Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11820-1:2017

CÔNG TRÌNH CẢNG BIỂN - YÊU CẦU THIẾT KẾ - PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG

Marine port facilities - Design requirements - Part 1: General principles

Lời nói đầu

TCVN 11820-1:2017 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải được xây dựng trên cơ sở tham khảo OCDI: Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cảng và bể cảng Nhật Bản và BS 6349: Công trình hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn “Công trình Cng biển - Yêu cầu thiết kế” dự kiến gồm các phần sau:

Phần 1: Nguyên tắc chung;

Phần 2: Tải trọng và tác động;

Phần 3: Yêu cầu về vật liệu;

Phần 4: Nền móng và cải tạo đất;

- Phần 4-1: Nền móng;

- Phần 4-2: Cải tạo đất;

Phần 5: Công trình bến;

Phần 6: Đê chắn sóng;

Phần 7: Luồng tàu và bể cảng;

Phần 8: Ụ khô, âu tàu, triền và bến nhà máy đóng tàu;

Phần 9: Nạo vét và tôn tạo đất;

Phần 10: Công trình cảng khác.

 

CÔNG TRÌNH CẢNG BIỂN - YÊU CẦU THIẾT KẾ - PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG

Marine port facilities - Design requirements - Part 1: General Principles

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc chung trong thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và bảo trì cho các loại công trình cảng biển.

Phương pháp thiết kế sử dụng trong Bộ tiêu chuẩn này là thiết kế theo các trạng thái giới hạn. Trong một số trường hợp tính toán, nếu có luận cứ phù hợp có thể sử dụng phương pháp thiết kế theo ứng suất cho phép.

Công trình cảng biển được đề cập đến trong bộ tiêu chuẩn này bao gồm:

- Công trình bến cảng biển;

- Đê chắn sóng, đê chắn cát và công trình bảo vệ bờ;

- Luồng tàu và bể cảng;

- Ụ khô, âu tàu, và bến nhà máy đóng và sửa chữa tàu;

- Và một số loại công trình cảng biển khác (khi phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 11419:2016, Luồng tàu biển - Yêu cầu thiết kế;

BS 6349-1-1:2013, Maritime Work-Part 1-1: General-Code of practice for planning and design for operations (Công trình hàng hải - Phần 1-1: Khái quát - Tiêu chuẩn quy hoạch và thiết kế cho khai thác);

ISO 2394:1998, General principles on reliability for structures (Nguyên tắc chung về độ tin cậy của kết cấu).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

An toàn (Safety)

Tính năng có khả năng đảm bảo sự an toàn cho tính mạng con người, nếu có một mức độ hư hại nhất định liên quan đến các tác động có thể xảy ra thì mức độ hư hại đó sẽ không làm các công trình mất ổn định, và phải giới hạn trong một phạm vi không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo đảm an toàn cho tính mạng con người.

3.2

Bậc chịu lửa (Fire resistance grad)

Đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dự

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-1:2017 về Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 1: Nguyên tắc chung

  • Số hiệu: TCVN11820-1:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản