Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1592:2013

ISO 23529:2010

CAO SU - QUY TRÌNH CHUNG ĐỂ CHUẨN BỊ VÀ ỔN ĐỊNH MẪU THỬ CHO CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LÝ

Rubber - General procedures for preparing and conditioning test pieces for physical test methods

Lời nói đầu

TCVN 1592:2013 thay thế TCVN 1592:2007.

TCVN 1592:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 23529:2010.

TCVN 1592:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CAO SU - QUY TRÌNH CHUNG ĐỂ CHUẨN BỊ VÀ ỔN ĐỊNH MẪU THỬ CHO CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LÝ

Rubber - General procedures for preparing and conditioning test pieces for physical test methods

CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cp đến tt c các vấn đề an toàn liên quan khi s dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo v sức khỏe phù hợp với các quy đnh pháp lý hiện hành.

CHÚ Ý: Một s quy trình quy định trong tiêu chuẩn này có th liên quan đến việc sử dụng hoặc tạo ra các cht hoặc chất thải, điu này có thể gây ra mối nguy hại cho môi trường địa phương. Nên tham khảo các tài liệu thích hợp về x lý an toàn và thải bỏ sau khi s dụng.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình chung để chuẩn bị, đo kích thước, ghi nhãn, bảo quản và ổn định các mẫu thử cao su dùng trong các phép thử vật lý đã được quy định trong các tiêu chuẩn khác và các điều kiện được ưu tiên sử dụng trong các phép thử. Tiêu chuẩn này không quy định các điều kiện đặc biệt áp dụng đối với phép thử hoặc vật liệu cụ thể hoặc mô phỏng môi trường khí hậu cụ thể, cũng như không phải là các yêu cầu đặc biệt để thử nghiệm toàn bộ sản phẩm.

Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu đối với khoảng thời gian phải chú ý giữa việc tạo hình và thử nghiệm các mẫu thử và sản phẩm cao su. Các yêu cầu như vậy là cần thiết để thu được các kết quả thử nghiệm có tính tái lập và giảm thiểu sự bất đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp.

2. Nhận dạng và lưu hồ sơ

Hồ sơ phải được lưu giữ để có thể nhận dạng từng mẫu thử nhằm phân biệt mẫu kiểm tra được cung cấp phân biệt được các chi tiết có liên quan khi chuẩn bị, bảo quản, ổn định và đo kích thước nhằm truy tìm đến được từng mẫu thử riêng lẻ.

Mỗi mẫu kiểm tra hoặc mẫu thử phải được nhận dạng riêng biệt bằng cách ghi nhãn hoặc phân tách ở mỗi giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm. Nếu sử dụng việc ghi nhãn để nhận dạng, thì các dấu hiệu sẽ phải đủ bền để đảm bảo rằng mẫu thử hoặc mẫu kiểm tra có thể nhận diện được cho đến khi bỏ đi. Khi hiệu ứng thớ có tác động đáng kể đến kết quả thử thì hướng của thớ phải được xác định trên từng mẫu kiểm tra hoặc mẫu thử.

Phương pháp ghi nhãn không được làm ảnh hưởng đến các tính chất mẫu hoặc mẫu thử và tránh ghi nhãn lên các bề mặt quan trọng, tức là các bề mặt trực tiếp được thử nghiệm (như trong các phép thử mài mòn) hoặc các bề mặt mà ở đó vết đứt sẽ kết thúc trong khi thử nghiệm (như trong các phép thử xé rách hoặc kéo giãn).

3. Điều kiện tiêu chuẩn phòng thử nghiệm

3.1. Nhiệt độ tiêu chun phòng thử nghiệm

Nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm phải là (23 ± 2) °C hoặc (27 ± 2) °C phù hợp với thực tế của quốc gia. Khi có yêu cầu chặt chẽ thì dung sai phải là ± 1 °C.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1592:2013 (ISO 23529:2010) về Cao su – Quy trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho các phương pháp thử vật lý

  • Số hiệu: TCVN1592:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản