Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9433 : 2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN – PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN

Investigation, Evaluation and exploration of minerals – Electrical imaging method

Lời nói đầu

TCVN 9433 : 2012 – Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản -  Phương pháp ảnh điện– do Tổng Cục Địa chất và khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN – PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN

Investigation, Evaluation and exploration of minerals – Electrical imaging method

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức và cá nhân khi tiến hành phương pháp ảnh điện để giải quyết các nhiệm vụ:

- Phát hiện, đánh giá và dự báo vị trí, quy mô, kích thước và các yếu tố thế nằm của các đới, thân quặng có sự khác biệt về tính chất điện với đất đá vây quanh trong nghiên cứu, điều tra, đánh giá và thăm dò các loại khoáng sản có ích.

- Phát hiện, đánh giá và dự báo vị trí, quy mô, kích thước các đối tượng chứa nước trong điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng.

- Xác định và dự báo tính bền vững của các tầng đất đá trong nghiên cứu địa chất công trình, các bất đồng nhất trong thân đê, đập thủy lợi, thủy điện; nền móng các công trình giao thông, xây dựng. v.v…

- Khoanh vùng ô nhiễm trong nghiên cứu địa chất môi trường, các ranh giới địa chất gây trượt lỡ đất,…

2 Thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn được hiểu như sau:

2.1 Mặt cắt địa điện (electro- geological cross-section)

Là mặt cắt địa chất được xây dựng theo các tham số điện mà thường là tham số điện trở suất.

2.2 Mô hình địa điện một chiều (1D) (1 dimension model – 1D):

Là mô hình mặt cắt địa điện gồm 2 trường hợp:

- Mặt cắt phân lớp nằm ngang: là mô hình giống như môi trường trầm tích gồm các lớp nằm ngang có điện trở suất và chiều dày r1, h1; r2, h2;… rn, hn với hàm điện trở suất phụ thuộc vào chiều sâu r = ri(z), i là chỉ số lớp.

- Mặt cắt phân lớp thẳng đứng: là mô hình tương tự như môi trường đất đá bị bóc mòn chỉ còn đá gốc có ranh giới dốc đứng, có hàm điện trở suất phụ thuộc vào các lớp thay đổi theo chiều ngang r = ri(x).

2.3 Mô hình địa điện 2 chiều (2D) (2 dimension model – 2D):

Là mặt cắt địa điện gồm các lớp có tham số điện thay đổi theo 2 chiều (chiều ngang và chiều sâu), còn 1 chiều không thay đổi, hàm điện trở suất r = ri(x,z) và không thay đổi theo phương y.

2.4 Mô hình địa điện 3 chiều (3D) (3 dimension model – 3D):

Là khối địa điện có các tham số điện thay đổi theo cả 3 chiều x,y, z gần đúng với môi trường thực tế. Trong mô hình này, hàm điện trở suất r = ri(x,y,z).

2.5 Điện trở suất của đất đá và quặng

Là điện trở của một khối hộp đất đá hoặc quặng có hình lập phương với chiều dài mỗi cạnh là 1đơn vị dài m hoặc cm. Điện trở suất của đất đá hoặc quặng thường ký hiệu là r có thứ nguyên là Wm.

2.6 Hệ số thiết bị điện cực

Là hệ số phụ thuộc vào cách sắp xếp các điện cực phát và thu cắm trên mặt đất. Hệ số thiết bị điện cực thường được ký hiệu là K và có thứ nguyên đơn vị chiều dài m hoặc cm.

2.7 Điện trở suất biểu kiến

Là tham số điện trở suất được đo và tính toán bởi một hệ thiết bị điện cực nào đó trên mặt đất. Điện trở suất biểu kiến thường được ký hiệu là rk và có thứ nguyên là Wm.

2.8 Độ phân cực biểu kiến của đất đá và quặng

Là tham số điện đặc trưng cho khả năng hình thành trường điện thứ cấp trong đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9433:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp ảnh điện

  • Số hiệu: TCVN9433:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản