Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 809/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 17 tháng 5 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006-2020;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 207/TTr-SCT ngày 02/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (gọi tắt là CNHT) trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chính như sau:
- Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) gắn với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước; quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nước... nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, hội nhập vững chắc với nền kinh tế thế giới.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ được xây dựng trên cơ sở chọn lọc một số ngành công nghiệp chủ lực, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của Bình Phước, năng lực cạnh tranh của ngành, sự phân công lao động giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả nước, khu vực và quốc tế.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho mỗi chuyên ngành phải phù hợp với những đặc thù riêng của từng chuyên ngành và đặc thù của địa phương; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển, có sự liên kết trong sản xuất giữa các thành phần kinh tế, phát huy nội lực.
- Tập trung phát triển các ngành CNHT vừa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, vừa xuất khẩu, đặc biệt chú trọng đến xuất khẩu, nhằm phát triển nhanh CNHT, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Bình Phước theo hướng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, điện - điện tử, dệt may - giày da cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành công nghiệp cơ khí, điện - điện tử, dệt may - giày da trên toàn tỉnh.
Căn cứ vào đặc thù của tỉnh và Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020 và tình hình phát triển thực tế của địa phương và các vùng lân cận, từ đó định hướng ưu tiên phát triển CNHT của tỉnh như sau:
1. Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may, giày – da:
- Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may: sợi, vải, nguyên phụ liệu ngành may, công nghiệp cơ khí sản xuất những chi tiết đơn giản như khung, gá lắp, kéo cắt chỉ, lược dệt...; công nghiệp hóa chất (các loại thuốc nhuộm; chất trợ, hóa chất cơ bản, chế phẩm sinh học...).
- Các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giày - da: nguyên phụ liệu ngành giày - da; da đã thuộc; công nghiệp hóa chất; công nghiệp cơ khí sản xuất các loại dao dùng cho ngành da - giày.
2. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí:
- Nhóm sản phẩm cơ khí ô tô, xe máy (Khung, ca bin, vỏ, bánh xe; các chi tiết, phụ kiện ô tô như đèn xe, còi xe, ống dây, cuộn dây xoăn, ron giấy, ron cao su, nắp, vỏ bọc, ghế đệm, lái, gương kính, sản phẩm nhựa và gia công sơn mạ ô tô).
- Nhóm sản xuất sản phẩm phục vụ trong xây dựng (tôn, tấm lợp, xà gồ, cấu kiện xây dựng, ống thép, sắt thép xây dựng, panel cách nhiệt, cửa và cửa sổ các loại, các thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,...).
- Nhóm sản phẩm cơ khí tiêu dùng (nồi xoong chảo, dụng cụ, thiết bị cho nhà bếp như kệ inox, móc, vĩ, lọc rác..., thùng thiếc, khung bàn ghế, bàn ghế, kệ sắt, thùng, xô chậu, tủ,...).
- Nhóm sản phẩm cơ khí chế tạo: Linh kiện, phụ tùng phục vụ chế tạo máy móc thiết bị nông nghiệp, phục vụ ngành công nghiệp chế biến; sản phẩm cơ khí chính xác (ống thép dẫn dầu và chi tiết van dầu khí), đúc, gia công cơ khí và luyện kim loại màu, van kim loại, bồn tự hoại và bồn chứa dầu. Các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp khác, như: Chế tạo khuôn mẫu, bồn áp lực, các thiết bị phụ tùng cho ngành hoá chất, chế biến gỗ,...
3. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử:
- Nhóm sản phẩm thiết bị điện, vật liệu điện (Máy biến thế, ổn áp, quạt công nghiệp, dây điện các loại, công tắc, cầu chì, bóng đèn...).
- Nhóm sản phẩm linh kiện điện - điện tử:: linh kiện phục vụ cho máy móc thiết bị công nghiệp, linh kiện điện tử gia dụng, linh kiện điện cho lắp ráp ô tô, xe máy,...
1. Công nghiệp hỗ trợ dệt - may, giày – da:
- Giai đoạn đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 471,6 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tốc độ tăng bình quân từ 11-12%/năm.
- Giai đoạn 2021-2030: Đến năm 2030, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.440 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân từ 11-12%/năm.
2. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí:
- Giai đoạn đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 706 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân từ 15-16%/năm.
- Giai đoạn 2021-2030: Đến năm 2030, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.886 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân từ 14,5-15,5%/năm.
3. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử:
- Giai đoạn đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.005 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân từ 18-19%/năm.
- Giai đoạn 2021-2030: Đến năm 2030, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15.716 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân từ 17,5-18,5%/năm.
IV. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ:
1. Công nghiệp hỗ trợ dệt - may, giày – da:
Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển, định hướng phát triển CNHT ngành dệt - may, giày – da tỉnh Bình Phước giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030 như sau:
a) Giai đoạn đến năm 2020
- CNHT ngành dệt: Tập trung vào nhóm sản phẩm sợi cho dệt vải các loại, đây là sản phẩm chính trong CNHT ngành dệt, thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 95 - 98%.
- CNHT ngành may: Tập trung vào nhóm sản phẩm phụ liệu cho ngành may, gồm: chỉ các loại (may, thêu,...); nhãn mác, logo; khóa kéo các loại; nút áo các loại, bao gói...
- CNHT giày - da: Tập trung vào nhóm sản phẩm nguyên liệu chính cho ngành giày - da, gồm sản phẩm da, giả da, vải mộc... và nhóm sản phẩm nguyên phụ liệu khác, như: keo dán, phụ liệu trang trí...
b) Giai đoạn 2021-2030
- CNHT ngành dệt: Tập trung vào 03 nhóm sản phẩm: (1) nhóm sản phẩm sợi cho dệt vải các loại; (2) nhóm sản phẩm cơ khí cho ngành dệt; (3) sản phẩm hóa chất cho ngành dệt (các loại thuốc nhuộm; hóa chất cơ bản,... ).
- CNHT ngành may: (1) Nhóm sản phẩm cơ khí, gồm các chi tiết thiết bị, phụ tùng cơ khí thay thế trong quá trình vận hành bảo dưỡng; (2) Nhóm sản phẩm nhựa, như: móc áo cho ngành may, các loại ghim cài, kẹp nhựa... (3) Nhóm phụ liệu, như chỉ các loại (may, thêu,...); nhãn mác, logo; khóa kéo các loại; nút áo các loại, bao gói...
- CNHT ngành giày - da: (1) Nhóm sản phẩm cơ khí, gồm phom, dao chặt, khuôn đúc đế, các thiết bị vận chuyển... (2) Nhóm sản phẩm nguyên liệu chính như da, giả da, vải mộc; (3) Nhóm sản phẩm cao su, plastic, gồm cao su (cao su lưu hóa, TPR,..), chất dẻo (PU, PE, PVC,..); (4) phụ liệu khác, như: keo dán, phụ liệu trang trí...
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng CNHT ngành dệt - may, giày – da đạt khoảng 94% giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt - may, giày – da của tỉnh, tăng dần ở các giai đoạn tiếp theo, chiếm 94,5% giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt - may, giày – da của tỉnh năm 2030.
2. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí:
a) Giai đoạn đến năm 2020
- CNHT cơ khí ô tô, xe máy: (1) Nhóm sản phẩm CNHT bên ngoài như: Khung, vỏ (ca bin, vỏ), bánh xe; (2) Nhóm sản phẩm phụ kiện, các chi tiết ô tô như: sản xuất đèn xe, còi xe, ống dây, cuộn dây xoăn, ron giấy, ron cao su, nắp, vỏ bọc, ghế đệm, lái, gương kính, sản phẩm nhựa và gia công sơn mạ ô tô.
- CNHT cơ khí xây dựng: phát triển sản phẩm CNHT phục vụ trong xây dựng như: tôn, tấm lợp, xà gồ, cấu kiện xây dựng, ống thép, sắt thép xây dựng, panel cách nhiệt, cửa và cửa sổ các loại,...
- CNHT cơ khí tiêu dùng: Phát triển sản phẩm CNHT cơ khí tiêu dùng như nồi xoong chảo, dụng cụ, thiết bị cho nhà bếp (kệ inox, móc, vĩ, lọc rác...), thùng thiếc, khung bàn ghế, bàn ghế, kệ sắt, thùng, xô chậu, tủ,...
- CNHT cơ khí chế tạo: Linh kiện, phụ tùng phục vụ chế tạo máy móc thiết bị nông nghiệp, phục vụ ngành công nghiệp chế biến; sản phẩm cơ khí chính xác (ống thép dẫn dầu và chi tiết van dầu khí), đúc, gia công cơ khí và luyện kim loại màu, van kim loại, bồn tự hoại và bồn chứa dầu. Các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp khác, như: Chế tạo khuôn mẫu, bồn áp lực, các thiết bị phụ tùng cho ngành hoá chất, chế biến gỗ,...
b) Giai đoạn 2021-2030
Tiếp tục phát triển các nhóm sản phẩm CNHT cơ khí như giai đoạn 2011-2020, đồng thời thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành theo Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng CNHT ngành cơ khí đạt khoảng 68,9% giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí của tỉnh, tăng dần ở các giai đoạn tiếp theo, chiếm 70,2% giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí của tỉnh năm 2030.
3. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử.
a) Giai đoạn đến năm 2020
- CNHT sản xuất thiết bị điện, vật liệu điện: Định hướng thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm như máy biến thế, ổn áp, quạt công nghiệp, dây điện từ, dây cáp, vật liệu điện (công tắc, cầu chì, bóng đèn...), kim loại chuyên dụng cho sản phẩm điện tử các loại (nhôm, đồng...), nhựa chuyên dụng cho sản phẩm điện tử các loại, hóa chất phục vụ cho các thiết bị ngoại vi điện - điện tử... Sản xuất vật liệu điện cho sản xuất ô tô, xe máy như đèn, dây điện, ắc quy, ăng ten...
- CNHT sản xuất linh kiện điện, điện tử: Tập trung thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm linh kiện sản xuất các loại linh kiện cho lắp ráp máy móc thiết bị công nghiệp, linh kiện điện tử gia dụng, linh kiện điện cho lắp ráp ô tô, xe máy,...
b) Giai đoạn 2021-2030
Tiếp tục phát triển các nhóm sản phẩm CNHT điện - điện tử như giai đoạn 2011-2015, đồng thời thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành theo Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng CNHT ngành điện - điện tử đạt khoảng 95,8% giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện - điện tử của tỉnh, tăng dần ở các giai đoạn tiếp theo, chiếm 96,5% giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện - điện tử của tỉnh năm 2030.
- Giai đoạn đến năm 2020: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển CNHT ngành dệt - may, giày - da khoảng 133 tỷ đồng; CNHT ngành cơ khí khoảng 243,6 tỷ đồng; CNHT ngành điện - điện tử khoảng 2.084,4 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021-2030: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển CNHT ngành dệt - may, giày - da khoảng 951,2 tỷ đồng; CNHT ngành cơ khí khoảng 2.143,5 tỷ đồng; CNHT ngành điện - điện tử khoảng 16.434,4 tỷ đồng.
VI. Một số chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư:
- Xây dựng và tổ chức quảng bá, tuyên truyền các tài liệu bằng đĩa CD, sách hướng dẫn nhà đầu tư, ấn phẩm,… giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh, gồm các chính sách hỗ trợ đầu tư, các danh mục dự án ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ưu tiên thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh,... bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa, Hàn Quốc, Nhật,...
- Ưu tiên nguồn ngân sách tỉnh cho hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Tổ chức hội nghị, hội thảo đầu tư, gặp gỡ giao thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với chuyên đề về ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là về đầu tư và ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp về hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện tốt và tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo nhanh gọn và thuận lợi cho các cho các nhà đầu tư, trong đó chú trọng đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa về thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh, các thủ tục về xây dựng, đất đai, thuế ... Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
2. Giải pháp hình thành mối liên kết giữa Bình Phước và các tỉnh, thành Vùng KTTĐPN trong phát triển công nghiệp hỗ trợ:
- Tăng cường liên kết thực hiện Chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nghiên cứu, phối hợp với các tỉnh trong Vùng tổ chức Hội chợ, Hội thảo chuyên đề về công nghiệp hỗ trợ.
- Đẩy mạnh công tác liên kết Vùng trong thu hút đầu tư, chọn lựa dự án mời gọi đầu tư, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các địa phương trong Vùng cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ.
- Hợp tác triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Thực hiện công tác cung cấp, trao đổi thông tin về tình hình đầu tư, cơ chế chính sách, các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển công nghiệp. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc quy hoạch công nghiệp địa phương, xây dựng cơ chế chính sách mời gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
3. Giải pháp về khoa học - công nghệ:
- Đối với các doanh nghiệp có khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ theo phương thức hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm.
- Đối với các dự án đầu tư mới cần cân nhắc, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài cho phát triển công nghiệp. Trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác sản xuất.
- Khuyến khích phát triển các dịch vụ công nghệ, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, hình thành một số trung tâm chuyển giao công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
Để thực hiện quy hoạch phát triển CNHT, chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cho CNHT trong giai tới cần hướng đến các doanh nghiệp sản xuất, cụ thể như sau:
- Đào tạo công nhân kỹ thuật cho các chuyên ngành CNHT theo kỹ năng và theo các lĩnh vực của doanh nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo, máy móc trang thiết bị đào tạo nghề, chia sẻ thông tin, việc làm… Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho các trường công nhân kỹ thuật, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đi đôi với việc đổi mới chương trình và nội dung đào tạo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành CNHT.
- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng đất đai, cơ sở hạ tầng… hình thành các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề có chất lượng phục vụ nhu cầu phát triển các lĩnh vực cơ khí, điện - điện tử...
- Nâng cao năng lực của đội ngũ công nhân kỹ sư hiện có thông qua Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp thuộc các ngành CNHT mũi nhọn của tỉnh, như: Ngành cơ khí, điện - điện tử…, trong đó có sự hỗ trợ một phần kinh phí của tỉnh.
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ quản lý nhà nước về CNHT, chính sách, chiến lược phát triển CNHT của tỉnh và nhà nước cũng như các kỹ năng, phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
5. Giải pháp về môi trường:
- Tuyên truyền cho các doanh nghiệp nắm rõ các quy định của Nhà nước về môi trường, góp phần nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các mô hình, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm ô trường.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường; nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các hoạt động sản xuất, định hướng thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp môi trường.
1. Sở Công Thương:
- Tổ chức công bố Quy hoạch phát triển CNHT để các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân biết thực hiện.
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong kế hoạch hàng năm, 5 năm. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch; phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã nghiên cứu, kịp thời đề xuất UBND tỉnh hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước, chính sách và giải pháp phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp các sở ngành cấn đối nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, đối mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan, xây dựng và triển khai chính sách và cân đối nguồn vốn thực hiện hỗ trợ theo các chương trình phát triển ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường dự án; theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đảm bảo các quy định về môi trường.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động về phát triển khoa học công nghệ.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ đối với các hoạt động về phát triển nghề, đào tạo nghề chuyên ngành kỹ thuật phục vụ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Tư pháp: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
8. Ban quản lý các Khu kinh tế: Chủ trì, phối hợp các sở ngành, đơn vị liên quan thực hiện việc thu hút đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ vào các khu công nghiệp.
9. Cục Thống kê: Cung cấp các thông tin, số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số phát triển công nghiệp, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp theo các ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
10. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thuơng mại và du lịch: Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, các sở ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; trong đó ưu tiên mời gọi, lựa chọn những dự án đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy hoạch này.
11. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm: Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; đưa các nội dung triển khai quy hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm phù hợp với từng địa phương.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành chức năng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1827/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ khí của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 406/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 5503/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
- 5Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 đến năm 2020
- 6Quyết định 181/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 7Quyết định 500/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 8Quyết định 118/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 9Quyết định 56/2008/QĐ-UBND quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10Quyết định 284/QĐ-UBND năm 2006 duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010, dự báo đến năm 2020
- 11Quyết định 2295/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giai đoạn đến 2010, xét đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 12Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 993/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 14Quyết định 66/1999/QĐ.UBT về phê duyệt quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Cần Thơ đến năm 2010
- 15Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
- 16Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 17Quyết định 2089/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Quyết định 194/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Quyết định 1827/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ khí của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1483/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Quyết định 50/2008/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 9Quyết định 406/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 10Quyết định 5503/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
- 11Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 đến năm 2020
- 12Quyết định 181/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 13Quyết định 500/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 14Quyết định 118/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 15Quyết định 56/2008/QĐ-UBND quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 16Quyết định 284/QĐ-UBND năm 2006 duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010, dự báo đến năm 2020
- 17Quyết định 2295/2006/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giai đoạn đến 2010, xét đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 18Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 19Quyết định 993/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 20Quyết định 66/1999/QĐ.UBT về phê duyệt quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Cần Thơ đến năm 2010
- 21Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
- 22Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 23Quyết định 2089/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 809/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 809/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/05/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Phạm Văn Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra