HẢI ĐỒ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO HẢI ĐỒ GIẤY - KÝ HIỆU
Charts of habour limit and approach channel-Specification for paper charts - Symbols
Lời nói đầu
TCVN 10337:2015, Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy - Ký hiệu” do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Mục đích chính của hải đồ là cung cấp các thông tin cần thiết cho người đi biển lập kế hoạch hành trình và thực hiện hành hải an toàn. Trong quá trình xây dựng và chọn lọc thông tin để thể hiện trên hải đồ, điều quan trọng là phải hiểu được nhu cầu của người đi biển là cần thông tin thích hợp, chính xác và rõ ràng; đặc biệt là phải tránh các sai sót và tránh tạo ra các tình huống làm người đi biển phải đối mặt với quá nhiều thông tin hoặc thông tin không liên quan đến hành hải gây ra sự nhầm lẫn hay mất tập trung. Thông tin bổ sung không vì yêu cầu hành hải, ví dụ: hoạt động dưới bề mặt (quân sự, nghiên cứu, đánh cá v.v...), khai thác tài nguyên thiên nhiên, vui chơi giải trí, phát triển cảng, ranh giới quốc tế và ranh giới quốc gia có thể được cơ quan sản xuất đưa vào hải đồ nếu xét thấy cần thiết. Trên hải đồ giấy, một trong những nguyên tắc của người làm hải đồ luôn phải áp dụng trong quá trình thiết kế và chọn lọc thông tin là phải thiên về an toàn.
Tiêu chuẩn này cung cấp:
• Các khái niệm chung và lý do cơ bản nhất về việc mô tả các đối tượng trên hải đồ giấy.
• Các yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy, bao gồm cả việc sử dụng ký tự và ký hiệu.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hải đồ giấy vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn.
Kèm theo Tiêu chuẩn này còn có các phụ lục sau:
• Phụ lục 1 - Ký hiệu và các từ viết tắt sử dụng cho hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;
• Phụ lục 2 - Mẫu khung, vạch chia độ, lưới, thước tỷ lệ thẳng.
2. THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
2.1. Thuật ngữ sử dụng cho tỷ lệ hải đồ
Tỷ lệ của hải đồ được xác định theo loại hành hải mà hải đồ được dự kiến sử dụng, bản chất của khu vực hải đồ bao phủ và lượng thông tin được hiển thị. Các thuật ngữ tỷ lệ khác nhau được sử dụng trong Tiêu chuẩn này bao gồm tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn, sơ ri ven biển liên tục. Những thuật ngữ này được sử dụng với mục đích chỉ ra các loại hải đồ thay vì sử dụng tỷ lệ thực tế của nó có thể thay đổi từ khu vực này đến khu vực kia; tỷ lệ cụ thể của hải đồ không thể xác định bằng các quy tắc phổ thông.
Tỷ lệ nhỏ:
• Tổng đồ (hải đồ đại dương): là những hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:2 000 000 sử dụng cho mục đích tham khảo lập kế hoạch tuyến hành trình vượt đại dương.
Tỷ lệ trung bình:
• Hải đồ vượt biển: có tỷ lệ nằm trong khoảng 1:2 000 000 - 1:350 000. Hải đồ này được sử dụng cho mục đích để vượt biển, chạy xa bờ.
• Hải đồ ven biển: có tỷ lệ nằm trong khoảng 1:350 000 - 1:75 000, được sử dụng cho mục chạy tàu ven biển.
Tỷ lệ lớn:
• Hải đồ nhập cảng: có tỷ lệ nằm trong dải 1: 75 000 - 1:30 000 sử dụng để hành hải trên các lối dẫn vào cảng, trong các luồng hàng hải chính hoặc các tuyến hành hải đi qua các vùng nước chật hẹp hoặc có mật độ giao thông cao.
• Hải đồ bến cảng: thông thường có tỷ lệ trong khoảng 1:30 000 -1:5 000. Các hải đồ này cung cấp lối vào cảng, hành hải trong các cảng biển, bến cảng, khu neo đậu, kênh, sông.
• Hải đồ cập cầu: tỷ lệ lớn hơn 1:5 000 được sử dụng để hỗ trợ cập cầu. Thông thường, hải đồ này được đưa vào như là một hải đồ con của hải đồ bến cảng.
Sơ ri ven biển liên tục: là các hải đồ nối tiếp nhau bao phủ toà
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13040:2022 về Hải đồ điện tử - Cấu trúc dữ liệu thủy đạc không gian
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10305:2015 về Cảng thủy nội địa - Phân cấp kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10933:2015 về Thông tin duyên hải - Dịch vụ thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa tàu thuyền (LRIT)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-1:2017 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 1: Nguyên tắc chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-2:2017 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 2: Tải trọng và tác động
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13039:2022 về Hải đồ điện tử - Đặc tả về sản phẩm bề mặt địa hình đáy biển
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-3:2019 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 3: Yêu cầu về vật liệu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-4-1:2020 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 4-1: Nền móng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-4-2:2020 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 4-2: Cải tạo đất
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13330:2021 về Công trình cảng biển - Yêu cầu bảo trì
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13038:2022 về Hải đồ điện tử - Hướng dẫn sản xuất, bảo trì và phân phối
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-6:2023 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 6: Đê chắn sóng
- 1Quyết định 3448/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực hàng hải do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13040:2022 về Hải đồ điện tử - Cấu trúc dữ liệu thủy đạc không gian
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10305:2015 về Cảng thủy nội địa - Phân cấp kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10336:2015 về Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10933:2015 về Thông tin duyên hải - Dịch vụ thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa tàu thuyền (LRIT)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-1:2017 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 1: Nguyên tắc chung
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-2:2017 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 2: Tải trọng và tác động
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13039:2022 về Hải đồ điện tử - Đặc tả về sản phẩm bề mặt địa hình đáy biển
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-3:2019 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 3: Yêu cầu về vật liệu
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-4-1:2020 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 4-1: Nền móng
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-4-2:2020 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 4-2: Cải tạo đất
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13330:2021 về Công trình cảng biển - Yêu cầu bảo trì
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13038:2022 về Hải đồ điện tử - Hướng dẫn sản xuất, bảo trì và phân phối
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-6:2023 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 6: Đê chắn sóng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10337:2015 về Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy - Ký hiệu
- Số hiệu: TCVN10337:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực