Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11019:2015

ISO 18899:2013

CAO SU - HƯỚNG DẪN HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM

Rubber - Guide to the calibration of test equipment

Lời nói đầu

TCVN 11019:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 18899:2013.

TCVN 11019:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CAO SU - HƯỚNG DẪN HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM

Rubber - Guide to the calibration of test equipment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm cao su và đưa ra hướng dẫn về các yêu cầu chung để đảm bảo khả năng truy nguyên của phép đo, thiết lập cơ sở để quyết định các chu kỳ hiệu chuẩn và đánh giá độ không đảm bảo đo.

Các phương pháp hiệu chuẩn cho dải các thông số có thể áp dụng cho thiết bị thử nghiệm cao su được mô tả tóm tắt và tham khảo các tiêu chuẩn liên quan khi cần.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

TCVN ISO 10012, Hệ thống quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo

TCVN ISO/IEC 17025, Yêu cầu chung chung v năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa (về đo lường) được nêu trong TCVN ISO 9000 và TCVN ISO 10012 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn này cũng phù hợp với các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 8890 (ISO Guide 30).

3.1

Hiệu chuẩn (calibration)

Quá trình thiết lập mối tương quan giữa các giá trị về lượng được chỉ thị bởi dụng cụ đo và các giá trị tương ứng được chỉ thị bởi dụng cụ chuẩn

3.2

Kiểm định (verification)

Hoạt động mà nhờ đó thiết bị đo hoặc thiết bị thử nghiệm được kiểm tra hoặc hiệu chuẩn theo quy định và cho thấy có thể hoạt động trong phạm vi các dung sai quy định

3.3

Xác nhận v đo lường (metrological confirmation)

Tập hợp các thao tác cần thiết để đảm bảo rằng linh kiện của thiết bị đo ở trong trại thái phù hợp với các yêu cầu đối với mục đích sử dụng nó.

3.4

Hệ thống hiệu chuẩn (calibration system)

Một phần của hệ thống chất lượng, bao gồm việc hiệu chuẩn và xác nhận về đo lường cho thiết bị thử nghiệm và bất kỳ chuẩn đối chứng nào có ảnh hưởng

4  Nguyên tắc hiệu chuẩn

Xác nhận về đo lường bao gồm hiệu chuẩn và cả những điều chỉnh bất kỳ cần thiết, sửa chữa, hiệu chuẩn lại, niêm phong hoặc dán nhãn. Xác nhận cũng có thể bao gồm việc kiểm định giá trị của một số tính năng của thiết bị thử nghiệm, ví dụ độ dài. Theo thuật ngữ chung, toàn bộ quá trình xác nhận được coi là công việc được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hiệu chuẩn và thông thường, hoạt động "hiệu chuẩn" thiết bị thử nghiệm là làm cho việc xác nhận chính xác hơn về đo lường để thiết bị đáp ứng các yêu cầu quy định.

Việc hiệu chuẩn dựa trên cơ sở nguy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11019:2015 (ISO 18899:2013) về Cao su - Hướng dẫn hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm

  • Số hiệu: TCVN11019:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản