Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11210:2015

ISO 17715:2013

BỘT MÌ (TRITICUM AESTIVUM L.) - XÁC ĐỊNH TINH BỘT HƯ HỎNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO AMPE

Flour from wheat (Triticum aestivum L.) - Amperometric method for starch damage measurement

Lời nói đầu

TCVN 11210:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 17715:2013;

TCVN 11210:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Lời giới thiệu

Hàm lượng tinh bột bị hư hỏng là thông số quan trọng đối với chất lượng bột mì vì nó tác động trực tiếp đến khả năng hấp thụ nước của bột và dẫn đến ứng dụng của tinh bột trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Trước đây, một số phương pháp dựa trên các nguyên tắc khác nhau đã được phát triển để đánh giá hàm lượng tinh bột, nhưng việc so sánh kết quả là rất khó do việc sử dụng các nguyên tắc và đơn vị đo lường khác nhau.

Thiết bị phòng thử nghiệm được dành riêng cho việc xác định hàm lượng tinh bột bị hư hỏng bằng cách sử dụng phương pháp ampe và trong đó đưa ra lựa chọn đơn vị đo theo từng tài liệu tham khảo.

 

BỘT MÌ (TRITICUM AESTIVUM L.) - XÁC ĐỊNH TINH BỘT HƯ HỎNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO AMPE

Flour from wheat (Triticum aestivum L.) - Amperometric method for starch damage measurement

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp ampe để xác định tinh bột hư hỏng.

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các mẫu bột được xay công nghiệp hoặc trong phòng thử nghiệm từ lúa mì (Triticum aestivum L.).

CHÚ THÍCH 1  Lúa mì có thể được xay trong phòng thử nghiệm theo phương pháp mô tả trong TCVN 9026 (ISO 27971) [9] hoặc trong tài liệu hướng dẫn BIPEA BY.102.D.9302.[10]

CHÚ THÍCH 2  Trong trường hợp không có các nghiên cứu thẩm tra phương pháp, các kết quả về bột mì nửa cám hoặc bột mì nguyên cám cần được đọc cẩn thận mặc dù có thể đáp ứng các điều kiện độ lặp lại được đưa ra trong Điều 9.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1  Tinh bột bị hư hỏng (damaged starch)

Hạt tinh bột có trong bột mì bị hư hỏng trong quá trình nghiền, dẫn đến khả năng hấp thụ nước lớn hơn và nhờ đó tăng độ nhạy với các enzym thủy phân tinh bột.

CHÚ THÍCH 1  Hàm lượng tinh bột hư hỏng quá cao ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tinh bột.

3  Nguyên tắc

Việc xác định hàm lượng tinh bột bị hư hỏng của mẫu bột mì bằng cách sử dụng điện cực ampe để đo động lực học độ hấp thụ iot trong môi trường nước.

Phương pháp đo ampe dựa trên tỉ lệ giữa khả năng hấp thụ iot và hàm lượng tinh bột hư hỏng.

4  Thuốc thử

Chỉ sử dụng thuốc thử thuộc loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.

4.1  Nước, đã được lọc hoặc đã khử khoáng hoặc ít nhất có chất lượng tương đương.

4.2  Axit boric hoặc axit citric, dạng bột, dùng cho thử nghiệm.

CNH BÁO  Việc s dụng axit boric liên quan đến các thao tác nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không th đưa ra được hết tt cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc s dụng chúng, nếu có. Ngưi sử dụng tiê

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11210:2015 (ISO 17715:2013) về Bột mì (triticum aestivum l.) - Xác định tinh bột hư hỏng bằng phương pháp đo ampe

  • Số hiệu: TCVN11210:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản