Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9431:2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RẤT THẤP

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Very low frequency electromagnetic method

Lời nói đầu

TCVN 9431 : 2012 - Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện từ tần số rất thấp - do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TỪ TẦN SỐ RẤT THẤP

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Very low frequency electromagnetic method

1. Định nghĩa phương pháp, phạm vi áp dụng

1.1. Nguyên tắc của phương pháp

Phương pháp điện từ tần số rất thấp (ĐTTSRT) là phương pháp thăm dò điện từ, sử dụng các đài phát sóng radio cố định, công suất lớn, tần số từ 10÷30kHz làm nguồn sóng điện từ sơ cấp để tạo ra trường cảm ứng thứ cấp trong các đối tượng dẫn bên dưới mặt đất, nằm cách xa đài phát tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn kilômét. Các thành phần trực giao khác nhau của trường thứ cấp được ghi nhận, từ đó thu được các thông tin về tính chất, vị trí của các đối tượng dẫn trong lát cắt địa chất.

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nội dung kỹ thuật chủ yếu cần phải thực hiện khi sử dụng phương pháp điện từ tần số rất thấp trong điều tra, đánh giá địa chất và thăm dò khoáng sản.

2. Tài liệu viện dẫn:

TCVN 9434:2012. Công tác trắc địa phục vụ đo địa vật lý. 2012.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

3.1. Trường sơ cấp

Trường điện hoặc trường từ biến đổi điều hòa mà nguồn phát là từ các đài phát thanh hoặc máy phát sóng điện từ dùng trong thăm dò địa vật lý để gây cảm ứng điện từ trong môi trường nghiên cứu.

3.2. Trường thứ cấp

Trường điện hoặc trường từ biến đổi điều hòa phát sinh do hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong môi trường địa chất.

3.3. Tần số rất thấp

Tần số sóng điện từ được sử dụng trong phương pháp điện từ tần số rất thấp, có giá trị trong khoảng từ 10 đến 30kHz.

3.4. Phân cực ellip

Khi sóng điện từ phẳng lan truyền trong môi trường dẫn, hình chiếu của đầu vectơ trường điện (hoặc trường từ) lên mặt phẳng vuông góc với phương truyền sóng tạo nên hình ellip (ellip phân cực) gọi là phân cực ellip.

3.5. Góc nghiêng (dip angle) của ellip phân cực

Góc giữa trục dài của ellip phân cực với mặt phẳng ngang gọi là góc nghiêng (dip angle) của ellip phân cực.

Trong công thức (2) thì q là góc nghiêng của ellip phân cực.

3.6. Tâm sai của ellip phân cực (ellipticity)

Trong phương pháp ĐTTSRT đại lượng tâm sai của ellip phân cực là tỷ số giữa bán trục nhỏ và bán trục lớn của ellip phân cực. Một số máy thu dùng trong phương pháp ĐTTSRT đo và ghi đại lượng vật lý này.

Trong công thức (2) thì e là tâm sai của ellip phân cực.

3.7. Hiệu ứng Skin (skin effect)

Hiệu ứng làm sóng điện từ bị hấp thụ năng lượng và suy yếu trong môi trường dẫn điện của lớp đất đá gần bề mặt.

3.8. Độ sâu skin (skin depth)

Độ sâu mà dưới đó sóng điện từ sơ cấp không thể tạo ra trường cảm ứng thứ cấp có thể ghi được trên mặt đất.

3.9. Thành phần đồng pha (in-phase component), thành phần vuông pha (quadrature component)

Hai thành phần của trường từ thứ cấp: thành phần đồng pha (in-phase) với trường sơ cấp và thành phần lệch pha hay v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9431:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp điện từ tần số rất thấp

  • Số hiệu: TCVN9431:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản