Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5264:1990

SẢN PHẨM ONG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC
Bee products - Determination of water insoluble solid content

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chất rắn không tan trong nước của mật ong tự nhiên và sữa chúa tự nhiên

1. Khái niệm: Theo TCVN 5060 – 90

2. Lấy mẫu: Theo TCVN 5261 – 90

3. Phương pháp xác định

3.1. Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước của mật ong tự nhiên.

3.1.1. Nguyên tắc: Dựa vào việc xác định khối lượng của các chất rắn không tan trong nước được giữ lại sau khi lọc và sấy khô

3.1.2. Dụng cụ:

Tủ sấy tự ngắt có thể duy trì ở nhiệt độ 1050C ± 10C và 1350C ± 20C

- Cân phân tích;

- Giấy lọc mịn;

- Đũa thủy tinh;

- Bình hút ẩm có siliccagen;

- Bình tam giác dung tích 200, 250, 500 ml;

- Cốc thủy tinh dung tích 50ml;

- Phễu lọc G4;

- Bếp điện.

3.4.3. Tiến hành thử.

Cân 20g mật ong mẫu chính xác tới 0,0001g hòa tan với 100 – 150 ml nước cất đã đun nóng đến nhiệt độ 800C, khuấy đều.

Lọc dung dịch mẫu qua giấy lọc hoặc phễu lọc đã được sấy khô và biết khối lượng. Rửa cặn bằng nước cất đun đóng nhiều lần để loại bỏ hết đường. Cho giấy lọc có cặn vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 135 ± 20C trong vòng 1 giờ làm nguội trong bình hút ẩm và cân lặp lại thao tác đó cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp không quá 0,001g.

3.1.4. Xử lý kết quả:

Hàm lượng chất rắn không tan trong nước (X1), tính bằng % khối lượng, theo công thức:

Trong đó:

P1: Khối lượng giấy lọc và cặn sau khi sấy, g

P2: Khối lượng giấy lọc sau khi sấy, g.

m1: Khối lượng mẫu, g.

Kết quả là trung bình cộng của ít nhất 2 lần thử đồng thời có sai lệch giá trị không quá 0,01%.

3.2. Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước của sữa chúa tự nhiên

3.2.1. Nguyên tắc: Như mục 3.1.1.

3.2.2. Dụng cụ: Như quy định ở mục 3.1.2.

3.2.3. Tiến hành thử

Cân 10g sữa chúa mẫu chính xác đến 0,0001g, hòa tan trong 150 – 200 ml nước cất, khuấy đều đem lọc qua giấy lọc đã được sấy khô và biết khối lượng.

Phần cặn được rửa bằng nước cất nóng 500C nhiều lần để loại bỏ các chất tan trong nước, cho giấy lọc có tạp chất vào tủ sấy ở nhiệt độ 105 ± 10C và sấy trong thời gian 3-4 giờ.

Làm nguội trong bình hút ẩm và cân. Lặp lại thao tác đó cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp không quá 0,001g.

3.2.4. Xử lý kết quả:

Hàm lượng chất rắn không tan trong nước (X2) tính bằng % khối lượng theo công thức:

Trong đó:

P3: Khối lượng giấy lọc và cặn sau khi sấy, g

P4: Khối lượng giấy lọc sau khi sấy, g.

m2: Khối lượng mẫu thử, g.

Kết quả là trung bình cộng của ít nhất hai lần thử đồng thời có sai lệch giá trị không quá 0,01%.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5264:1990 về sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng chắt rắn không tan trong nước

  • Số hiệu: TCVN5264:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản