Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13624:2023
ISO/TS 26030:2019

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) TRONG CHUỖI THỰC PHẨM

Social responsibility and sustainable development - Guidance on using ISO 26000:2010 in the food chain

Li nói đầu

TCVN 13624:2023 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 26030:2019;

TCVN 13624:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Trách nhiệm xã hội là cách tiếp cận tổng thể nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Trách nhiệm xã hội là “trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và các hoạt động xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức”. Trách nhiệm xã hội cũng có thể được hiểu là công cụ để đổi mới, cạnh tranh ở thời điểm hiện tại và thế hệ tương lai.

Các tổ chức trong chuỗi thực phẩm trên khắp thế giới và các bên liên quan ngày càng nhận thức được nhu cầu và lợi ích của hành vi có trách nhiệm với xã hội trong toàn bộ chuỗi giá trị các hoạt động của họ. Các tổ chức trong chuỗi thực phẩm sẵn sàng thực hiện trách nhiệm xã hội có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng tiêu chuẩn này cùng với TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010).

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn việc áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) cụ thể là cho các tổ chức trong chuỗi thực phẩm và hữu ích cho tất cả các loại hình tổ chức trong chuỗi thực phẩm, dù quy mô lớn hay quy nhỏ, các hoạt động ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển. Các tổ chức chuỗi thực phẩm có thể sử dụng tiêu chuẩn này cùng với các tổ chức có liên quan và các bên liên quan khác.

Thực hiện trách nhiệm xã hội là nguồn đổi mới và sức hấp dẫn cho tổ chức, bên cạnh đó còn mang lại nhiều lợi ích: cải thiện đối thoại với các bên liên quan, cải thiện sự gắn kết xã hội, sự khác biệt so với đối thủ, danh tiếng tốt hơn, cải thiện hiệu quả kinh tế và hiệu suất công nghiệp, cái nhìn tốt hơn về các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà bảo trợ, v.v... và cuối cùng, năng suất tăng.

Trách nhiệm xã hội là công cụ mạnh mẽ giúp các tổ chức chuyển từ mục đích tốt sang thực hành tốt kết nối với khuôn khổ bền vững của Liên hiệp quốc. Tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ các tổ chức trong chuỗi thực phẩm cam kết đóng góp vào việc đạt được 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. SDG 2 đặc biệt tập trung thúc đẩy nông nghiệp bền vững, trong khi SDG 12 tập trung vào các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững (xem Phụ lục A và Phụ lục C).

Định nghĩa và tóm tắt các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội theo TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010)

TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) định nghĩa trách nhiệm xã hội là:

Trách nhiệm của tổ chức đối với những tác động của các quyết định và hoạt động của tổ chức đến xã hội và môi trường thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức nhằm:

- đóng góp cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội;

- tính đến những mong muốn của các bên liên quan;

- phù hợp với luật pháp và nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế; và

- tích hợp trong toàn bộ tổ chức và thực thi trong các mối quan hệ của tổ chức.

TCVN ISO 2.6000:2013 (ISO 26000:2010) mô tả hai thực hành cơ bản của trách nhiệm xã hội, đó là:

- sự thừa nhận của tổ chức về trách nhiệm xã hội; và

- sự nhận biết cũng như gắn kết với các bên liên quan của tổ chức.

Cùng với các nguyên tắc được mô tả trong Điều 4 của TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), các thực hành này cần được ghi nhớ khi giải quyết các chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội được mô tả trong Điều 6 của TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010).

Các tổ chức cần ứng xử dựa theo các t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13624:2023 (ISO/TS 26030:2019) về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm

  • Số hiệu: TCVN13624:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản