- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7752:2017 (ISO 2074:2007 WITH AMD 1:2017) về Gỗ dán - Từ vựng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12716:2019 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Độ bền tự nhiên của gỗ - Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng
GỖ DÁN - ĐỘ BỀN SINH HỌC - HƯỚNG DẪN CHỌN GỖ DÁN TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
Plywood - Biological durability - Guidance for the selection of plywood for use in different use classes
Lời nói đầu
TCVN 12715:2019 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CEN/TS 1099:2007.
TCVN 12715:2019 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 12715:2019, Gỗ dán - Độ bền sinh học - Hướng dẫn chọn gỗ dán trong các điều kiện sử dụng được xây dựng trên cơ sở tham khảo CEN/TS 1099:2007 trong đó có sửa đổi tên loài xén tóc, mọt, mối hại gỗ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Xén tóc gỗ khô Stromatium longicorne được thay cho giống Hylotruppes; Mọt hai sừng Heterobostrychus thay cho giống Anobium (Theo sách chuyên khảo “Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ” của Lê Văn Nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1999).
GỖ DÁN - ĐỘ BỀN SINH HỌC - HƯỚNG DẪN CHỌN GỖ DÁN TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
Plywood - Biological durability - Guidance for the selection of plywood for use in different use classes
Tiêu chuẩn này hướng dẫn chọn gỗ dán trong các Điều kiện sử dụng khác nhau theo quy định trong TCVN 8167:2019.
Hướng dẫn này được dựa vào phân cấp độ bền tự nhiên của gỗ nguyên theo EN 350:2016 và kết hợp với các yếu tố đặc trưng của gỗ dán.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến độ bền với các yếu tố lý hóa như thời tiết và cũng không đề cập tới độ bền sinh học của chất kết dính.
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7752:2017, Gỗ dán - Từ vựng
TCVN 8167:2019, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng
TCVN 12716:2019, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Độ bền tự nhiên của gỗ - Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng
EN 350:2016, Durability of wood and wood-based products - Testing and classification of the durability to biological agents of wood and wood-based materials (EN 350:2016, Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Phương pháp thử và phân cấp độ bền theo các tác nhân sinh học)
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7752:2017, và các thuật ngữ sau:
3.1
độ bền tự nhiên của gỗ (natural durability of wood)
độ bền sẵn có của gỗ chống lại các tác nhân sinh vật hại gỗ.
3.2
độ bền sinh học của gỗ (biological durability of wood)
khả năng của gỗ có hoặc không xử lý bảo quản chống chịu các tác nhân sinh vật gây hại.
4 Các biện pháp phòng ngừa trong sử dụng
4.1 Nguyên tắc lựa chọn
Gỗ dán cần được lựa chọn cho phù hợp với các điều kiện sử dụng và lưu ý tới bất cứ sự nguy hại có khả năng xảy ra.
Năm loại điều kiện sử dụng đã được xác định đại diện cho các điều kiện sử dụng khác nhau của gỗ dán (Xem Bảng 1).
Nguy cơ gây hại do sinh vật có thể khác biệt nhau theo mục đích sử dụng trong cùng một điều kiện
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11900:2017 (ISO 1954:2013) về Gỗ dán - Dung sai kích thước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11901-1:2017 (ISO 2426-1:2000) về Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 1: Nguyên tắc chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11901-2:2017 (ISO 2426-2:2000) về Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 2: Gỗ cứng
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7752:2017 (ISO 2074:2007 WITH AMD 1:2017) về Gỗ dán - Từ vựng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11900:2017 (ISO 1954:2013) về Gỗ dán - Dung sai kích thước
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11901-1:2017 (ISO 2426-1:2000) về Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 1: Nguyên tắc chung
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11901-2:2017 (ISO 2426-2:2000) về Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 2: Gỗ cứng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Loại điều kiện sử dụng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12716:2019 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ - Độ bền tự nhiên của gỗ - Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12715:2019 về Gỗ dán - Độ bền sinh học - Hướng dẫn chọn gỗ dán trong các điều kiện sử dụng
- Số hiệu: TCVN12715:2019
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2019
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực