Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2007/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2007 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến 2010, tầm nhìn đến 2020;
Xét Tờ trình số 269/TTr-VCL ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong xu thế hội nhập phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam, với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung theo từng nhóm ngành công nghiệp để phát huy tối đa hiệu quả cạnh tranh.
1.1. Đối với ngành Dệt - May
- Phát triển nhanh các sản phẩm hỗ trợ để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất các nguyên phụ liệu cho ngành, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2. Đối với ngành Da - Giày
- Khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành.
- Tăng cường khâu thiết kế mẫu, mốt, phát triển thị trường để giảm dần tỷ trọng hàng gia công.
1.3. Đối với ngành Điện tử - Tin học
- Phát huy lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ cao, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất linh, phụ kiện cho ngành.
- Xây dựng ngành sản xuất linh phụ kiện điện tử - tin học theo hướng gắn kết và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng của các công ty và tập đoàn đa quốc gia.
1.4. Đối với ngành Sản xuất và Lắp ráp ô tô
- Các thành phần kinh tế trong nước tập trung sản xuất linh phụ kiện cho lắp ráp các loại xe tải (trong đó có xe vận tải quân sự) và xe vận chuyển hành khách nhiều chỗ ngồi do công nghệ chế tạo linh kiện, phụ tùng và khả năng lắp lẫn ít phức tạp.
- Thu hút đầu tư của các đối tác chiến lược nước ngoài để phát triển hệ thống sản xuất hỗ trợ cho việc lắp ráp các loại xe du lịch.
1.5 Đối với ngành Cơ khí Chế tạo
- Tập trung phát triển cơ khí nền tảng phục vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí trọng điểm, ban đầu chủ yếu thay thế nhập khẩu, sau hướng tới xuất khẩu và gắn liền với việc phục vụ các ngành khác kinh tế quốc dân khác.
- Tham gia chủ động, tích cực và có chọn lọc vào quá trình phân công lao động quốc tế. Phát triển không khép kín, tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế của các cơ sở sản xuất cơ khí hiện có.
2.1. Đối với ngành Dệt - May
- Phát triển các trung tâm, cơ sở thiết kế thời trang.
- Phát triển sản xuất các loại vải cho may xuất khẩu, một số loại hoá chất, chất trợ nhuộm, các chất làm mềm; các loại chất giặt, tẩy; các loại hồ dệt có nguồn gốc tinh bột; hồ hoàn tất tổng hợp; các loại phụ liệu may khác.
2.2. Đối với ngành Da - Giày
- Phối hợp với ngành dệt - may đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu.
- Nhanh chóng sắp xếp và phát triển lĩnh vực thiết kế mẫu mã, sản xuất nguyên vật liệu da và giả da cung cấp cho sản xuất giầy dép xuất khẩu.
- Thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là từ khối EU vào sản xuất nguyên liệu mũ giày (giả da PVC, giả da PU...).
- Tập trung đầu tư bổ sung một số máy móc thiết bị ở khâu trau chuốt hoàn tất, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý nhằm khai thác tốt hơn năng lực thuộc da hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng da thuộc.
2.3. Đối với ngành Điện tử - Tin học
- Trong giai đoạn đến 2010 chuyển dần từ lắp ráp đơn giản sang thiết kế, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; hình thành một số cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo có tác động cấu trúc lại ngành.
- Tăng cường gia công để tạo hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của các công ty, tập đoàn đa quốc gia, phát triển sản xuất linh phụ kiện cho hàng xuất khẩu.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc tăng tốc thu hút các dự án đầu tư FDI trong các lĩnh vực then chốt. Hình thành một số cơ sở nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mang thương hiệu Việt
- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, xây dựng và nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
2.4. Đối với ngành Sản xuất và Lắp ráp ô tô
- Tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, cầu, các đăng, hộp số, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và tham gia xuất khẩu. Phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu các chi tiết hỗ trợ thông dụng, có thể sử dụng cho nhiều mác xe như ắc quy, bugi, pha đèn, kính, săm lốp, hệ thống dây điện, còi, giảm xóc,…
- Tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp để chuyên môn hoá sản xuất các linh kiện, phụ tùng với khối lượng lớn, bảo đảm yêu cầu chất luợng của nhà lắp ráp, tiến tới hoàn thiện các mẫu xe mang thương hiệu Việt
- Khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất linh phụ kiện ôtô. Các công nghệ mới cần được lựa chọn để đảm bảo không lạc hậu tối thiểu sau 15 năm.
2.5. Đối với ngành Cơ khí Chế tạo
- Tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện có để nâng cao năng lực đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng.
- Thu hút đầu tư nước ngoài vào các quá trình sản xuất công nghệ cao, vào những khâu cơ bản Việt Nam còn yếu kém như đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt kim loại, sản xuất chi tiết quy chuẩn chất lượng cao.
3.1. Đối với ngành Dệt - May
- Đến 2010 đáp ứng trên 30% nhu cầu nội địa, đến 2015 khoảng 39% và đến 2020 khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi.
- Phấn đấu đến 2010 tự sản xuất trong nước từ 10-70% tuỳ loại phụ tùng cơ khí dệt may và 40-100% vào năm 2020.
- Đến năm 2015 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp, đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020.
- Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu các loại phụ liệu may như cúc, chỉ, khoá kéo…
- Xây dựng 3 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở Hưng Yên, Long An và Bình Dương, Đà Nẵng.
3.2. Đối với ngành Da - Giày
- Nâng tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước đạt 40% vào năm 2010 và 70-80% vào năm 2020.
- Giảm dần mức nhập khẩu da sơ chế từ nay đến năm 2010, nâng công suất thuộc da đến năm 2010 tăng thêm 40 triệu sqft.
- Sau năm 2015 tự chủ được khuôn mẫu và phụ tùng thay thế thông thường.
3.3. Đối với ngành Điện tử - Tin học
- Xây dựng ngành CNHT cho công nghiệp điện tử theo xu hướng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh phụ kiện của thế giới và khu vực.
- Công nghiệp hỗ trợ trước mắt đáp ứng nhu cầu về linh kiện lắp ráp đơn giản, các chi tiết nhựa, khuôn mẫu, mạch in…
- Thu hút các tập đoàn đa quốc gia phát triển các cơ sở sản xuất, thiết kế các hệ thống bán dẫn tích hợp cao, vi điều khiển, các thiết bị SoC (System on-a chip), IC thông minh, những sản phẩm tín hiệu hỗn hợp, những vi mạch có bộ nhớ nhanh, bộ nhớ SDRAM...
- Phát triển các cơ sở sản xuất, thiết kế các hệ thống bán dẫn tích hợp cao, các phần mềm nhúng, các bảng mạch tích hợp dùng cho thiết bị thông tin, máy tính, thiết bị ngoại vi, đồ điện, điện tử gia dụng…
- Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng cho phí nguyên vật liệu trong nước trong giá thành sản phẩm ước đạt 22-25%.
3.4. Đối với ngành Sản xuất và Lắp ráp ô tô
- Đến năm 2010, hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước là 65%, xe con là 15%; đến năm 2020 cho xe khách là 75%, xe tải là 85% và xe con là 30%. Từng bước tham gia xuất khẩu một số linh kiện, phụ tùng.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất các phụ tùng theo vùng công nghệ tính theo % đến năm 2010 và 2020 như sau:
Cacbin xe tải từ 70% lên 95%; Khung xe tải từ 90% lên 95%; Khung xe khách từ 80% lên 90%; Vỏ xe khách từ 70% lên 80%; Hệ thống xe khách từ 70% lên 80%; Cụm động cơ từ 50% lên 60%; hộp số và cầu xe từ 60% lên 75%; Moay ơ bánh xe, cát đăng từ 60% lên 75%; Hệ thống lái và cầu trước từ 60% lên 65%.
- Hoàn thiện cơ bản các tiêu chuẩn linh phụ kiện cho ô tô sản xuất tại Việt
3.5. Đối với ngành Cơ khí Chế tạo
Đến năm 2010 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về phôi đúc, rèn và chi tiết quy chuẩn và đến 2020 đạt khoảng 75%, với chất lượng đạt tương đương khu vực.
4. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt
4.1. Đối với ngành Dệt - May
- Xây dựng và phát triển 3 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở Hưng Yên, Long An, Bình Dương và Đà Nẵng.
- Phát triển các dự án sản xuất phụ tùng cơ khí dệt may.
- Hình thành ở phía Bắc 3 dự án sản xuất nồi, khuyên, thiết bị kéo sợi, dệt vải và ở miền
- Xây dựng một số cơ sở sản xuất hoá chất trợ nhuộm tại 2 miền Bắc và
4.2. Đối với ngành Da - Giày
- Xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu da giày ở Hà Tây, Bình Dương và Quảng
- Đầu tư một số dự án sản xuất vải PVC, PU, sản xuất phụ tùng, khuôn mẫu cho ngành. Đến năm 2010 phát triển 2-3 dự án sản xuất máy móc, phụ tùng, khuôn mẫu tại 3 miền để đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Di dời các doanh nghiệp và cơ sở thuộc da ô nhiễm ở các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu da.
- Phát triển các trang trại nuôi bò lấy da, mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu da để thuộc da tập trung tại các cơ sở có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến.
4.3. Đối với ngành Điện tử - Tin học
- Đến 2010 tập trung thu hút đầu tư một số dự án sản xuất linh kiện điện tử, mạch vi điện tử, vật liệu linh kiện điện từ, linh kiện thạch anh, linh kiện máy vi tính… để phát triển các thiết bị ngoại vi và máy tính cá nhân, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, các linh kiện lắp ráp đơn giản.
- Sau 2010 phát triển sản xuát linh kiện lắp ráp đồng bộ, linh kiện dạng nguyên vật liệu và các loại linh phụ kiện khác (các đĩa CD, CD-ROM, DVD, pin mặt trời…). Xây dựng một số nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử y tế kỹ thuật cao, thiết bị cảnh báo điện tử.
4.4. Đối với ngành Sản xuất và Lắp ráp ô tô
- Sản lượng xe tải, xe khách đến 2010 vào khoảng 73.000 chiếc. Do đó đầu tư chiều sâu phát triển các nhà máy cơ khí ô tô hiện có theo hướng công nghệ truyền lực, công nghệ chassis. Các doanh nghiệp Nhà nước (VEAM, VINAMOTOR, TKV, SAMCO) và các công ty Xuân Kiên, Trường Hải… là những cơ sở có vai trò chủ đạo.
- Sau 2010, tập trung sản xuất phụ tùng và tổng thành của loại động cơ diesel công suất từ 80-240 kW. Thu hút đầu tư liên doanh sản xuất động cơ diesel tại khu công nghiệp ô tô Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), tiến tới hình thành khu công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất động cơ và ô tô tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh. Xây dựng mới nhà máy chế tạo bánh răng trục cho hệ thống truyền lực (khung 10-30 nghìn cái/năm, truyền lực, cầu 20 nghìn cái/năm) tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
- Sản lượng các loại phụ tùng dự kiến đến năm 2010 và 2020 như sau:
Cacbin xe tải từ 56.000 lên 92.000 cái; Khung xe tải từ 56.000 lên 92.000 cái; Khung xe khách từ 17.000 lên 56.000 cái; Vỏ xe khách từ 7.000 lên 56.000 cái; Hệ thống treo xe tải từ 17.000 lên 92.000 cái; Hệ thống treo xe khách từ 7.000 lên 56.000 cái; Cụm động cơ các loại từ 44.000 lên 88.600 cái.; hộp số và cầu xe, moay ơ bánh xe, cácđăng từ 44.300 lên 88.600 bộ; Hệ thống lái và cầu trước từ 63.000 lên 109.500 cái.
- Các phụ tùng hỗ trợ khác như ắc quy, săm lốp, kính… sẽ được sản xuất tại các nhà máy hiện có thuộc các chuyên ngành công nghiệp đã được quy hoạch.
4.5. Đối với ngành Cơ khí Chế tạo
- Hình thành một số nhà máy chuyên sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực… với mức độ trang thiết bị có độ chính xác cao, được điều khiển bằng chương trình tự động hoá, số hoá gần các khu vực có các nhà máy chế tạo 3 nhóm sản phẩm cơ khí nêu trên.
- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng.
5. Các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch
5.1. Các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh
- Xây dựng các chương trình phát triển từng nhóm sản phẩm hỗ trợ để thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cho các ngành công nghiệp. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất sản phẩm hỗ trợ, cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hỗ trợ.
- Tiếp tục đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá để nâng cao tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.
- Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tạo nền tảng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tiếp tục quá trình cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch của môi trường sản xuất kinh doanh để phát triển thêm nhiều doanh nghiệp mới theo mục tiêu đã đề ra, cũng như thu hút ở mức độ cao đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ, bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ tìm kiếm, điều tiết thị trường, tạo mặt bằng, nhà xưởng cho thuê để sản xuất kinh doanh đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài, cũng như các doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.
- Thành lập và đưa vào hoạt động một số trang web chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết ngang.
5.2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển. Hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế.
- Thực hiện các Chương trình đầu tư từ nguồn vốn ODA cho các khoa chuyên ngành của trường đại học và cao đẳng để hoàn thiện công nghệ cơ bản... gắn kết các cơ sở đào tạo với các hoạt động của doanh nghiệp, đổi mới trang thiết bị, chương trình đào tạo.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt
- Khuyến khích các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ… triển khai nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh phụ kiện, phụ tùng… phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Giành đủ kinh phí cho các Bộ, ngành triển khai xây dựng các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở liên quan tới các sản phẩm hỗ trợ.
5.3. Các giải pháp về hạ tầng cơ sở để phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông, vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị. Hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hoá ở các vùng kinh tế trọng điểm để gia tăng điều kiện phát triển công nghiệp.
- Tập trung xây dựng một số khu, cụm công nghiệp hỗ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với các vùng có các ngành công nghiệp chính phát triển.
5.4. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế (bao gồm cả thiết kế mẫu mốt, thời trang, kiểu dáng công nghiệp), chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam.
- Thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển như Nhật Bản, EU... để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực.
- Tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, cũng như hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài trong một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
5.5. Các giải pháp về liên kết doanh nghiệp
- Kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất hỗ trợ thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm hỗ trợ và hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.
- Xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược-các công ty, tập đoàn đa quốc gia về phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng ở Việt
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, các sản phẩm hỗ trợ, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cần ưu tiên phát triển đến năm 2010 để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp có quan tâm.
- Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt đọng của các Viện nghiên cứu chuyên ngành để làm cầu nối giữa nghiên cứu - thiết kế - ứng dụng, gắn quá trình nghiên cứu với chuyển giao đưa vào sản xuất.
- Xây dựng một số chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ dài hạn nhằm tập trung nỗ lực của Nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng, hỗ trợ đầu tư và liên kết ngành sản xuất hỗ trợ.
- Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ làm đầu mối liên kết doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của các Hiệp hội ngành nghề để có thể đóng vai trò đại diện cho ngành tìm kiếm, tiếp nhận tài trợ của Chính phủ và của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các giải pháp phát triển ngành, đầu mối xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng lĩnh vực sản phẩm riêng biệt.
5.6. Các giải pháp về tài chính
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản để thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ chế bảo lãnh tín dụng khi thu hồi thông qua các tài khoản phải thu và thế chấp các tài khoản phải thu khi vay vốn của các tổ chức tín dụng Nhà nước.
- Tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất hỗ trợ.
- Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.
- Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vừa và nhỏ, chương trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Thương mại; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng phát triển Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo chức năng để hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tham gia với các Bộ, Ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Bộ Công nghiệp phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện Quy hoạch bằng các hình thức: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các chính sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng, - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ, - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp), - Ngân hàng phát triển Việt Nam, - Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, - Công báo, - Website Chính phủ, - Các Vụ, Cục, Viện CLCSCN thuộc Bộ CN, - Lưu VT (5 bản). | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 14/2006/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Nghị định 99/2006/NĐ-CP về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- 4Quyết định 29/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 5Quyết định 30/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Quyết định 31/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 7Quyết định 11/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 1Quyết định 14/2006/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Nghị định 99/2006/NĐ-CP về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- 4Nghị định 55/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp
- 5Quyết định 29/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 6Quyết định 30/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 7Quyết định 31/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.
- 8Quyết định 11/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
Quyết định 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 34/2007/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/2007
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 570 đến số 571
- Ngày hiệu lực: 02/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra