Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13142-2:2020

ISO 34101-2:2019

CACAO ĐƯỢC SẢN XUẤT BỀN VỮNG VÀ CÓ THỂ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - PHẦN 2: YÊU CẦU ĐỐI VỚI KẾT QUẢ THỰC HIỆN (VỀ CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG)

Sustainable and traceable cocoa - Part 2: Requirements for performance (related to economic, social, and environmental aspects)

Lời nói đầu

TCVN 13142-2:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 34101-2:2019;

TCVN 13142-2:2020 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16/SC2 Cacao và sản phẩm cacao biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13142 (ISO 34101) Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc, gồm các phần sau:

- TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019), Phần 1: Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;

- TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019), Phần 2: Yêu cầu đối với kết quả thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường);

- TCVN 13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019), Phần 3: Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc;

- TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019), Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận.

Lời giới thiệu

Bộ TCVN 13142 (ISO 34101) quy định các yêu cầu đối với việc sản xuất hạt cacao bền vững, truy xuất nguồn gốc cacao sản xuất bền vững và chương trình chứng nhận cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc.

Hạt cacao sản xuất bền vững thu được khi đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý theo TCVN 13142-1 (ISO 34101-1), hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) và theo tiêu chuẩn này.

Cách tiếp cận từng bước của bộ TCVN 13142 (ISO 34101) bao gồm ba mức yêu cầu: mức ban đầu, mức trung bình và mức cao. Các yêu cầu về ba mức của kết quả thực hiện được quy định trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu về ba mức của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) hoặc TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) như sau:

- mức ban đầu: Phụ lục A trong TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019):

- mức trung bình: Phụ lục B trong TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019):

- mức cao: TCVN 13142-1 (ISO 34101-1).

Tổ chức sản xuất cacao bền vững có thể xin chứng nhận ban đầu cho mức bất kỳ và sau đó hướng tới và đạt được mức cao hơn. Thời gian từ mức ban đầu đến mức trung bình có thể mất 60 tháng. Từ mức trung bình đến mức cao có thể mất 60 tháng.

Các yêu cầu đối với kết quả thực hiện được quy định trong tiêu chuẩn này là các yêu cầu bổ sung cho các yêu cầu của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. Chỉ các tổ chức đáp ứng được cả các yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững [theo TCVN 13142-1 (ISO 34101-1), hoặc theo Phụ lục A hoặc Phụ lục B của TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019)] và các yêu cầu đối với kết quả thực hiện (theo tiêu chuẩn này) mới được phép công bố sản phẩm cacao của họ được sản xuất bền vững.

TCVN 13142-3 (ISO 34101-3) quy định các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản xuất cacao bền vững [đáp ứng các yêu cầu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101)] từ một tổ chức sản xuất cacao bền vững và toàn bộ chuỗi cung ứng cacao đó.

TCVN 13142-4 (ISO 34101-4) quy định các yêu cầu về chương trình chứng nhận cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc phù hợp với các yêu cầu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101), bao gồm các yêu cầu về mức ban đầu, mức trung bình đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.

Tiêu chuẩn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019) về Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 2: Yêu cầu đối với kết quả thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường)

  • Số hiệu: TCVN13142-2:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/10/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản