Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2022/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;

Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 10 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

Thực hiện ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố tại Công văn số 80/HĐND-KTNS ngày 26 tháng 01 năm 2022 ý kiến về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 616/TTr-SGDĐT ngày 08 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối tượng áp dụng

Các đơn vị sự nghiệp công lập gồm cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật; trường phổ thông đặc biệt; trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; các trường mầm non và phổ thông có phòng, lớp giáo dục hòa nhập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục chuyên biệt).

Điều 2. Tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1. Tiêu chuẩn định mức, sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt: Chi tiết theo Danh mục đính kèm Quyết định này.

2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt được áp dụng đối với máy móc, thiết bị đủ tiêu chuẩn tài sản cố định theo quy định của chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Việc quản lý, sử dụng tài sản, máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt phải được thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo thực hành tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

4. Việc mua sắm tài sản máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt phải đảm bảo đúng chế độ, công khai tiêu chuẩn, định mức sử dụng trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở đào tạo, quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn Thành phố

Tuân thủ đúng quy định về tiêu chuẩn, định mức, nguyên tắc trang bị, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản tại Quyết định này và các quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan; xây dựng kế hoạch rà soát định kỳ đối với các tài sản máy móc, thiết bị chuyên dùng đảm bảo chất lượng đối với thiết bị trong quá trình sử dụng.

Điều 4. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện danh mục tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo ban hành theo Quyết định này.

Tổng hợp đề xuất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc điều chỉnh, ban hành bổ sung danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt ngành giáo dục và đào tạo phù hợp quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước Thành phố

Kho bạc Nhà nước Thành phố căn cứ tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt kèm theo Quyết định này thực hiện kiểm soát chi đối với Kho bạc các quận, huyện, thành phố Thủ Đức; cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 6. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2022.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Ban Pháp chế HĐND TP;
- Kho bạc nhà nước TPHCM;
- VPUB: các PCVP;
- Trung tâm Công báo;
- Phòng VX, KT, TH;
- Lưu: VT, (VX-VN)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Anh Đức

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2022/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

STT

Danh mục thiết bị

Chủng loại

Đơn vị tính

Số lượng tối đa

Thuyết minh mục đích sử dụng và số lượng tối đa

Thông số kỹ thuật

Tính năng thiết bị

A

THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG SỬ DỤNG CHUNG

1

Bộ thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Máy móc, thiết bị đồng bộ; máy móc, thiết bị đơn chiếc; dây chuyền công nghệ; dụng cụ; đồ dùng, đồ chơi; bàn; ghế; bảng; tủ/giá, kê và các thiết bị khác (sau đây gọi chung là thiết bị) được sử dụng cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy, học tập, đào tạo, thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục và cơ sở đào tạo.

Bộ/Cái

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

2

Bảng tương tác thông minh có chân đế di động

Thiết bị tương tác thông minh

Cái

5 cái/đơn vị

Mỗi đơn vị trường, trung tâm sử dụng để giảng dạy trong các giờ học và trải nghiệm. Các trường chuyên biệt/trung tâm chủ yếu dạy học sinh bậc tiểu học nên 5 cái để 5 khối từ 1 đến 5 cùng chia thời gian sử dụng.

Đèn nền: Direct type LED

Vùng tương tác (mm):

1428 48(H)*803.52(V)

Độ phân giải: 4K/ 3840*2160 /60hz

Pixel Pitch: 0.372mm x 0.372mm

Trình chiếu nội dung dạy học trên màn hình, giúp học sinh tương tác trên màn hình

3

Máy chiếu đa năng và màn chiếu

Thiết bị chiếu đa năng và màn chiếu

Cái

4 cái/đơn vị

Tập huấn, trình chiếu cho giáo viên, học viên các hoạt động giới thiệu, giao lưu

Cần 2 cái cố định để gắn sẵn trong hội trường và phòng thư viện, phục vụ tập huấn và hội họp; 2 cái di động có thể đặt trong phòng giáo viên hoặc ngoài sân khi có hoạt động tập thể

Máy chiếu: Loại thông dụng. Có đủ cổng kết nối phù hợp; Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; Độ phân giải tối thiểu XGA; Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; Điều khiển từ xa; Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển Màn hình hiển thị:Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD Có đủ cổng kết nối phù hợp; Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; Điều khiển từ xa; Nguồn điện: AC 90-220V/50HZ.

Trình chiếu văn bản, hình ảnh hoặc video đồ họa lớn đủ để tất cả những người tham gia hoạt động, học tập bên dưới có thể nhìn rõ và tham gia tốt hơn vào hoạt động. Góp phần làm gia tăng sự sinh động và hiệu quả của bài giảng, hoạt động (có thể phóng to chữ dùng cho học sinh nhìn kém)

4

Máy vi tính có cài đặt phần mềm chuyển đổi chữ in sang chữ nổi

Máy vi tính thương hiệu Việt Nam

Bộ

5 cái/đơn vị

Phục vụ cho công tác dạy học trẻ khiếm thị. Các giáo viên ở mỗi khối lớp sử dụng một máy khi tạo chế bản chữ nổi cho học sinh.

Cấu hình đảm bảo: Cài đặt được các phần mềm dạy học của các môn học trong nhà trường; Có kết nối mạng LAN; Internet. - Bao gồm: bàn phím, chuột, màn hình, tai nghe, micro, webcam. - Được cài đặt hệ điều hành và phần mềm Duxbury, Picture Braille dạy học không vi phạm bản quyền.

Làm chế bản sách giáo khoa chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị

5

Máy in chữ nổi Braille

Tốc độ cao

Cái

1 cái/đơn vị

Phục vụ cho công tác dạy học trẻ khiếm thị. Máy in tốc độ cao, phải nhập từ nước ngoài để in sách chữ nổi, đề cương học tập cho học sinh toàn trường.

In cả 6 và 8 chấm chữ nổi / một mặt 450 CPS (1,350 trang/giờ)

Chất lượng cao

In chữ nổi Braille

6

Máy photocopy thermoform in hình nổi trên giấy nhựa Braillon cho học sinh khiếm thị

Máy photo hình nổi chuyên dùng

Cái

2 cái/đơn vị

Nhân bản nhiều hình nổi phục vụ dạy học cho học sinh khiếm thị. Sau khi giáo viên/nhân viên làm chế bản hình nổi thủ công thì dùng máy này để photocopy cho học sinh, tốc độ photo rất chậm do phải đặt từng tờ giấy photo, chờ 3 phút lấy tờ này ra mới đặt tiếp tờ khác. Nên cần 2 máy để 1 người có thể đứng 2 máy cùng lúc nhằm giảm thời gian và tăng sản phẩm.

Máy photo Brailon EZ-Form

Photocopy hình nổi cho học sinh khiếm thị

7

Máy in màu đa năng

Máy in chuyên dùng

Cái

1 cái/đơn vị

Kết nối với máy vi tính để in hình màu phục vụ giảng dạy trẻ khuyết tật. 01 cái đặt ở văn phòng. Ban giám hiệu và giáo viên chuyên môn sẽ tổng hợp các hình ảnh nổi để thực hiện in ấn tài liệu dạy học cho học sinh khuyết tật, nhân viên văn phòng sẽ thực hiện in ấn.

Tốc độ in: 25 trang / phút (In 1 mặt: A4: 25trang/phút, in 2 mặt:

A4: 7.7 tờ (tờ/phút))

Độ phân giải: 1200 x 1200 dpi

Công nghệ xử lý: Ngôn ngữ in UFR11 LT cực nhanh

In sách giáo khoa cho học sinh nhìn kém và học sinh khuyết tật trí tuệ.

8

Phần mềm Boardmaker

Phần mềm chuyên dùng làm bảng giao tiếp

Bộ

1 bộ/đơn vị

Công cụ dạy trẻ khuyết tật thiết kế các bằng giao tiếp. 01 phần mềm cài ở 1 máy tại văn phòng, các giáo viên sẽ thực hiện chọn hình ảnh, lời nói để tạo bảng giao tiếp cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ.

Phần mềm thiết kế hình ảnh biểu tượng cho học sinh khiếm thị, có thể ghép âm thanh vào bảng giao tiếp

Tạo bảng giao tiếp cho học sinh mù, học sinh khuyết tật không có khả năng sử dụng ngôn ngữ lời nói

B

CÁC THIẾT BỊ KHÁC PHỤC VỤ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I

PHÒNG IN ÁN SÁCH GIÁO KHOA VÀ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1

Máy đánh chữ nổi Perkins Braille

Máy đánh chữ nổi chuyên dùng

Cái

5 cái/phòng

Đánh máy đề cương, tài liệu chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị. Máy đánh chữ này là máy nhỏ cho cá nhân, học sinh cũng có thể sử dụng để luyện vận động tinh và tạo tài liệu học tập cho bản thân. 05 cái để giáo viên và một nhóm học sinh cùng sử dụng, giáo viên chỉ có thể bao quát và sửa lỗi cùng lúc cho 05 học sinh trên máy đánh chữ nổi này.

BRAILLE TYPEWRITER

Đánh máy thủ công cho học sinh khiếm thị

2

Máy in hình màu nổi cho học sinh khiếm thị

Heater machine

Cái

2 cái/phòng

In các hình nổi theo bản in màu giảng dạy học sinh khuyết tật. Máy in hình màu nổi có tốc độ chậm nên cần 2 cái mới đủ công suất làm hình màu nổi cho sách giáo khoa và tài liệu học tập cho học sinh,

SWELL FORM MACHINE

In hình nổi có màu trên tờ giấy đặc biệt

3

Máy in hình có chấm Braille cho học sinh khiếm thị

Máy in chuyên dùng

Cái

2 cái/phòng

In hình nổi và các chấm nổi Braille để dạy học sinh khiếm thị. Máy này cần 02 cái để in các hình hình học cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 các môn Toán, Lý, Hoá, Khoa học.

VIEW PLUS

In hình bằng 6 chấm Braille

4

Bộ máy đóng sách và máy làm nhãn chữ nổi

Gồm 1 máy đóng lò xo sắt và 1 máy làm nhãn chữ nổi chuyên dùng

Bộ

3 bộ/phòng

Để đóng sách và làm nhân sách chữ nổi. Cần 3 cái để nhân viên và giáo viên có thể sử dụng cùng lúc khi đóng sách, tập cho học sinh.

Labeler

Dán nhãn chữ nổi trên gáy và bìa sách

5

Máy in chữ nổi Braille và chữ in trên cùng một trang sách

Máy in chữ nổi chuyên dùng

Cái

2 cái/phòng

In sách giáo khoa cho học sinh khiếm thị kết hợp chữ in và chữ nổi. Cần 02 cái để in sách cho học sinh lớp 1 và các học sinh bị mù vì tai nạn/bệnh khi đang học phổ thông, cha mẹ và giáo viên có thể cùng đọc chữ in của người sáng mắt và chữ nổi Braille với học sinh.

Gemini Super Braille Embosser

Vừa có chữ của người sáng mắt vừa có chữ nổi trên một trang sách

6

Bộ máy vi tính và máy in A3 để đánh máy và in phóng to sách cho học sinh khuyết tật

Gồm 1 máy vi tính và 1 máy in A3, thương hiệu có trên thị trường

Bộ

2 bộ/phòng

Đánh máy tài liệu sách giáo khoa và tài liệu chữ nổi. cần 02 bộ để in sách phóng to, in tài liệu tùy theo thị lực và mức độ khuyết tật, khả năng đọc của học sinh.

Máy vi tính thương hiệu Việt Nam sản xuất trên (Intel Core i5) dây chuyền công nghệ ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004.

Máy in Epson có độ phân giải tối thiểu: 600 x 600 dpi. Tốc độ: 10-25 trang/phút

In sách giáo khoa cho học sinh nhìn kém, in tranh, ảnh sử dụng để dạy học sinh khuyết tật học tập, thực hành.

II

PHÒNG HỌC

1

Bộ thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Phương tiện, thiết bị của phòng học trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo từng cấp học

Bộ/Cái

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

 

2

Bộ mô hình dạy Toán Hình học, Lý, Hóa và máy tính điện tử có phát âm Talking Calculator

Thương hiệu có trên thị trường

Bộ

20 bộ/phòng

Dạy Toán hình học, Lý, Hóa cho học sinh khuyết tật cho tối đa 20 học sinh

Máy tính có tiếng nói 12 số có tiếng nói

Có phát âm khi nhấn nút số

3

Bộ thiết bị dạy học tương tác: Smart TV (Màn hình cảm ứng), phần mềm hỗ trợ dạy học

Smart TV (Màn hình cảm ứng) từ 45 inches trở lên, bộ giá treo màn hình, bộ lưu điện, học liệu, phần mềm quản lý...

Bộ

1 bộ/phòng

Hỗ trợ dạy học sinh khuyết tật qua thiết bị nghe, nhìn.

Đường truyền kết nối không dây; WiFi5, Bluetooth 4.2, chế độ kết nối PC to TV cho hoạt động học tập.

Có thể điều khiển tivi bằng điện thoại, chiếu màn hình điện thoại lên tivi không cần dây cáp. Có thể tìm kiếm, điều khiển bằng giọng nói, nhận diện khuôn mặt, điều khiển bằng cử chỉ. Có thể hỗ trợ sử dụng cho học sinh khuyết tật thuận lợi, giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

III

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

III. 1

PHÒNG TÂM VẬN ĐỘNG

1

Bộ vận động: Nhà banh, cầu trượt gỗ có khoảng trống dưới gầm, dụng cụ ép cảm thụ bản thể, cầu thang tập đi, nệm lớn có lò xo

Thương hiệu Việt Nam, gồm 1 nhà banh, 1 cầu trượt gỗ có khoảng trống dưới gầm, 1 dụng cụ ép cảm thụ bản thể, 2 cầu thang tập đi, 2 nệm lớn có lò xo

Bộ

1 bộ/phòng

Tăng cường vận động, thư giãn trị liệu cho học sinh khuyết tật

Việt Nam, EDC

Bộ dụng cụ để thực hiện các phương pháp tác động qua vận động cơ thể giúp trẻ biểu lộ cảm xúc đồng thời qua vui chơi giúp trẻ phát triển các yếu tố về vận động, cơ thể, tâm lý, giao tiếp xã hội và nhận thức.

III.2

PHÒNG ÂM NHẠC TRỊ LIỆU

1

Bộ thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Phương tiện, thiết bị dạy môn âm nhạc có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo từng cấp học

Bộ/Cái

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

 

2

Bộ trống điện tử, trống lục lạc tambourine, bộ lắc tay maraca, đàn gõ xylophone, kèn pianicas

Các thương hiệu trên thị trường, gồm 1 trống điện tử, 5 trống lục lạc tambourine, 5 bộ lắc tay maraca, 10 đàn gõ xylophone, 10 kèn pianicas

Bộ

1 bộ/phòng

Tăng cường thư giãn, trị liệu cho học sinh đa tật bằng âm thanh, âm nhạc

Theo tiêu chuẩn của nhạc cụ

Tạo âm thanh các cường độ khác nhau

3

Bộ đàn dây: Đàn guita, đàn mandoline, đàn violine

Các thương hiệu trên thị trường, gồm 5 đàn guita, 5 đàn mandoline, 5 đàn violine

Bộ

1 bộ/phòng

Tăng cường thư giãn, trị liệu cho học sinh đa tật bằng âm nhạc

Theo tiêu chuẩn của nhạc cụ

Tạo âm thanh các cường độ khác nhau

4

Đàn accordeon

Các thương hiệu trên thị trường

Cái

2 cái/phòng

Tăng cường thư giãn, trị liệu cho học sinh đa tật bằng âm nhạc. Cần ít nhất 02 cái để giáo viên và học sinh cùng sử dụng trong khi dạy cá nhân cho học sinh, hoặc giáo viên dạy cùng lúc cho 2 học sinh để các em có thể cùng học với nhau và so sánh âm thanh cùng nhau.

Theo tiêu chuẩn của nhạc cụ

Tạo âm thanh các cường độ khác nhau.

III.3

PHÒNG HỖ TRỢ HỌC SINH HÒA NHẬP

1

Máy phóng to chữ CCTV

Closed Circuit Television

Cái

2 cái/phòng

Giúp cho học sinh thị lực kém các cấp độ có thể học chữ.

Cần 2 cái vì số lượng học sinh nhìn kém đông, khi cần đọc sách bằng máy CCTV thì ít nhất có 2 em được sử dụng máy này.

Máy phóng to chữ cho người nhìn kém

Phóng to chữ dành cho học sinh hoà nhập

3

Thiết bị hướng dẫn dọc, viết chữ nổi

Orbit Reader

Cái

20 cái/phòng

Giúp cho học sinh mù hoàn toàn có thể sử dụng thay thế cho bộ bảng và dùi viết (tương tự bút, vở của học sinh sáng mắt) và lưu trữ sách giáo khoa chữ nổi. Học sinh không cần mang theo sách giáo khoa (không tính phần hình nổi) nếu có thiết bị này. Cần 20 cái để 20 học sinh ở khối lớp khác nhau được sử dụng cùng lúc.

Máy hiển thị chữ nổi có ghi âm

Dành cho học sinh hoà nhập

4

Kính phóng đại

Video Magnifiers cho trẻ nhìn kém

Cái

5 cái/phòng

Giúp cho học sinh thị lực kém các cấp độ có thể học chữ, sử dụng cho tối đa 20 học sinh

Các loại kính lúp có đèn, không đèn

Phóng to chữ và hình

5

Máy hiển thị chữ nổi

Braille display

Cái

2 cái/phòng

Giúp cho học sinh thị lực kém các cấp độ có thể học chữ.

Thiết bị gắn với máy vi tính để hiển thị chấm nổi Braille

Sờ chữ nổi không cần sách

6

Bộ thiết bị dạy học tương tác: Smart TV (Màn hình cảm ứng), phần mềm hỗ trợ dạy học

Smart TV (Màn hình cảm ứng) từ 45 inches trở lên, bộ giá treo màn hình, bộ lưu điện, học liệu, phần mềm quản lý...

Bộ

1 bộ/phòng

Hỗ trợ dạy học sinh khuyết tật qua thiết bị nghe, nhìn.

Đường truyền kết nối không dây; WiFi5, Bluetooth 4.2, chế độ kết nối PC to TV cho hoạt động học tập.

Học sinh sử dụng để nghe và truy cập các trang khác nhau

III.4

PHÒNG DẠY KỸ NĂNG SỐNG

1

Bộ lưu trữ thực phẩm, nước uống: Tủ lạnh, cây nước nóng - lạnh

Các thương hiệu trên thị trường, gồm 1 tủ lạnh (tối đa 270 lit), 2 cây nước nóng - lạnh

Bộ

1 bộ/phòng

Dạy học sinh khuyết tật các kỹ năng sống hàng ngày và lưu trữ thực phẩm trong gia đình

Công nghệ Inverter; công nghệ làm lạnh : Navi cooling; công suất tiêu thụ 1KW/ngày

Lưu trữ thực phẩm

2

Ghế ăn cùng bộ bàn ăn thông minh

Các thương hiệu trên thị trường, loại bằng gỗ, nhựa hoặc kim loại

Bộ

10 bộ/phòng

Dạy học sinh khuyết tật các kỹ năng sống hàng ngày trong gia đình. Trung bình có 10 học sinh/lớp học chuyên biệt. Cần 10 bộ để đủ chỗ ngồi cho học sinh một lớp.

Theo tiêu chuẩn lứa tuổi

Sử dụng như bối cảnh gia đình để dạy nghề

3

Bộ nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, máy xay sinh tố

Các thương hiệu trên thị trường

Bộ

1 bộ/phòng

Dạy học sinh khuyết tật các kỹ năng sống hàng ngày và chế biến thực phẩm, nấu ăn trong gia đình

Các thiết bị sản xuất ở Việt Nam

Sử dụng như bối cảnh gia đình để dạy nghề

4

Bộ kệ bếp inox, bếp ga, bếp từ

Các thương hiệu trên thị trường

Bộ

1 bộ/phòng

Dạy học sinh khuyết tật các kỹ năng sống hàng ngày và chế biến thực phẩm, nấu ăn trong gia đình

Các thiết bị sản xuất ở Việt Nam

Sử dụng như bối cảnh gia đình để dạy nghề

5

Bộ tủ chén inox kèm chén, đĩa, tô, muỗng, nĩa

Thương hiệu Việt Nam, gốm 1 tủ chén, 10 bộ chén, đĩa, tô, muỗng, nĩa

Bộ

1 bộ/phòng

Dạy học sinh khuyết tật các kỹ năng sống hàng ngày

Các thiết bị sản xuất ở Việt Nam

Sử dụng như bối cảnh gia đình để dạy nghề

6

Bộ máy giặt, tủ treo quần áo, máy may, bàn ủi, máy hút bụi

Các thương hiệu trên thị trường, gồm 1 máy giặt (160 lít trở lên), 2 tủ treo quần áo, 2 máy may, 2 bàn ủi, 2 máy hút bụi

Bộ

1 bộ/phòng

Dạy học sinh khuyết tật các kỹ năng sống hàng ngày

Các thiết bị sản xuất ở Việt Nam

Sử dụng như bối cảnh gia đình để dạy nghề

7

Bộ thiết bị dạy học tương tác: Smart TV (Màn hình cảm ứng), phần mềm hỗ trợ dạy học.

Smart TV (Màn hình cảm ứng) từ 45 inches trở lên, bộ giá treo màn hình, bộ lưu điện, học liệu, phần mềm quản lý...

Bộ

1 bộ/phòng

Hỗ trợ dạy học sinh khuyết tật các kỹ năng sống hàng ngày qua thiết bị nghe, nhìn.

Đường quyền kết nối không dây; WiFi5, Bluetooth 4.2, chế độ kết nối PC to TV cho hoạt động học tập.

Học sinh sử dụng để nghe và truy cập các trang khác nhau

III.5

PHÒNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1

Bộ thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Phương tiện, thiết bị phục vụ môn giáo dục thể chất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Bộ/Cái

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

 

2

Bộ thiết bị giáo dục thể chất: Thang gióng đa năng, máy chạy bộ đa năng, máy đạp xe đạp, thảm cao su tập thể thao, thiết bị Boccia (tấm mút và bi gỗ)

Thương hiệu có trên thị trường, gồm: 2 thang gióng đa năng, 2 máy chạy bộ đa năng, 2 máy đạp xe đạp, 50m2 thảm cao su tập thể thao/phòng, 4 Boccia (tấm mút và bi gỗ)

Bộ

2 bộ/phòng

Thiết bị chuyên dùng sử dụng cho học sinh đa tật rèn luyện thể chất, phát triển kỹ năng, cần 2 bộ để có cùng lúc 2 học sinh được sử dụng. Có thể dùng cho 20 học sinh vào các thời điểm khác nhau trong ngày

Các thiết bị sản xuất ở việt Nam

Rèn luyện thể chất

III.6

PHÒNG ĐÁNH GIÁ, TƯ VẤN

1

Bộ bảng kiểm phát triển (đánh giá trẻ từ 0 đến 6 tuổi)

Đại học Giáo dục sản xuất

Bộ

2 bộ/phòng

Thiết bị chuyên dùng kiểm tra, đánh giá trẻ đa tật, cần 2 bộ để 2 giáo viên có thể đánh giá cùng lúc khi có nhiều trẻ đến trường có yêu cầu đánh giá.

Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ em

Đánh giá tuổi phát triển của trẻ em

2

Bộ công cụ đánh giá: NEMI 2; ASQ; GARS 3; PEP 3; YCAT 2; RAVEN màu; WISC - V; Bayley III; Small Steps.

Viện Khoa học Giáo dục VN; Viện tâm lý học lâm sàng; Đại học Giáo dục sản xuất.

Bộ

2 bộ/phòng

Thiết bị chuyên dùng kiểm tra, đánh giá học sinh đa tật. Cần 2 bộ để 2 giáo viên có thể đánh giá học sinh cùng lúc khi có nhiều trẻ đến trường có yêu cầu đánh giá.

Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của học sinh khuyết tật

Đánh giá khả năng của học sinh khuyết tật

3

Bộ công cụ đánh giá dựa trên chương trình chuyên biệt

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sản xuất

Bộ

2 bộ/phòng

Thiết bị chuyên dùng kiểm tra, đánh giá học sinh đa tật. Cần 2 bộ để 2 giáo viên có thể đánh giá cùng lúc khi có nhiều trẻ đến trường có yêu cầu đánh giá.

Công cụ đánh giá chuyên dùng

Đánh giá khả năng học tập của học sinh khuyết tật nặng

4

Thiết bị đánh giá thị lực

Thiết bị chuyên dùng

Bộ

2 bộ/phòng

Thiết bị chuyên dùng để kiểm tra, đánh giá mức độ khiếm thị. Cần 2 bộ để 2 giáo viên có thể đánh giá học sinh cùng lúc khi có nhiều trẻ đến trường có yêu cầu đánh giá.

Lea - tool test dành cho việc đánh giá khả năng nhìn

Đánh giá thị lực xa và thị lực gần

III. 7

PHÒNG THÍNH HỌC

1

Thiết bị đo thính lực 2 kênh

Thiết bị chuyên dùng

Bộ

2 bộ/phòng

Thiết bị chuyên dùng kiểm tra, đánh giá mức độ khiếm thính. Dành cho các giáo viên kiểm tra thính lực cho học sinh thường xuyên, liên tục.

Máy đo thính lực Beltone

Đo thính lực cho học sinh

2

Bộ máy vi tính và máy in

Thương hiệu Việt Nam

Bộ

1 bộ/phòng

Lưu trữ và quản lý, trích xuất dữ liệu.

Cấu hình đảm bảo: Cài đặt được các phần mềm dạy học của các môn học trong nhà trường; Có kết nối mạng LAN; Internet. - Bao gồm: bàn phím, chuột, màn hình, tai nghe, micro, webcam

Máy in Epson có độ phân giải tối thiểu: 600 x 600 dpi. Tốc độ: 10-25 trang/phút

In ấn tài liệu

III.8

PHÒNG CAN THIỆP SỚM

1

Bộ đồ chơi cho trẻ Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bộ

1 bộ/phòng

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cấp Mầm non

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

 

2

Bộ bàn, ghế chuyên dùng cho học sinh (1 bàn, 02 ghế rời) và tủ đựng đồ dùng cá nhân, đồ chơi cho học sinh

Loại bằng gỗ, nhựa hoặc kim loại, thương hiệu có trên thị trường, gồm 3 bộ bàn, ghế chuyên dùng cho học sinh (1 bàn, 02 ghế rời) và 1 tủ đựng đồ dùng cá nhân, đồ chơi cho học sinh

Bộ

3 bộ/phòng

Bàn, ghế phục vụ cho học sinh trong quá trình học tập, trị liệu. Cần 3 bộ để giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cùng sử dụng cùng lúc theo đúng yêu cầu của một tiết học can thiệp sớm.

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

 

3

Đàn organ

Thương hiệu có trên thị trường

Cái

1 cái/phòng

Phân biệt âm nhạc không lời ca và bài hát, hiểu ca từ nhịp trong bài hát. Phân biệt nhịp điệu âm nhạc, phân biệt cao độ của âm thanh,...

Theo thông số kỹ thuật của nhạc cụ

Tạo âm thanh các cường độ khác nhau; có bộ nhớ

4

Máy quay phim

Máy quay hành trình

Cái

1 cái/phòng

Ghi lại quá trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nhằm phối hợp với gia đình trị liệu cho trẻ. Sau khi đánh giá hoặc can thiệp cho học sinh, giáo viên cần xem lại để phân tích hành vi, ngôn ngữ, cách thể hiện của học sinh để có hướng trị liệu phù hợp và để so sánh giữa các lần đánh giá.

Hỗ trợ quay video độ phân giải 5K

Cho phép chụp ảnh với độ phân giải 20MP.

Hỗ trợ 2 màn hình trước và sau.

Khả năng chống nước với độ sâu 30m.

Dung lượng pin 1720 mAh

Quay lại hành vi của trẻ khi đánh giá để phân tích và can thiệp

III.9

PHÒNG THƯ VIỆN

1

Các phương tiện, thiết bị theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất thư viện do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với trường phổ thông

Giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để đựng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa, bàn, ghế, tủ, hộp mục lục, bảng...

Bộ/Cái

Theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất thư viện do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với trường phổ thông

Theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất thư viện do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với trường phổ thông

Theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất thư viện do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với trường phổ thông

 

III.10

PHÒNG THỰC HÀNH TIN HỌC

1

Bộ thiết bị của Phòng thực hành Tin học trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Máy chủ, Máy tính để bàn/hoặc máy tính xách tay, Thiết bị kết nối mạng, Thiết bị kết nối mạng và đường truyền Internet, Bàn để máy tính, ghế ngồi, Hệ thống điện, Hệ điều hành, Phần mềm ứng dụng...

Bộ

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học

 

IV

BỘ ĐỒ CHƠI CHUYÊN DÙNG NGOÀI TRỜI

1

Bộ vận động đa năng (thang leo, ống chui, cầu trượt)

Thiết bị giáo dục ngoài trời bằng nhựa, thương hiệu có trên thị trường

Bộ

3 bộ/đơn vị

Bộ vận động đa năng phục vụ giáo dục thể chất cho học sinh đa tật. Cần 3 bộ để có cùng lúc 3 học sinh được sử dụng. Có thể dùng cho 30 học sinh vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Các thiết bị sản xuất ở Việt Nam

Rèn luyện thể chất và tâm vận động

2

Bộ đồ chơi vận động thể lực: Xích đu, bập bênh đơn, bập bênh đôi, thang leo ngoài trời, đu quay, cầu trượt

Thiết bị giáo dục ngoài trời bằng nhựa, thương hiệu có trên thị trường, gồm 2 xích đu, 2 bập bênh đơn, 2 bập bênh đôi, 2 thang leo ngoài trời, 1 đu quay, 1 cầu trượt

Bộ

3 bộ/đơn vị

Bộ vận động đa năng phục vụ giáo dục thể chất cho học sinh đa tật. Cần 3 bộ để có cùng lúc 3 học sinh được sử dụng. Có thể dùng cho 30 học sinh vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Các thiết bị sản xuất ở Việt Nam

Rèn luyện thể chất và tâm vận động

3

Sàn nhún trampoline

Thiết bị giáo dục ngoài trời, thương hiệu có trên thị trường, đường kính 4m đến 5m

Bộ

1 bộ/đơn vị

Bộ vận động đa năng phục vụ giáo dục thể chất cho học sinh đa tật

Các thiết bị sản xuất ở Việt Nam

Rèn luyện thể chất và tâm vận động

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 13/2022/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng cơ sở giáo dục chuyên biệt ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  • Số hiệu: 13/2022/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/04/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Dương Anh Đức
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 70 đến số 71
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản