Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12605:2019

MẬT ONG

Honey

Lời nói đầu

TCVN 12605:2019 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MẬT ONG

Honey

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mật ong.

Đối với mật ong hoa đơn buốt, áp dụng thêm các quy định tại Phụ lục A.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

TCVN 5261:1990, Sản phm ong - Phương pháp lấy mẫu

TCVN 5262:1990, Sản phẩm ong - Phương pháp thử cảm quan

TCVN 5263:1990, Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng nước

TCVN 5264:1990, Sản phẩm ong - Phương pháp xác định chất rắn không tan trong nước

TCVN 5266:1990, Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng đường khử tự do

TCVN 5268:2008, Mật ong - Xác định hoạt lực Diastaza

TCVN 5269:1990, Mật ong tự nhiên - Phương pháp xác định hàm lượng đường sacaroza

TCVN 5270:2008, Mật ong - Xác định Hydroxymetylfurfural bằng phương pháp quang phổ

TCVN 5271:2008, Mật ong - Xác định hàm lượng axit bằng phương pháp chuẩn độ

TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003), Quy phạm thực hành về nguyên tắc chung đi với vệ sinh thực phẩm

TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013), Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm

TCVN 12395:2018, Mật ong - Xác định độ dẫn điện

AOAC 920.180 Honey (Liquid, strained, or Comb) Preparation of Test Sample (Mật ong - Chuẩn bị mẫu th)

AOAC 998.12, C-4 Plant Sugars in Honey (Đường C-4 trong mật ong)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Mật ong (honey)

Chất ngọt tự nhiên được ong mật thu từ mật hoa, dịch tiết thực vật hoặc dịch tiết của côn trùng sống trên cây được chuyển hóa, loại nước rồi trữ lại trong tổ cho đến khi chín hoàn toàn, không được pha trộn.

3.2

Dư lượng thuốc thú y (Veterinary Drug Residues)

Những chất có nguồn gốc từ thuốc thú y có trong mật ong bị nhiễm vào từ quá trình nuôi ong, thu gom, sơ chế, bảo quản mật ong.

3.3

Hàm lượng đường C-4 (Sugars C-4)

Hàm lượng các loại đường có nguồn gốc từ cây mía, ngô, lúa mì được sử dụng để làm thức ăn trong quá trình chăn nuôi ong mật hoặc bị trộn trái phép vào mật ong.

3.4

Diastasa (Diastasa)

Enzym có chức năng phân hủy polysaccharide thành monochacaride, được ong thợ tiết ra trong quá trình luyện mật hoa thành mật ong.

3.5

Ngọt khé (Strong sweet)

Vị ngọt đậm gắt đến mức gây cảm giác khó chịu ở cổ họng.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu chung

Mật ong phải giữ nguyên bản chất tự nhiên của mật ong, không được pha trộn và bổ sung bất kỳ thành phần n

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 về Mật ong

  • Số hiệu: TCVN12605:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản