Hệ thống pháp luật

TCVN 2825:1999

ISO 6607:1985

QUẶNG NHÔM − XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG SILIC − KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

Aluminium ores Determination of total silicon content Combined gravimetric and spectrophotometric method

 

Lời nói đầu

TCVN 2825:1999 thay thế TCVN 2825:1979;

TCVN 2825:1999 hoàn toàn tương đương với ISO 6607:1985

TCVN 2825:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 129 “Quặng nhôm” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

QUẶNG NHÔM − XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG SILIC − KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

Aluminium ores Determination of total silicon content Combined gravimetric and spectrophotometric method

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kết hợp khối lượng và quang phổ để xác định tổng hàm lượng silic trong quặng nhôm.

Phương pháp này có thể áp dụng cho quặng có hàm lượng silic oxit từ 1% đến 25% (m/m).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 5725 -1986 Độ chính xác của phương pháp thử − Xác định độ lặp lại và độ tái lập bằng thí nghiệm phân tích giữa các phòng thí nghiệm.

TCVN 2826:1999 (ISO 6995:1985) Quặng nhôm − Xác định hàm lượng titan − Phương pháp quang phổ 4,4’ - diantipyrylmetan.

3. Nguyên tắc

Phân hủy mẫu thử bằng các cách sau:

a) Xử lý bằng hỗn hợp axit clohidric, axit nitric và axit sunfuric.

CHÚ THÍCH − Phương pháp này chỉ dùng cho quặng chứa gibxit và bômit hoặc chỉ có bômit và khi hòa tan mẫu sau khi đuổi silic oxit, cặn thu được ít hơn 1% khối lượng của mẫu thử.

hoặc

b) Nung phân hủy mẫu bằng natri peroxit sau đó nung chảy nhanh. Hòa tan khối đã nóng chảy bằng axit sunfuric.

CHÚ THÍCH − Phương pháp này dùng cho quặng chứa diaspor và khi phân hủy mẫu bằng axit sau khi đuổi silic oxit thì cặn còn lớn hơn 1% khối lượng mẫu thử.

hoặc

c) Phương pháp nung chảy nêu ở 3c và 7.5.1.3 của ISO 6995.

Khử nước của silic oxit, hòa tan muối, lọc và nung silic oxit có tạp chất, xử lý bằng axit flohydric và axit sunfuric. Nung chảy cặn với hỗn hợp nung chảy natri cacbonat và natri tetraborat, hòa tan khối nóng chảy bằng axit sunfuric rồi nhập vào dung dịch chính.

Xử lý phần dung dịch chính bằng lượng dư natri hydroxyt và đun nóng để khử polyme silic oxit trong dung dịch. Axit hóa bằng axit sunfuric và điều chỉnh đến độ pH 1,4 tiếp theo sau khi cho thêm amoni molybdat. Phá hủy axit photphomolipdic và axit arsenomolipdic bằng cách cho thêm axit sunfuric, khử axit b silicomolipdic đến phức màu xanh và đo độ hấp thụ ở khoảng 810 nm.

4

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2825:1999 (ISO 6607:1985) về Quặng nhôm - Xác định tổng hàm lượng silic - Kết hợp phương pháp khối lượng và phương pháp quang phổ

  • Số hiệu: TCVN2825:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản