Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10750:2015

THUỐC BẢO QUẢN GỖ - QUY TRÌNH THUẦN THỤC NHANH GỖ ĐÃ XỬ LÝ THUỐC BẢO QUẢN TRƯỚC KHI THỬ NGHIỆM SINH HỌC - PHƯƠNG PHÁP BAY HƠI

Wood preservatives - Accelerated ageing of treated wood prior to biological testing - Evaporative egeing procedure

Lời nói đầu

TCVN 10750:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 73:1988;

TCVN 10750:2015 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THUỐC BẢO QUẢN GỖ - QUY TRÌNH THUẦN THỤC NHANH GỖ ĐÃ XỬ LÝ THUỐC BẢO QUẢN TRƯỚC KHI THỬ NGHIỆM SINH HỌC - PHƯƠNG PHÁP BAY HƠI

Wood preservatives - Accelerated ageing of treated wood prior to biological testing - Evaporative ageing procedure

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả quy trình thuần thục nhanh bằng phương pháp bay hơi, áp dụng cho các mẫu gỗ thử nghiệm đã được xử lý với thuốc bảo quản để đánh giá sự suy giảm về hiệu lực bảo quản bằng các thử nghiệm sinh học, thông qua việc so sánh với mẫu không được xử lý thuần thục nhanh.

2. Nguyên tắc

Sử dụng một dòng không khí sạch với tốc độ, nhiệt độ và thời gian nhất định tác động lên mẫu thử. Các mẫu thử nghiệm sinh học dùng để đánh giá hiệu lực chống lại nấm hoặc côn trùng được chuẩn bị theo các phương pháp quy định tại tiêu chuẩn thích hợp.

3. Thiết bị

3.1. Ống dẫn khí: được chia khoang, nối với thiết bị gia nhiệt và phân phối không khí. Không khí phải sạch bụi và không bị ô nhiễm bởi các hóa chất có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Thiết bị gia nhiệt và phân phối khí phải đảm bảo để nhiệt độ không khí được duy trì liên tục, ổn định và đồng đều trong mỗi khoang.

Ống dẫn khí phải đảm bảo sao cho dòng không khí đi ra khỏi đường ống dẫn không thể quay trở lại.

3.2. Thiết bị ghi nhiệt độ: có khả năng đo nhiệt độ ở 40oC ± 2°C.

3.3. Thiết bị đo vận tốc dòng khí: Có khả năng đo tốc độ không khí ở 1 m/s ± 0,1 m/s.

3.4. Phòng điều hòa hoặc t môi trường: có khả năng duy trì nhiệt độ ở 20°C ± 2°C và và độ ẩm tương đối ở 65% ± 5% để ổn định các mẫu thử sau quy trình thuần thục nhanh bằng phương pháp bay hơi.

4. Mu thử nghiệm

4.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Mẫu thử nghiệm và việc chuẩn bị chúng được quy định trong các tiêu chuẩn liên quan đến các thử nghiệm sinh học sẽ được thực hiện.

Quy trình thuần thục nhanh bằng phương pháp bay hơi được tiến hành chậm nhất là 3 tháng sau khi kết thúc quá trình lưu mẫu đã được xử lý theo các tiêu chuẩn thử nghiệm sinh học liên quan.

4.2. Số lượng mẫu thử

Số lượng mẫu thử đảm bảo cho các thử nghiệm sinh học được quy định trong các tiêu chuẩn thử nghiệm thích hợp. Cần lưu ý quy trình thuần thục nhanh bằng phương pháp bay hơi sẽ được áp dụng như nhau đối với mẫu thử nghiệm đã được xử lý bảo quản và mẫu đối chứng. Các mẫu đối chứng phải thuộc các loại sau:

- Mẫu đối chứng đã xử lý: Không thử nghiệm với tác nhân sinh học sau quá trình thuần thục nhanh bằng phương pháp bay hơi. Các mẫu này được dùng làm đối chứng để xác định sự thay đổi khối lượng trong những thử nghiệm cần đánh giá đến yếu tố này

- Các mẫu đối chứng chưa xử lý: Được thử nghiệm các tác nhân sinh học sau quá trình thuần thục nhanh bằng phương pháp bay hơi để kiểm tra các biến đổi của mẫu chưa tẩm. Các mẫu này chỉ cần đến trong các thử nghiệm với côn trùng

- Mẫu đối chứng được xử lý

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10750:2015 về Thuốc bảo quản gỗ - Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học - Phương pháp bay hơi

  • Số hiệu: TCVN10750:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản