Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1588/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 3935/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2814/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh, bổ sung đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 136/TTr-SCT ngày 25/4/2013 về đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Báo cáo kết quả thẩm định số 176/BC-SCT của Hội đồng thẩm định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

I. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. Chủ đầu tư: Sở Công thương Vĩnh Phúc.

III. Kết cấu của bản quy hoạch: Gồm 03 phần chính.

Phần I: Những luận cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc.

Phần II: Quy hoạch phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Phần III: Những giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện quy hoạch CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020.

IV. Nội dung chủ yếu của quy hoạch:

1. Quan điểm phát triển

- Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh một cách bền vững, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển CNHT phải được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp của tỉnh với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, trước mắt gắn với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực; lâu dài cần phấn đấu CNHT của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.

- Phát triển CNHT trên cơ sở phát huy và tăng cường tối đa năng lực đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn đa quốc gia nhằm tranh thủ khả năng về vốn và trình độ công nghệ tiên tiến, tiến tới tiếp nhận chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ nguồn cho năng lực nội sinh của tỉnh.

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ một số lĩnh vực trọng tâm, đặc biệt là CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô và CNHT điện tử-tin học.

- Phát triển CNHT cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển hiện đại, có thể tham gia vào việc sản xuất và cung cấp phần lớn các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành CNHT giai đoạn đến năm 2015 đạt 23,23%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 18,71%/năm và giai đoạn 2021-2030 là 17,63%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành CNHT đạt 13.855 tỷ đồng năm 2015, 32.661 tỷ đồng năm 2020 và 165.725 tỷ đồng năm 2030 theo giá so sánh.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ngành CNHT trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2015 đạt 19,56%, năm 2020 là 36,71% và đến năm 2030 đạt 36,91%.

2.3. Danh mục thứ tự ưu tiên các ngành CNHT như sau:

(1) Công nghiệp hỗ trợ sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy;

(2) Công nghiệp hỗ trợ điện tử-tin học;

(3) Công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo;

(4) Công nghiệp hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng;

(5) Công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giày.

3. Quy hoạch phát triển:

3.1. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy

* Giai đoạn đến năm 2015:

Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ yếu trên cơ sở nhận chuyển giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau: động cơ và chi tiết động cơ, khung-thân-vỏ xe, sản xuất chi tiết nhựa, thiết bị tự động. Đồng thời xúc tiến, nghiên cứu sản xuất, lắp ráp: động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống cung cấp nhiên liệu, sản xuất phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, phương tiện xanh. Công nghiệp hỗ trợ phải phục vụ cho sản xuất các nhóm sản phẩm trên nền cần tập trung vào các nội dung sản xuất với quy mô lớn sau:

- Sản xuất đảm bảo cung ứng đủ các linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy đơn giản, thông dụng.

- Sản xuất một số dạng nguyên vật liệu.

- Tự cung ứng một số loại khuôn mẫu cho các chi tiết nhựa, nhôm, linh kiện thụ động.

- Tham gia nghiên cứu phương pháp chế tạo chi tiết, cụm chi tiết phức tạp, vật liệu sản xuất mới, công nghệ xe lai, xe xanh trong tương lai.

+ Giai đoạn 2016-2020:

Nắm vững công nghệ, phát triển mở rộng các cơ sở đã đầu tư trong giai đoạn trước. Tăng công xuất sản lượng tại các nhà máy hiện có cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

3.2. Quy hoạch phát triển CNHT sản phẩm cơ khí chế tạo:

* Giai đoạn đến năm 2015:

Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ yếu trên cơ sở nhận chuyến giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau (trừ ô tô, xe máy có ở phần riêng):

- Các loại vật liệu kim loại, vật liệu thay thế kim loại (nhựa kết cấu, gỗ và các vật liệu giả kim, vật liệu phụ khác).

- Gia công các chi tiết kim loại (đúc, ép, cắt gọt, xử lý bề mặt, tăng cứng), cụm chi tiết máy, phụ tùng, bán thành phẩm tiêu chuẩn cho sản xuất thiết bị đồng bộ, máy công cụ (máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy công cụ chuyên dùng), dụng cụ cơ điện.

- Gia công các chi tiết, phụ tùng cấu thành các máy và thiết bị thông dụng, đồ dùng gia dụng và linh kiện, phụ tùng (như quạt điện, xe đạp, bếp ga, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy giặt, nồi cơm điện, bình nước nóng, máy hút bụi, đồ dùng nhà bếp).

- Gia công, chế tạo khuôn, mẫu, các chi tiết, bộ phận kết cấu các máy và thiết bị chuyên dụng cho sản xuất: ưu tiên các máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp bao gồm các loại động cơ diesel, các bộ gá vào máy kéo nhỏ, bình bơm thuốc trừ sâu, các thiết bị phục vụ sau thu hoạch (như máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, bóc vỏ lạc, thái khoai, thái sắn, máy sấy khô), công cụ cầm tay; ưu tiên các máy móc thiết bị cho công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, chế biến gỗ; các ản phẩm cơ khí chính xác đồng hồ điện/nước, đồng hồ, thiết bị dụng cụ y tế; các máy, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; các kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn gồm giàn không gian, cấu kiện thép cho xây dựng, tấm lợp kim loại, bồn chứa, giàn giáo, cốp pha bằng kim loại; các thiết bị đặc thù cho các làng nghề thủ công, thiết bị sản xuất mỹ nghệ xuất khẩu.

- Xúc tiến nghiên cứu thiết kế sản xuất lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh cơ khí thương hiệu Việt tương ứng với các linh kiện, chi tiết trên nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành; Trong đó có phụ tùng, chi tiết thiết bị hàng không.

* Giai đoạn 2016-2020:

Dự kiến trong giai đoạn này phấn đấu nắm vững đầy đủ các công nghệ mới trong sản xuất các nhóm sản phẩm công nghệ phức tạp hơn (bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm, giám định chất lượng chi tiết và tổng thành); ưu tiên các sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn, cụ thể là:

- Phát huy khả năng CNHT có đến thời điểm cuối năm 2015, đầu tư sản xuất các linh kiện, chi tiết độ chính xác cao để lắp ráp trong: Các thiết bị y tế; thiết bị đo, thiết bị cơ điện tử; Cơ cấu điều khiển, cơ cấu chuyển ngạch, chuyển cấp đòi hỏi độ bền cao, chịu tải trong thời gian dài.

- Tự thiết kế và lắp ráp các sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh thương hiệu Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với khả năng cạnh tranh cao.

- Ưu tiên sản xuất một số chi tiết, cụm chi tiết hàng không thay thế nhập khẩu.

3.3. Quy hoạch phát triển CNHT điện tử - tin học:

* Giai đoạn đến năm 2015:

Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ yếu trên cơ sở nhận chuyến giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau: Thiết bị ngoại vi/mạng và máy tính cá nhân; Các thiết bị thông tin di động chủ yếu; Thiết bị điện tử gia dụng thông dụng. Đồng thời xúc tiến, nghiên cứu sản xuất, lắp ráp: Thiết bị điện tử chuyên dụng; Sản xuất robot công nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ phải phục vụ cho sản xuất các nhóm sản phẩm trên cần tập trung vào các nội dung sản xuất với quy mô loạt lớn sau:

- Sản xuất đảm bảo cung ứng đủ các linh kiện điện tử, cơ điện tử đơn giản, thông dụng.

- Sản xuất một số dạng nguyên vật liệu.

- Tự cung ứng một số loại khuôn mẫu cho các chi tiết nhựa, nhôm, linh kiện thụ động.

- Tham gia nghiên cứu Việt hóa phần mềm hệ thống và các nội dung số thuần Việt phục vụ cho nhu cầu trong Tỉnh và trong Vùng.

* Giai đoạn 2016-2020:

Dự kiến trong giai đoạn này sẽ phấn đấu tự chủ nắm vững đầy đủ các công nghệ mới trong sản xuất các nhóm sản phẩm công nghệ phức tạp hơn (bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm), theo tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn, cụ thể là:

- Máy tính chủ và thiết bị ngoại vi phù hợp với internet thế hệ mới.

- Phần lớn các loại thiết bị CNTT không dây.

- Thiết bị điện tử gia dụng tiêu chuẩn chất lượng cao.

- Một số thiết bị cơ điện tử, tự động hóa điều khiển.

Căn cứ vào điều kiện đầu tư và yêu cầu phát tiển sản xuất điện tử tại thời điểm 2015 và triển vọng các năm sau đó (khi mới xuất hiện), quy hoạch CNHT mở rộng một số dự án đã có ở giai đoạn trước, đặc biệt là các dự án công nghệ mới, đảm bảo cung cấp cho lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh từ các loại linh kiện tương ứng (chủ động sản xuất tại chỗ) hoặc sử dụng linh phụ kiện nội địa, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, ưu tiên với các nhóm sản phẩm CNHT sau:

- Linh kiện lắp ráp đồng bộ, trong đó có flash, PRAM (bộ nhớ nhanh, bộ nhớ đảo pha).

- Linh kiện cơ bản thô dạng nguyên vật liệu.

- Trên cơ sở áp dụng công nghệ hỗ trợ: sản xuất mạch in nhiều lớp, dùng khuôn mẫu chính xác cao.

3.4. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất sản phẩm dệt – may, giầy – dép

a) Ngành dệt may

* Giai đoạn đến năm 2015:

- Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất chỉ may;

- Kêu gọi đầu tư nhà máy thêu công nghiệp;

- Cung cấp dịch vụ giặt mài công nghiệp;

* Giai đoạn 2016-2020:

- Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất kim, chỉ, nút.

b) Ngành Giầy-dép:

+ Giai đoạn đến năm 2015:

- Kêu gọi đầu tư dự án về giả da PVC, giả da PU;

- Sản xuất các loại vải bạt Tarpaulin và các SP dệt nhựa;

- Dự án sản xuất khuôn mẫu; dao chặt, phom;

+ Giai đoạn 2016-2020:

- Thu hút đầu tư các dự án sản xuất máy móc thiết bị giầy, chủ động được về khuôn mẫu và phụ tùng thay thế thông thường.

3.5. Quy hoạch phát triển CNHT sản xuất vật liệu xây dựng:

* Giai đoạn đến năm 2015:

Trong giai đoạn này phấn đấu nắm vững công nghệ mới, chủ yếu trên cơ sở nhận chuyển giao để sản xuất các nhóm sản phẩm sau:

- Các loại khuôn, mẫu, máy và thiết bị tạo hình (đúc, ép, cắt gọt, …) VLXD từ vật liệu phi kim và nhựa (nhựa kết cấu, gỗ và các vật liệu giả kim, vật liệt phụ khác).

- Gia công lắp ráp một số máy và thiết bị, một số phụ tùng, linh kiện thuộc hệ thống các dây chuyền sản xuất gạch lát, gạch men, gạch tuy-nen … .

- Gia công lắp ráp một số loại băng chuyền, phương tiện vận tải chuyên dụng để vận chuyển bê tông tươi và các bán thành phẩm VLXD (gạch mộc, phôi VLXD …).

- Nghiên cứu, thiết kế và lắp ráp các máy và thiết bị khai thác, tuyển tinh và phân loại các khoáng sản phi kim.

- Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì đóng gói sản phẩm VLXD.

* Giai đoạn 2016-2020:

Trong giai đoạn này phấn đấu nắm vững đầy đủ các công nghệ mới trong sản xuất các nhóm sản phẩm VLXD công nghệ phức tạp hơn (bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm, giám định chất lượng chi tiết và tổng thành); Ưu tiên các sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn, cụ thể là:

- Nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm tiến tới sản xuất công nghiệp một số VLXD mới (tấm nhựa cửa, vách ngăn, bê tông xốp, bê tông nhẹ, bê tông có thể lắp ghép thành các tấm lớn, các kết cấu kim loại và phi kim, VLXD phi tiêu chuẩn, tấm lợp thu nhiệt, cho ánh sáng, bình bồn chứa; Giàn giáo, cốp pha bằng kim loại và phi kim).

- Tự chủ về công nghệ sửa chữa và bảo hành hầu hết các máy và thiết bị VLXD hiện có trên địa bàn Tỉnh.

- Ưu tiên sản xuất một số chi tiết, cụm chi tiết máy, thiết bị thay thế nhập khẩu, mà ngành này trước đây phải nhập.

4. Tổng hợp vốn đầu tư và dự kiến nguồn vốn

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn đến năm 2020 là 28.491 tỷ đồng theo giá hiện hành. Trong đó: nguồn vốn FDI khoảng 33-34%; Nguồn huy động từ ngân sách khoảng 1-2% chủ yếu đầu tư vào xây dựng hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ; còn lại là các nguồn vốn khác như vay tín dụng, liên doanh, liên kết, vốn của các doanh nghiệp…

5. Định hướng phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030

Đến năm 2030, Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phục vụ các ngành công nghiệp có công nghệ cao và sản xuất được các linh kiện, thiết bị hiện đại. Các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ có chất lượng, giá trị và có khả năng cạnh tranh cao có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu. Một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của tỉnh có thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường trong nước, trong khu vực và toàn cầu.

6. Các giải pháp chủ yếu

6.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính

- Đề xuất Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời phải đảm bảo được tính ổn định lâu dài.

- Áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được quy định tại quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Trên cơ sở cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 19/07/2012 của HĐND tỉnh, tỉnh tiếp tục bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ mà tỉnh có thế mạnh.

- Thực hiện có hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy trình một cửa liên thông qua Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Vĩnh Phúc. Thực hiện tốt các giải pháp trong Đề án nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

6.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án CNHT có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường; các dự án là đầu tàu và sản xuất thành phẩm, sẽ đóng vai trò chủ yếu để thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Chủ đầu tư các khu công nghiệp quán triệt chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp của tỉnh, ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Chú trọng vào việc thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời có chiến lược thu hút đầu tư, hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy liên kết cho các doanh nghiệp nội địa.

6.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh;

- Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung vào các ngành cơ khí sửa chữa, chế tạo, điện tử… là tiền đề cho phát triển CNHT trong giai đoạn tới. Đẩy mạnh việc phối hợp, liên kết với các Trường Đại học, các Trung tâm dạy nghề có uy tín; đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo nhân lực ở các cơ sở dạy nghề; gắn chương trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của tỉnh và hỗ trợ cho công tác giáo dục đào tạo của tỉnh.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp CNHT cần phải quan tâm đầy đủ tới cơ cấu chuyên môn: nhân lực quản lý, điều hành; nhân lực chuyên môn nghiệp vụ cao; công nhân kỹ thuật.

- Người lao động cần có tác phong công nghiệp, cần hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với xã hội.

6.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Tập trung nâng cao công nghệ, thiết bị phát triển tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu của các sản phẩm từ công nghiệp hỗ trợ để tăng cường các sản phẩm xuất khẩu từ công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài. Trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư.

- Ưu đãi cao theo quy định cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết tài trợ cho một số các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển CNHT. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam.

- Từng bước phát triển các cơ sở công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ tùng, phụ kiện chi tiết máy, vật tư kỹ thuật mà các ngành công nghiệp có nhu cầu; có chính sách ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định như: miễn giảm thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sử dụng từ các bằng sáng chế…để khai thác có hiệu quả công nghệ đã đăng ký ở nước ngoài.

6.5. Giải pháp về thị trường

- Mở rộng thị trường tiêu thụ kể cả nội địa và xuất khẩu. Phát triển mạnh hệ thống tiếp thị, xúc tiến thương mại. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết dung lượng thị trường, nâng cao sức mua của thị trường để phát triển sản xuất.

- Tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

- Thông qua các doanh nghiệp để tổ chức hội thảo, xúc tiến đầu tư để phục vụ cho chính doanh nghiệp. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường, thương mại điện tử. Hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động một số trang Web chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ.

6.6. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Các doanh nghiệp CNHT trước khi đầu tư tập trung trong các khu, hoặc cụm công nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động hoặc ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước khi đi vào hoạt động sản xuất.

- Phối hợp kiểm tra giám sát và xử lý các vấn đề môi trường trong thời gian doanh nghiệp hoạt động.

- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Không cho phép đầu tư các doanh nghiệp CNHT có nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường với mật độ cao, tập trung khối lượng chất thải lớn và phức tạp về thành phần chất gây ô nhiễm.

6.7. Các giải pháp về đất đai

- Trình Chính phủ cho phép thành lập Khu CNHT, với các đặc thù riêng, nơi các doanh nghiệp sản xuất CNHT có thể được hưởng các ưu đãi và được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Định hướng lựa chọn một khu vực có vị trí thuận lợi để xây dựng hạ tầng, ưu tiên cho công nghiệp hỗ trợ, nhất là các dự án FDI.

- Khuyến khích xây dựng hệ thống nhà xưởng (mỗi nhà xưởng có thể có diện tích từ 100-1000m2 hoặc có thể chia lô nhỏ khi cần) đã được hoàn thiện để cho các doanh nghiệp thuê.

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng các dự án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch.

1. Sở Công thương

- Là đầu mối quản lý Nhà nước về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức công bố, tuyên truyền, triển khai, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển CNHT; định kỳ hàng năm báo cáo việc tổ chức thực hiện quy hoạch với UBND tỉnh;

- Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để thực hiện quy hoạch; xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng ngành trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tham mưu, đề xuất trình UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

- Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư theo đúng định hướng Quy hoạch đã được phê duyệt. Định kỳ theo dõi và lập báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm về tình hình triển khai, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tính toán cân đối, huy động các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để triển khai thực hiện quy hoạch;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thời hạn giải quyết các thủ tục đầu tư cho các dự án CNHT theo đúng quy định.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan cân đối và bố trí các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác trong kế hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch được duyệt.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương rà soát, đánh giá thực trạng tình trạng thiết bị, công nghệ trên địa bàn tỉnh. Đưa ra những kiến nghị về đổi mới các trang thiết bị trên địa bàn. Giúp các doanh nghiệp cập nhật thông tin về các công nghệ mới hiện nay trên thế giới, thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới và dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn Tỉnh.

5. Sở Giao thông Vận tải

Lập kế hoạch về thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông tới các khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Thường xuyên rà soát, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho công nghiệp hỗ trợ; giải quyết nhanh các thủ tục giao, cho thuê đất cho các chủ dự án theo đúng quy định.

7. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng, giải quyết nhanh các thủ tục theo quy định cho các dự án CNHT.

8. Ban quản lý các Khu công nghiệp

Theo quy hoạch các khu công nghiệp đã được phê duyệt, tiến hành bố trí các dự án đầu tư theo dự kiến, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, tổ chức việc quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp trên địa bàn theo quy định hiện hành.

9. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện các giải pháp về nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ.

10. Các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã:

Chủ động phối hợp với Sở Công thương trong việc triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch, xây dựng, tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành, cấp mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh; các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ KÊU GỌI ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013)

Bảng 1. Danh mục các dự án CNHT cho sản xuất và lắp ráp ô tô xe máy giai đoạn 2011-2020

TT

Dự án đầu tư

Địa điểm

Công suất/năm

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

1

SX động cơ và chi tiết động cơ

KCN Khai Quang

20.000

40.000

FDI

2012-2020

2

SX khung thân và vỏ xe

KCN Bình Xuyên

100.000

200.000

FDI

2012-2020

3

SX hộp số và cụm truyền động

KCN Khai Quang

10.000

20.000

FDI

2012-2020

4

SX hệ thống lái cho ô tô xe máy

KCN Bình Xuyên

20.000

40.000

FDI

2012-2020

5

SX bình đựng nước rửa kính và ống dẫn dung dịch

KCN Bình Xuyên

200.000

400.000

FDI

2012-2020

6

SX các chi tiết nhựa

KCN Bình Xuyên

200.000

400.000

DN+FDI

2012-2020

7

SX cụm đèn, gương còi xe

KCN Bình Xuyên

100.000

200.000

DN+FDI

2012-2020

8

Sx bình xăng và hệ thống cung cấp nhiên liệu

KCN Kim Hoa

100.000

200.000

FDI

2011-2020

9

SX nhông xích xe máy

KCN Kim Hoa

100.000

200.000

DN

2016-2020

10

SX linh kiện điện tử tự động

KCN Bá Thiện

100.000

200.000

FDI

2012-2020

11

SX hệ thống lọc gió cho động cơ ô tô

KCN Khai Quang

10.000

20.000

FDI

2011-2020

12

SX hệ thống treo, giảm xóc cho ô tô xe máy

KCN Khai Quang

100.000

200.000

DN+FDI

2011-2014

13

SX vành, la răng cho ô tô xe máy

Vĩnh Yên

20.000

40.000

DN+FDI

2012-2014

14

SX xăm lốp các loại

Vĩnh Yên

200.000

400.000

NN+DN

2012-2020

15

Xây dựng hạ tầng hệ thống kiểm định, giám sát chất lượng và an toàn…

Vĩnh Phúc

-

-

Nhà nước

2013-2016

 

Bảng 2. Danh mục các dự án CNHT cho sản xuất sản phẩm cơ khí, chế tạo giai đoạn 2011-2020

TT

Tên chương trình, dự án

Địa điểm, khu vực

Công suất/năm

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

16

Nâng cao công suất gia công thép thanh, cán kéo lạnh thành hình chính xác cao

KCN Khai Quang

15.000

 

FDI

2012-2015

17

Nhà máy đúc, dập phôi lớn

KCN Chấn Hưng

20.000

15.000

FDI

2012-2020

18

Nhà máy gia công cơ khí chính xác

KCN Tam Dương I

10.000

5.000

FDI

 

19

Nhóm dự án chi tiết máy động lực

KCN Tam Dương

 

 

FDI, DDI

2012-2020

20

Nhóm dự án chi tiết thiết bị chế biến nông, lâm nghiệp

Tam Dương I

 

 

FDI, DDI

2012-2020

21

Nhóm dự án thiết bị đường thủy

KCN Tam Dương

 

 

FDI

2012-2015

22

Nhóm dự án phụ tùng, chi tiết tiêu chuẩn

KCN

 

 

FDI, DDI

2012-2020

23

Trung tâm nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm cơ khí

Tại Vĩnh Yên

 

 

Nhà nước

2012-2015

24

Hỗ trợ Trung tâm nhân lực Cơ khí

Vĩnh Phúc

 

 

NN

2012-2015

25

Ngân hàng dữ liệu kỹ thuật, công nghệ cơ khí Vĩnh Yên

 

 

 

DN+NN

2013-2015

26

Nhóm dự án lắp ráp sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh

Vĩnh Phúc

 

 

NN

2012-2015

27

Nghiên cứu, sản xuất vật liệu hợp kim mới chất lượng, tiêu chuẩn cao

KCN Phúc Yên

 

 

DN+NN

2016-2019

28

Sản xuất chi tiết, phụ tùng hàng không

KCN Phúc Yên

 

 

DN+NN

2016-2019

29

Trung tâm nghiên cứu thiết bị kỹ thuật hàng không dân dụng

KCN Phúc Yên

 

 

DN+NN

2016-2019

30

Nhóm dự án sản xuất chi tiết, linh kiện chính xác chất lượng cao

KCN Khai Quang

 

 

DDI+FDI

2016-2019

31

Nhóm dự án sản xuất chi tiết, phụ tùng máy công cụ CNC cỡ nhỏ

Bình Xuyên, Sơn Lôi

 

 

DDI+FDI

2016-2019

 

Bảng 3. Danh mục các dự án CNHT cho sản xuất sản phẩm điện tử, tin học giai đoạn 2011-2020

TT

Tên chương trình, dự án

Địa điểm, khu vực

Công suất/năm

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

32

SX các linh kiện cho máy tính, màn hình tinh thể lỏng…

KCN Bình Xuyên

-LKĐT 20.000sp; 30.000sp

 

FDI

2012-2020

33

SX linh kiện điện tử, sp điện tử các loại

KCN Bình Xuyên

 

 

FDI

2012-2020

34

SX máy tính xách tay, màn hình tinh thể lỏng, ti vi tinh thể lỏng và thiết bị ngoại vi liên quan

KCN Bá Thiện

 

 

FDI

2012-2020

35

SX pin cho CNC dùng trong các thiết bị điện tử CNC

KCN Bá Thiện

 

 

FDI

2012-2020

36

SX linh kiện điện tử loại hình mới

KCN Bá Thiện

 

 

FDI

2012-2020

37

SX linh kiện kết nối điện tử; SX module Camera

KCN Bá Thiện

 

 

FDI

2012-2020

38

SX đĩa mềm, tem bản quyền và bao bì…

KCN Bá Thiện

 

 

FDI

2012-2020

39

Sản xuất linh kiện điện tử tích cực thế hệ mới

Bình Xuyên II

 

 

DN FDI

2011-2020

40

Sản xuất vật liệu điện tử mới

Bình Xuyên II

 

 

DN

2016-2020

41

Phát triển phần mềm các loại thương mại

Vĩnh Yên

 

 

DN

2012-2020

42

Đào tạo nhân lực ngành

Vĩnh Yên

10000

20000

Nhà nước

2011-2020

43

Xây dựng các KCN điện tử, tin học

Vĩnh Phúc

 

 

DN+NN

2011-2014

44

Hỗ trợ xây dựng Trung tâm phần mềm

Vĩnh Yên

 

 

NN

2012-2014

45

Nâng cấp dữ liệu hạ tầng CNTT Tỉnh

Vĩnh Phúc

 

 

NN

2012-2020

46

Hạ tầng hệ thống kiểm định, giám sát chất lượng và an toàn điện tử…

Vĩnh Phúc

 

 

DN+NN

2013-2016

47

Hỗ trợ các cơ sở R&D ngành

Vĩnh Phúc

 

 

NN

2012-2015

 

Bảng 4. Danh mục các dự án CNHT cho sản phẩm dệt-may, giầy-dép giai đoạn đến năm 2020

TT

Tên chương trình, dự án

Công suất/năm

Địa điểm, khu vực

Vốn đầu tư (triệu USD)

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

1

N/m SX kim, cúc dập

100 tấn SP

KCN Bình Xuyên

 

27,5

FDI

2016-2020

2

N/m thêu công nghiệp

11 triệu sp

KCN Khai Quang

2.0

 

FDI

2013-2015

3

N/m chỉ may

350 tấn

KCN Bình Xuyên

1,5

 

FDI

2013-2020

4

NM Giặt mài công nghiệp

2,9 triệu SP

Kim Hoa

23,2 tỷ đồng

 

Kêu gọi ĐT

2013-2015

5

N/m giả da PVC, giả da PU

7 triệu m2

KCN

8

 

Kêu gọi ĐT

2013-2020

6

N/m SX máy móc thiết bị, phụ tùng, khuôn mẫu cho giầy-dép

 

KCN

 

5

FDI

2013-2020

7

Sản xuất các loại vải bạt Tarpaulin và các SP dệt nhựa

7.9 triệu m2

KCN Khai Quang

4,5

 

FDI

2013-2015

8

Dự án đầu tư sản xuất khuôn mẫu, dao chặt, phom

 

Khu công nghiệp Chấn Hưng

450 tỷ đồng

 

Kêu gọi ĐT

2013-2015

 

Tổng cộng

 

 

16 triệu USD và 473,2 tỷ đồng

32,5 triệu USD

 

 

 

Bảng 5. Danh mục các dự án CNHT cho sản phẩm vật liệu xây dựng giai đoạn đến năm 2020

TT

Tên chương trình, dự án

Công suất/năm

Địa điểm, khu vực

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

1

Mở rộng công suất sản xuất sơn, mạ

 

KCN Bình Xuyên

50

80

FDI

2013-2020

2

Sản xuất sản phẩm, chi tiết cao su, nhựa

 

KCN Bình Xuyên

150

200

FDI

2013-2015

3

Mở rộng công suất gia công, lắp ráp các thiết bị, máy móc cho ngành gốm, sứ, …

 

KCN Bình Xuyên

100

150

FDI

2013-2020

4

Nhà máy sản xuất bao gói sản phẩm VLXD

 

KCN Bình Xuyên

50

80

Kêu gọi ĐT

2013-2020

5

Trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện ngành VLXD.

 

KCN Phúc Yên

50

150

Kêu gọi ĐT

2014-2020

6

Sản xuất lắp giáp các máy và thiết bị sản xuất VLXD không nung

 

KCN Khai Quang

50

250

Kêu gọi ĐT

2014-2020

7

Sản xuất một số chi tiết, phụ tùng tương ứng để lắp ráp các máy và thiết bị

 

KCN Khai Quang

50

250

FDI

2014-2020

8

Nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất công nghiệp một số VLXD mới

 

Khu công nghiệp Phúc Yên

100

300

FDI

2014-2015

9

Thay thế nhiên liệu và giảm sản xuất VLXD dùng công nghệ nung, đốt than.

 

 

150

250

Kêu gọi ĐT

2014-2020

 

Tổng cộng

 

 

700

1630

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 1588/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/06/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Phùng Quang Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản