Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5320-2:2616

ISO 815-2:2014

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH BIẾN DẠNG DƯ SAU KHI NÉN - PHẦN 2: PHÉP THỬ Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of compression set - Part 2: At low temperatures

Lời nói đầu

TCVN 5320-2:2016 thay thế cho TCVN 5320-2:2008.

TCVN 5320-2:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 815-2:2014.

TCVN 5320-2:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phẩm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 5320 (ISO 815) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định biến dạng dư sau khi nén, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 5320-1:2016 (ISO 815-1:2014) Phần 1: Phép thử ở nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ nâng cao;

- TCVN 5320-2:2016 (ISO 815-2:2014) Phần 2: Phép thử ở nhiệt độ thấp.

Lời giới thiệu

Việc cho phép đo và ghi lại biến dạng dư sau khi nén ở nhiệt độ thấp là rất nhạy đối với các điều kiện thử nghiệm và các giá trị nhận được có thể khác nhau nhiều, đặc biệt đối với các mẫu thử dạng B. Đó là lý do cần phải giới thiệu hai phương pháp đo. Phương pháp 2 thường đưa ra biến dạng dư sau khi nén cao hơn phương pháp 1 và sự chênh lệch này nên được tính đến khi chuẩn bị các đặc tính kỹ thuật của vật liệu.

Các phương pháp này được dùng để đo khả năng duy trì các tính chất đàn hồi của cao su có độ cứng nằm trong khoảng từ 10 IRHD đến 95 IRHD sau khi chịu nén trong thời gian dài ở trạng thái nén không đổi (thông thường là 25%) dưới một trong các hệ điều kiện khác nhau được mô tả ở nhiệt độ quy định. Đối với cao su có độ cứng danh nghĩa 80 IRHD và lớn hơn, trạng thái nén thấp hơn được sử dụng: 15% đối với độ cứng danh nghĩa từ 80 IRHD đến 89 IRHD và 10% đối với độ cứng danh nghĩa từ 90 IRHD đến 95 IRHD.

 

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH BIẾN DẠNG DƯ SAU KHI NÉN - PHẦN 2: PHÉP THỬ Ở NHIỆT Đ THẤP

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of compression set - Part 2: At low temperatures

CNH BÁO 1: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

CẢNH BÁO 2: Các quy trình được quy định trong tiêu chuẩn này có thể liên quan đến việc sử dụng hoặc phát sinh các chất, hoặc phát sinh chất thải có thể làm hại môi trường cục bộ. Cn tham khảo các tài liệu thích hp về cách xử lý an toàn và thi bỏ sau khi sử dụng.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định các đặc tính biến dạng dư sau khi nén của cao su lưu hóa và cao su nhiệt dẻo ở nhiệt độ thấp.

Phương pháp 1 xuất phát từ phương pháp được sử dụng trong TCVN 5320-1 (ISO 815-1).

Phương pháp 2 sử dụng thiết bị thử nghiệm quy định, cho phép đo và ghi lại độ dày của mẫu thử trong khi phục hồi. Vì phương pháp 2 có tải trọng tác dụng trong quá trình phục hồi, nên không thiết lập được mối liên hệ giữa các kết quả thu được của hai phương pháp.

CHÚ THÍCH: Khi cao su được giữ ở điều kiện nén, những biến đổi vật lý hoặc hóa học có thể xảy ra ngăn cản cao su trở về các kích thước ban đầu của nó sau khi giải phóng lực biến dạng. Kết quả là biến dạng dư, độ lớn của nó phụ thuộc vào thời gian và nhiệt độ nén cũng như vào thời gian và nhiệt độ phục hồi. Ở nhiệt độ thấp, các biến đổi gây ra do các hiệu ứng của quá trình hóa rắn thủy tinh hoặc kết tinh chiếm ưu thế và do các hiệu ứng này thay đổi ngược cùng với sự tăng nhiệt độ, nên tất c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5320-2:2016 (ISO 815-2:2014) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định biến dạng dư sau khi nén - Phần 2: Phép thử ở nhiệt độ thấp

  • Số hiệu: TCVN5320-2:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản