp thụ làm nóng (B) và phương pháp làm mát đầu lấy mẫu/hấp phụ (C). Cả ba phương pháp được dựa trên lấy mẫu đại diện đẳng tốc, vì PAH thường đi kèm với bụi trong khí ống khói.

Thông tin trong tiêu chuẩn này nhằm để hỗ trợ trong việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu phù hợp để ứng dụng đo khi cần xem xét.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho lấy mẫu các nguồn nhất thời phát thải PAH.

CHÚ THÍCH: Phương pháp chuẩn bị mẫu, làm sạch và phân tích được mô tả trong TCVN 9237-2 (ISO 11338-2) và các phương pháp này kết hợp với một trong các phương pháp lấy mẫu đã được mô tả trong tiêu chuẩn này để hoàn tất toàn bộ quy trình đo.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5966:2009 (ISO 4225:1994), Chất lượng không khí - Những khái niệm chung - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 5977:2009 (ISO 9096:2003/Cor 1:2006), Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng bụi bằng phương pháp thủ công.

ISO 12141, Stationary source emissions - Determination of mass concentration of particulate matter (dust) at low concentrations - Manual gravimetric method (Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi ở nồng độ thấp - phương pháp trọng lượng thủ công).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9237-1:2012 (ISO 11338-1:2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định Hydrocacbon thơm đa vòng pha khí và pha hạt - Phần 1: Lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN9237-1:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản