Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10336:2015

KHẢO SÁT ĐỘ SÂU TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI -  YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hydrographic survey for the marine - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 10336:2015 được xây dựng dựa trên hoạt động thực tiễn của công tác khảo sát độ sâu hiện nay và những đánh giá về khả năng phát triển ở Việt Nam trong tương lai, tham khảo các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở Việt Nam hiện hành và các tiêu chuẩn của Tổ chức thủy đạc quốc tế (IHO). Quá trình xây dựng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 10336:2015 do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KHẢO SÁT ĐỘ SÂU TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hydrographic survey for the marine - Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác đo sâu, thi công các công trình dưới nước trong lĩnh vực hàng hải.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng trong việc đo sâu các vùng nước cảng biển và luồng hàng hải.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

1) Số “0” Hải đồ (còn gọi là mặt “0” Hải đồ, số “0” độ sâu. Mặt tương ứng với mực nước biển thấp nhất có thể xảy ra theo điều kiện thiên văn tại vùng biển nào đó.

2) Hệ độ cao Hải đồ (Chart datum): Hệ độ cao sử dụng mặt “0”. Hải đồ là mặt tham chiếu tại vùng biển nào đó để xác định độ sâu, độ cao của điểm.

3) Số 0 lục địa: Là mực nước biển trung bình tại trạm nghiệm triều được xác định dựa trên chuỗi số liệu quan trắc không ngắn hơn 18,6 năm.

4) Số “0” Nhà nước (số 0 quốc gia): Mặt tương ứng với mực nước biển trung bình (là số “0” lục địa) tại trạm nghiệm triều Hòn Dáu, Đồ Sơn-Hải Phòng.

5) Hệ độ cao Nhà nước: Hệ độ cao sử dụng mặt “0” Nhà nước là mặt tham chiếu để xác định độ cao của điểm.

6) Số “0 trạm: Mặt tương ứng với mực nước nào đó (quy ước), thường được chọn thấp hơn cả mực nước biển thấp nhất có thể xảy ra tại trạm.

7) Số “0” thủy chí: Vạch số “0” của thước đo mực nước tại trạm quan trắc mực nước.

8) Đỉnh triều: Giá trị độ cao thủy triều đạt cực đại trong một chu kỳ dao động.

9) Đáy triều: Giá trị độ cao thủy triều đạt cực tiểu trong một chu kỳ dao động.

10) Geoid: Mặt đẳng thế phù hợp nhất với mặt nước biển trung bình ở trạng thái yên tĩnh, là mặt khởi tính cho hệ thống độ cao chính.

11) Độ cao thủy chuẩn: Khoảng cách theo phương dây dọi từ điểm đang xét tới mặt Geoid hoặc Quasigeoid.

12) Độ cao trắc địa (Ellipsoid height): Khoảng cách theo phương pháp tuyến từ điểm đang xét tới mặt Ellipsoid tham chiếu.

13) Độ cao Geoid (Geoid height or Geoid Undulation): Khoảng cách giữa Ellipsoid tham chiếu và Geoid hay Quasigeoid (còn được gọi là dị thường độ cao).

14) Chân hoa tiêu (Under-keel clearance): Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt đáy biển tới điểm thấp nhất của đáy tàu.

15) Góc cao máy thu (Elevation Mask): Góc được tạo bởi đường thẳng nối từ vệ tinh tới máy thu với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt Ellipsoid tại điểm đặt máy thu.

16) Giãn cách thu tín hiệu (Epoch Interval or Data Sampling): Khoảng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10336:2015 về Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN10336:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản