Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12298-2:2018

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, PHÂN TÍCH CÁC BĂNG ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO TRÊN BIỂN

Investigation, assesstment and exploration of minerals - Part 2: Method of processing and interpretation of the offshore hight resolution seimic data

Lời nói đầu

TCVN 12298-2:2018 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, PHÂN TÍCH CÁC BĂNG ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO TRÊN BIỂN

Investigation, Assesstment and Exploration of minerals - Part 2: Method of processing and Interpretation of the offshore hight resolution seismic data

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nội dung xử lý và minh giải tài liệu đo địa chấn nông phân giải cao trên biển.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng trong đo vẽ địa chất công trình tại các khu vực biển nông ven bờ hoặc các cửa sông.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12298-1:2018, Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp đo địa chấn nông phân giải cao trên biển;

TCVN 12298-3:2018, Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp xác định chất lượng tài liệu đo địa chấn nông phân giải cao trên biển;

TCVN 9434:2012, Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 12298-1:2018; TCVN 12298-3:2018 và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây:

3.1

Tập địa chấn (seismic package)

Là một phần của lát cắt địa chấn nằm giữa hai mặt ranh giới phản xạ chỉnh hợp hoặc bất chỉnh hợp có đặc điểm trường sóng tương tự nhau.

3.2

Nóc tập (top)

Là ranh giới trên cùng của một tập địa chấn.

3.3

Đáy tập (base)

Là ranh giới dưới cùng của một tập địa chấn.

3.4

Xử lý tài liệu địa chấn (seismic data processing)

Là quá trình áp dụng các thuật toán và phần mềm xử lý nhằm khai thác và biến đổi thông tin thu thập được từ thực địa để cho ra một mặt cắt địa chấn có độ phân giải cao và dựa vào đó có thể minh giải các đặc tính địa chất, địa chất khoáng sản và địa chất môi trường, phục vụ xây dựng bản đồ (sơ đồ) kết quả.

3.5

Sóng có ích (useful waves)

Trong tập hợp các sóng xuất hiện ở điểm quan sát, chỉ những sóng nào liên hệ với đối tượng nghiên cứu và được sử dụng để phân tích tài liệu nhằm giải quyết các nhiệm vụ địa chất đề ra gọi là sóng có ích. Thí dụ, trong phương pháp địa chấn phản xạ, sóng có ích là sóng phản xạ một lần từ các mặt ranh giới phản xạ khác nhau.

3.6

Nhiễu (noise)

Tập hợp toàn bộ các sóng không liên hệ trực tiếp với đối tượng nghiên cứu và không được dùng để phân tích tài liệu thì được gọi là nhiễu. Thí dụ sóng khúc xạ sẽ được coi là nhiễu khi nghiên cứu sóng phản xạ.

4  Yêu cầu, sản phẩm đạt được sau khi xử lý, minh giải băng ghi địa chấn

Các băng địa chấn đưa v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12298-2:2018 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phần 2: Phương pháp xử lý, phân tích các băng địa chấn nông phân giải cao trên biển

  • Số hiệu: TCVN12298-2:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản