Wheat flour - Test methods
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1874 - 76
1.1. Chất lượng mỗi lô bột được xác định trên cơ sở kết quả phân tích mẫu trung bình lấy từ lô bột đó.
1.2. Lô bột đồng nhất là một lượng sản phẩm có cùng tên, cùng hạng, cùng dạng bao gói, khối lượng tối đa 750 bao, cùng giao nhận một lần và cùng giấy chứng nhận chất lượng.
1.3. Mẫu ban đầu là mẫu bột lấy từ một vị trí của một đơn vị bao gói.
1.4. Mẫu riêng là một phần của lô bột gồm tất cả mẫu ban đầu cùng một đơn vị bao gói.
1.5. Mẫu chung là một phần của lô bột gộp từ tất cả các mẫu riêng lấy từ một lô.
1.6. Mẫu trung bình thí nghiệm là mẫu được chuẩn bị từ mẫu chung để tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng.
1.7. Lấy mẫu ban đầu từ các bao đựng bột bằng xiên lấy mẫu. Trước khi đặt xiên vào bao phải làm sạch nơi đặt xiên bằng bàn chải mềm. Đặt xiên theo hướng vào phần giữa của bao và hướng từ dưới lên trên, máng xiên úp xuống, sau đó quay xiên 180 độ rồi rút ra.
1.8. Đối với những bao không xiên được thì lẫy mẫu ban đầu từ miệng bao.
1.9. Tùy theo số lượng bao trong lô hàng mà lượng bao cần lấy mẫu được quy định trong bảng.
Số bao trong lô hàng | Số bao được lấy mẫu |
Nhỏ hơn 5 | Tất cả |
Từ 6 đến 100 | Không ít hơn 5 |
Lớn hơn 100 | Không ít hơn 5% |
1.10. Dùng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để tìm bao được chỉ định lấy mẫu.
1.11. Mẫu ban đầu được lấy ở 3 vị trí: trên, giữa và dưới của bao.
1.12. Cho phép lấy mẫu từ dòng gạo đang chảy trong khi đóng gói.
1.13. Lấy mẫu từ dòng bột đang chảy bằng dụng cụ hứng, đặt cắt theo chiều ngang và chiều dầy của dòng bột, cứ 1 đến 2 giờ lấy 1 lần. Yêu cầu dòng bột phải đồng đều.
1.14. Từ các mẫu ban đầu nhập lại thành mẫu riêng sao cho khối lượng mẫu riêng khoảng 200 - 300g.
1.15. Trước khi gộp các mẫu riêng thành mẫu chung phải quan sát so sánh các mẫu đó để xác định tính đồng nhất của lô hàng,
Khi thấy mẫu không đồng nhất thì phân chia lô thành những lô nhỏ đồng nhất và từ mỗi lô đó thành lập một mẫu chung.
1.16. Mẫu chung có khối lượng khoảng 2,5kg thì được coi là mẫu trung bình.
Trường hợp mẫu chung lớn hơn 2,5kg thì đổ mẫu trên tấm kính dùng 2 tấm gỗ đảo trộn và dàn thành hình vuông, chia chéo bỏ hai phần đối diện, rồi lại đảo trộn như
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11210:2015 (ISO 17715:2013) về Bột mì (triticum aestivum l.) - Xác định tinh bột hư hỏng bằng phương pháp đo ampe
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11211:2015 (ISO 17718:2013) về Bột mì (triticum aestivum L.) - Xác định tính lưu biến dưới dạng hàm số của quá trình nhào trộn và sự gia tăng nhiệt độ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11436:2016 (ISO 11050:1993) về Bột mì và tấm lõi lúa mì cứng - Xác định tạp chất có nguồn gốc động vật
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1517:1974 về Quy tắc quy tròn số
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11210:2015 (ISO 17715:2013) về Bột mì (triticum aestivum l.) - Xác định tinh bột hư hỏng bằng phương pháp đo ampe
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11211:2015 (ISO 17718:2013) về Bột mì (triticum aestivum L.) - Xác định tính lưu biến dưới dạng hàm số của quá trình nhào trộn và sự gia tăng nhiệt độ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11436:2016 (ISO 11050:1993) về Bột mì và tấm lõi lúa mì cứng - Xác định tạp chất có nguồn gốc động vật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1874:1986 về Bột mì - Phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN1874:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1988
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực