Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13533:2022

ĐỘ BỀN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ - THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN CẤP ĐỘ BỀN THEO TÁC NHÂN SINH HỌC

Durability of wood and wood-based products - Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based products

Lời nói đầu

TCVN 13533:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo BS EN 350:2016 Durability of wood and wood-based products. Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based materials.

TCVN 13533:2022 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỘ BN CỦA G VÀ SẢN PHM G - THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN CẤP ĐỘ BN THEO TÁC NHÂN SINH HỌC

Durability of wood and wood-based products - Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based products

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp xác định và phân cấp độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ theo tác nhân sinh học gây hại gỗ.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho loại gỗ cụ thể, lô gỗ nguyên và sản phẩm gỗ đã qua chế biến bao gồm: gỗ xử lý nhiệt, gỗ xử lý bảo quản và gỗ biến tính.

Tiêu tiêu chuẩn này không thay thế cho phép thử hiệu lực của các hoạt chất diệt sinh vật hại gỗ. Các tác nhân gây hại gỗ được đề cập trong tiêu chuẩn gồm:

- Nấm mục hại gỗ;

- Xén tóc hại gỗ;

- Mọt hại gỗ;

- Mối hại gỗ;

- Hà biển hại gỗ.

Phụ lục B (tham khảo) mẫu thu thập dữ liệu phân cấp độ bền sinh học của các loại gỗ được thử nghiệm. Phụ lục này cũng cung cấp thông tin liên quan đến nguồn gốc địa lý, khối lượng riêng, độ rộng gỗ dác của gỗ.

CHÚ THÍCH: Khả năng tẩm, độ bền với nấm gây biến màu, khả năng thấm nước, tuổi thọ sử dụng của gỗ và sản phẩm gỗ cũng là những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, do các phương pháp đánh giá và phân cấp các yếu tố này chưa được chuẩn hóa hoặc chưa được thử nghiệm rộng rãi, hướng dẫn sơ bộ được đưa ra trong Phụ lục C (tham khảo) để phân cấp khả năng tẩm gỗ chế phẩm bảo quản dạng tan trong nước. Phụ lục D (tham khảo) để phân cấp khả năng thấm nước của gỗ. Phụ lục E (tham khảo) để đánh giá độ bền với nấm gây biến màu của gỗ và Phụ lục F (tham khảo) để phân cấp tuổi thọ của gỗ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8048-1:2009 (ISO 3130), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định độ m cho các phép thử cơ lý.

TCVN 8048-2:2009 (ISO 3131), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 2: Xác định khối lượng thể tích cho các phép thử cơ lý.

TCVN 8048-4:2009 (ISO 3349), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 4: Xác định môđun đàn hồi uốn tĩnh.

TCVN 10750:2015, Thuốc bảo quản gỗ - Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học - Phương pháp bay hơi.

TCVN 10751:2015, Thuốc bảo quản - Phương pháp thử tại hiện trường xác định hiệu lực của thuốc bảo quản gỗ để sử dụng trong điều kiện có lớp phủ và không tiếp đất - Phương pháp mộng chữ L.

TCVN 10752:2015, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp xác định khả năng chống chịu nấm hại gỗ Basidiomycetes.

TCVN 11355:2016, Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống mối gỗ ẩm - Phương pháp phòng thí nghiệm.

EN 20-1, Wood preservatives - Determination of the pr

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13533:2022 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Thử nghiệm và phân cấp độ bền theo tác nhân sinh học

  • Số hiệu: TCVN13533:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản