Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1595-1:2013

ISO 7619-1:2010

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG ẤN LÕM - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO ĐỘ CỨNG (ĐỘ CỨNG SHORE)

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of indentation hardness - Part 1: Durometer method (Shore hardness)

Lời nói đầu

TCVN 1595-1:2013 thay thế TCVN 1595-1:2007.

TCVN 1595-1:2013 hoàn toàn tương đương ISO 7619-1:2010.

TCVN 1595-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 1595, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 7619, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm

- TCVN 1595-1:2013 (ISO 7619-1:2010), Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (độ cứng Shore)

- TCVN 1595-2:2013 (ISO 7619-2:2010), Phần 2: Phương pháp sử dụng dụng cụ bỏ túi IRHD

Lời giới thiệu

Độ cứng của cao su, được đo bằng thiết bị đo độ cứng Shore hoặc dụng cụ bỏ túi IRHD, được xác định từ phản hồi của cao su đối với tác động ấn lõm. Phản hồi này phức tạp và sẽ phụ thuộc vào:

a) môđun đàn hồi của cao su;

b) các tính chất đàn hồi nhớt của cao su;

c) độ dày của mẫu thử;

d) dạng hình học của mũi ấn;

e) áp suất được sử dụng;

f) tốc độ tăng của áp suất, và

g) khoảng thời gian độ cứng được ghi lại.

Vì các yếu tố này, không nên coi có mối quan hệ trực tiếp giữa các kết quả sử dụng thiết bị đo độ cứng (độ cứng Shore) với các giá trị đo bằng IRHD, mặc dù sự tương quan đã được thiết tập đối với một số cao su riêng rẽ hoặc hỗn hợp.

Lúc đầu thiết bị đo độ cứng là dụng cụ di động cầm tay đã được chứng minh là đặc biệt thuận tiện cho việc thực hiện các phép đo trên sản phẩm. Hiện nay một số phòng thử nghiệm cũng có thể sử dụng chúng trên một khung giá có trọng lượng tác động lên mặt ép để tăng độ chụm.

CHÚ THÍCH: TCVN 9810 (ISO 48)[1] quy định cách đo độ cứng đối với việc xác định độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD. Thông tin thêm về mối quan hệ giữa các giá trị đo của thiết bị đo độ cứng và của IRHD đã được nêu trong tài liệu tham khảo[5], [6], [7].

 

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH Đ CỨNG ẤN LÕM - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO Đ CỨNG CỨNG SHORE)

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of indentation hardness - Part 1: Durometer method (Shore hardness)

CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tt cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

CHÚ Ý: Một số quy trình quy định trong tiêu chuẩn này có thể liên quan đến việc sử dụng hoặc tạo ra các chất hoặc chất thải, điều này có thể gây ra mối nguy hại cho môi trường địa phương. Nên tham khảo các tài liệu thích hp về x lý an toàn và thi bỏ sau khi sử dụng.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ cứng ấn lõm (độ c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595-1:2013 (ISO 7619-1:2010) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng ấn lõm – Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng ( Độ cứng Shore)

  • Số hiệu: TCVN1595-1:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản