Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 157/2025/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2025

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN, DÂN QUÂN THƯỜNG TRỰC VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, gồm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định này.

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG BỘ QUỐC PHÒNG, BỘ CÔNG AN

Điều 3. Bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

1. Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân có các chức năng sau:

a) Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và bảo hiểm y tế đối với thân nhân người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.

Điều 4. Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội và những nội dung cơ bản như sau:

1. Xây dựng kế hoạch công tác bảo hiểm xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Hằng năm lập dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, giao dự toán thu chi bảo hiểm xã hội, quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội cho các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; thực hiện quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Chương III

SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU, ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 5. Sổ bảo hiểm xã hội

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thực hiện theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Việc cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Điều 6. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, được thực hiện như sau:

Hai năm đầu hằng tháng đóng bằng 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

2. Trường hợp người lao động có thời gian trước và sau ngày 01 tháng 7 năm 2025 đều thuộc đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian xác định hai năm đầu làm cơ sở tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được tính kể từ thời điểm nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, học viên quân đội, công an, cơ yếu hưởng sinh hoạt phí, tham gia Dân quân thường trực.

Điều 7. Truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội

1. Khi tiền lương của người lao động được điều chỉnh tăng, làm tăng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm truy thu, truy đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội số tiền chênh lệch so với số tiền đã đóng đối với các tháng được điều chỉnh tăng tiền lương tương ứng.

2. Cách tính số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này được tính trên cơ sở mức tham chiếu do Chính phủ quy định từng giai đoạn và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 8. Mức đóng, phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Mức đóng, phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động đối với đối tượng quy định tại điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định chi tiết như sau:

1. Trường hợp người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, công an, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp của quân đội, công an, cơ yếu mà vẫn do cơ quan, đơn vị cũ quản lý thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội đang giữ chức vụ lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội, công an, cơ yếu; đồng thời, được bầu cử, bổ nhiệm, kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài quân đội, công an, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật về tiền lương; phụ cấp kiêm nhiệm này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Trường hợp người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, tham gia phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn bị ốm đau phải nghỉ việc mà không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 33; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương của tháng liền kề trước khi bị ốm đau. Trường hợp bị ốm ngay tháng đầu làm việc thì mức đóng bảo hiểm xã hội được xác định bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

4. Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mà không làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian người lao động không làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

5. Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội không làm việc từ 14 ngày trở lên trong tháng thì ngân sách địa phương đóng bảo hiểm xã hội như đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 9. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Các đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất trong các trường hợp:

a) Gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

b) Gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa;

c) Được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các tình huống khẩn cấp đe dọa đến an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:

a) Phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 30 ngày trở lên và không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh;

b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra, không kể giá trị tài sản là đất hoặc không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt trước khi thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa;

c) Được huy động làm nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này từ 30 ngày trở lên theo quyết định của cấp có thẩm quyền và có từ 50% trở lên trong số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do đơn vị quản lý phải tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp;

3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được xác định theo tháng và không quá 12 tháng, tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau, thai sản và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hoặc tử tuất thì người lao động hoặc thân nhân người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động hoặc thân nhân người lao động;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng theo quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù của những tháng tạm dừng đóng bằng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp sau thời hạn đóng bù chậm nhất, người sử dụng lao động và người lao động mới đóng bù cho những tháng tạm dừng đóng thì thực hiện theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Thẩm quyền xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc; giá trị tài sản bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra được quy định như sau:

a) Thẩm quyền xác định số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc theo quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an thực hiện;

b) Thẩm quyền xác định giá trị tài sản bị thiệt hại theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được xác định so với giá trị tài sản theo báo cáo kiểm kê giá trị tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại (không kể giá trị tài sản là đất) đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Cục Tài chính Bộ Quốc phòng hoặc Cục Kế hoạch và Tài chính Bộ Công an xác định.

5. Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này bị tạm giam, tạm đình chỉ công tác, đình chỉ công tác từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được thực hiện như sau:

a) Khi người lao động bị tạm giam, tạm đình chỉ công tác, đình chỉ công tác thì người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Sau thời gian tạm giam, tạm đình chỉ công tác, đình chỉ công tác nếu người lao động được truy lĩnh đầy đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian bị tạm giam, tạm đình chỉ công tác, đình chỉ công tác. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù của những tháng tạm dừng đóng bằng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp sau thời hạn đóng bù chậm nhất, người sử dụng lao động và người lao động mới đóng bù cho những tháng tạm dừng đóng thì thực hiện theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Trường hợp người lao động sau thời gian tạm giam, tạm đình chỉ công tác, đình chỉ công tác không được truy lĩnh đầy đủ tiền lương thì không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chương IV

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Mục 1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Điều 10. Thời gian hưởng chế độ ốm đau, chăm sóc con ốm đau đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội

1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời gian điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời gian mà người lao động phải nghỉ việc theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội mà có thời gian trùng với thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không được tính hưởng trợ cấp ốm đau.

2. Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội;

b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên hoặc cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.

Điều 11. Trợ cấp ốm đau đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng trợ cấp ốm đau thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau liên tục từ một tháng trở lên (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần) thì mức hưởng trợ cấp ốm đau của thời gian bằng một tháng, được tính bằng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau.

3. Trong thời gian hưởng trợ cấp ốm đau, nếu Chính phủ điều chỉnh mức tham chiếu hoặc người lao động được phong, thăng quân hàm, nâng lương, tăng phụ cấp thâm niên nghề hoặc thâm niên vượt khung thì mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động vẫn tính theo mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị bệnh.

4. Trường hợp người lao động quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

Mục 2. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 12. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, thực hiện theo lộ trình như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

 

 

2029

53 tuổi

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

 

 

2032

54 tuổi

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo lộ trình quy định tại điểm a khoản này và có tổng thời gian từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do cấp có thẩm quyền ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Khi xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để làm căn cứ xét điều kiện hưởng lương hưu thì căn cứ theo quy định của pháp luật về phụ cấp khu vực tại thời điểm giải quyết. Đối với địa bàn mà pháp luật về phụ cấp khu vực tại thời điểm giải quyết không quy định hoặc quy định hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn 0,7 nhưng thực tế người lao động đã có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại các văn bản quy định về phụ cấp khu vực trước đây thì căn cứ quy định tại các văn bản đó để xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên làm căn cứ xét điều kiện hưởng lương hưu.

Trường hợp người lao động có thời gian công tác tại các chiến trường B, C từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước và chiến trường K từ ngày 31 tháng 8 năm 1989 trở về trước được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian này được tính là thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để làm căn cứ xét điều kiện hưởng lương hưu.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được thực hiện như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2025

51 tuổi 3 tháng

2025

46 tuổi 8 tháng

2026

51 tuổi 6 tháng

2026

47 tuổi

2027

51 tuổi 9 tháng

2027

47 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

47 tuổi 8 tháng

 

 

2029

48 tuổi

 

 

2030

48 tuổi 4 tháng

 

 

2031

48 tuổi 8 tháng

 

 

2032

49 tuổi

 

 

2033

49 tuổi 4 tháng

 

 

2034

49 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

50 tuổi

c) Không phụ thuộc vào tuổi đời khi người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam quân nhân có đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong quân đội, mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong quân đội bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ quân đội;

b) Quân nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 52/2024/QH15 hoặc điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng số 98/2015/QH13;

c) Nam công an nhân dân có đủ 25 năm trở lên, nữ công an nhân dân có đủ 20 năm trở lên công tác trong công an nhân dân, mà công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc tự nguyện xin nghỉ. Thời gian công tác trong công an nhân dân bao gồm thời gian là sĩ quan; hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; học viên đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, công nhân công an, kể cả thời gian công an nhân dân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ công an nhân dân;

d) Công an nhân dân đủ điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định số 49/2019/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân;

đ) Người làm công tác cơ yếu có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu có đủ 25 năm trở lên đối với nam, đủ 20 năm trở lên đối với nữ, đã đóng bảo hiểm xã hội, mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu bao gồm thời gian làm công tác cơ yếu, thời gian làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, kể cả thời gian người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu.

3. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo lộ trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Không phụ thuộc vào tuổi đời khi người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Việc hưởng lương hưu đối với các trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh hoặc mất hồ sơ được quy định chi tiết như sau:

a) Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ tính tuổi đời hưởng chế độ hưu trí;

b) Trường hợp hồ sơ của người lao động không còn đủ hồ sơ gốc để chứng minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội cần cung cấp các giấy tờ thay thế như: Hợp đồng lao động, quyết định phục viên, xuất ngũ, tuyển dụng hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến thời gian công tác đề nghị tính hưởng bảo hiểm xã hội để cơ quan Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân giải quyết theo quy định.

5. Trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 14 năm 6 tháng đến dưới 15 năm, hoặc người lao động đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 19 năm 6 tháng đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro trong khi thực hiện nhiệm vụ thì được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu để có đủ 15 năm hoặc đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này.

Mức đóng, thời gian đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội. Thời điểm đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu sớm nhất là tháng trước liền kề tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Điều 13. Mức lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

a) Người lao động có thời gian từ đủ 10 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt đặc thù theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an khi nghỉ hưu mà tỷ lệ % hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội chưa đạt mức tối đa 75% thì được tính như sau: 15 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội bằng 50% đối với nam và 55% đối với nữ, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 3%, mức hưởng tối đa không quá 75%; nếu có tháng lẻ được tính như sau: Từ 1 tháng đến 6 tháng được tính bằng 1,5%, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính bằng 3%. Khi tính hưởng theo quy định tại điểm này thì không được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Mức hưởng lương hưu tăng thêm so với quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Cách tính lương hưu nêu trên không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật Quân đội, Công an, vi phạm pháp luật của Nhà nước buộc phải thôi phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ Quân đội hoặc thôi việc.

b) Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ hồ sơ hưởng chế độ hưu trí của đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang tổng hợp số tiền chênh lệch lương hưu tăng thêm so với quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội gửi Bộ Tài chính để ngân sách nhà nước bảo đảm.

4. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi quy định, làm cơ sở tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

a) Người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì lấy mốc tuổi theo lộ trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này;

b) Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì lấy mốc tuổi theo lộ trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

5. Cách tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng do nghỉ hưu trước tuổi thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội.

6. Thời điểm đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí khi suy giảm khả năng lao động là ngày 01 tháng sau liền kề khi người lao động có đủ cả ba điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa cấp có thẩm quyền.

Điều 14. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng tối đa 75% được tính hưởng trợ cấp một lần bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.

Điều 15. Hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 64 hoặc khoản 2 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc Điều 12 Nghị định này, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 64 hoặc khoản 2 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc Điều 12 Nghị định này nhưng thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Trường hợp người lao động vừa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội, vừa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo văn bản đề nghị của người lao động.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 16. Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội để tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ số năm quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội thì tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 để tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu không bao gồm thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội khi thuộc đối tượng tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là tiền lương tháng theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) đã đóng bảo hiểm xã hội. Khi tính mức bình quân tiền lương này được tính theo chế độ tiền lương do Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (trong đó mức phụ cấp thâm niên nghề được tính trên tỷ lệ phần trăm cao nhất cho cùng một hệ số lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu) và quy định về mức tham chiếu tại thời điểm hưởng lương hưu hoặc thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội để tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ để tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp chưa đủ số năm quy định tại khoản 1 Điều này thì tính mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

4. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

a) Trường hợp người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;

b) Trường hợp người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Trường hợp người lao động đã chuyển ngành sang cơ quan, đơn vị, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a, điểm b khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;

d) Trường hợp trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, người lao động chuyển sang làm công việc khác thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội với tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối trước khi nghỉ hưu thì lấy tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao hơn tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội để tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

5. Quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993 sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an, cơ yếu trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

a) Trường hợp người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, rồi mới nghỉ hưu thì mức tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội; trường hợp có thời gian gián đoạn mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau cùng không đủ số tháng theo quy định thì lấy thêm số tháng của thời gian liền kề gần nhất trước đó cho đủ số tháng để tính bình quân tiền lương tháng; trường hợp chưa đủ số năm quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp chỉ chứng minh được cấp bậc quân hàm hoặc mức lương cuối cùng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì áp dụng thời gian giữ cấp bậc quân hàm theо quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân hoặc thời gian giữ bậc lương theo quy định của Nhà nước để xác định diễn biến tiền lương của những năm cuối làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần;

b) Trường hợp người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vừa thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chung của các thời gian theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 17. Chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính lương hưu và chế độ trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

=

Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

+

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

x

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

+

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong đó:

a) Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội;

b) Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 16 Nghị định này.

Mục 3. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 18. Chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Thân nhân, tổ chức, cá nhân lo mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này từ trần được nhận một lần trợ cấp mai táng theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động có tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;

c) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

d) Người đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

3. Người lao động quy định tại điểm a, b và d khoản 2 Điều này nếu bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội tại thời điểm Tòa án tuyên bố là đã chết.

4. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp dưới đây nếu thân nhân đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội, được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên

Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động trước khi chết;

b) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

5. Thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần.

6. Mức trợ cấp tuất một lần

a) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần tính theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 16, khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

b) Người lao động đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng mà đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi chết thì trợ cấp tuất một lần được giải quyết đối với trường hợp người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội chết.

7. Giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân là thành viên khác và trợ cấp tuất một lần được thực hiện như sau:

a) Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Người lao động chết mà không có thân nhân theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế;

c) Người lao động chết, thuộc trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, nếu có nhiều thân nhân thì các thân nhân phải có biên bản thống nhất cử người đại diện nhận trợ cấp.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp

1. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hoặc chết từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực, hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực mà thời gian đó được coi là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, hoặc có thời gian công tác tại các chiến trường B, C từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước; chiến trường K từ ngày 31 tháng 8 năm 1989 trở về trước và Nhà giàn DK1 từ ngày 10 tháng 6 năm 1989 trở đi thì khi giải quyết chế độ hưu trí, phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc tử tuất được áp dụng mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 (đối với chiến trường B, C, K) và mức phụ cấp khu vực hệ số 1,0 (đối với Nhà giàn DK1) để tính trợ cấp khu vực một lần

a) Mức trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

M = (Hi x Tj x 15%) x Lmin

Trong đó:

M: Mức trợ cấp một lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội có bao gồm phụ cấp khu vực;

Hi: Hệ số phụ cấp khu vực i nơi người lao động đóng bảo hiểm xã hội đối với thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính theo hệ số phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc.

Tj: Số tháng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội có bao gồm phụ cấp khu vực hệ số Hi; hoặc số tháng được coi là đóng bảo hiểm xã hội có bao gồm phụ cấp khu vực (áp dụng đối với chiến trường B, C, K và DK1).

15%: Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

Lmin: Mức tham chiếu tại tháng người lao động bắt đầu hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần hoặc tháng người lao động chết.

b) Cách tính mức trợ cấp khu vực một lần đối với người lao động có thời gian là đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mà công tác trên địa bàn có phụ cấp khu vực thì khi tính hưởng trợ cấp khu vực một lần ứng với thời gian hưởng sinh hoạt phí đó, được tính theo công thức sau:

N = (0,4 x Hi x Tj x 15%) x Lmin

Trong đó:

N: Mức trợ cấp khu vực một lần đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội có bao gồm phụ cấp khu vực;

Hi: Hệ số phụ cấp khu vực nơi người lao động đóng bảo hiểm xã hội thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm;

Tj: số tháng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội có bao gồm phụ cấp khu vực hệ số H, cho thời gian là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân;

0,4: Hệ số phụ cấp quân hàm binh nhì.

 Lmin: Mức tham chiếu tại tháng bắt đầu hưởng lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội một lần, hoặc tháng người lao động chết.

2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng mà đồng thời đang hưởng phụ cấp khu vực hằng tháng tại nơi thường trú có phụ cấp khu vực trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 được tiếp tục hưởng phụ cấp khu vực theo mức đang hưởng. Trường hợp thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì được hưởng mức phụ cấp khu vực theo mức phụ cấp khu vực của đối tượng đang hưởng tại nơi thường trú mới; trường hợp nơi thường trú mới không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực.

3. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần và phụ cấp khu vực đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này như sau:

a) Ngân sách nhà nước chi trả trợ cấp một lần đối với thời gian công tác và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 tại nơi có phụ cấp khu vực; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo;

b) Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.

4. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh, được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, hoặc liệt sĩ thì ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi người có công do ngân sách nhà nước bảo đảm, vẫn được thực hiện chế độ tai nạn lao động, tử tuất quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 và Mục 4 Chương V Luật Bảo hiểm xã hội.

5. Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi phục viên, xuất ngũ và được cơ quan có thẩm quyền quyết định hưởng chế độ bệnh binh, ngoài việc được hưởng chế độ bệnh binh theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14, nếu không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp có nguyện vọng thì được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội; nếu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì được cộng nối với thời gian có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định.

6. Người lao động có thời gian công tác là quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an, cơ yếu trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:

a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

b) Điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;

d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;

đ) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

e) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

7. Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết chế độ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân, cơ yếu được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Trường hợp người lao động không còn đủ hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét, quyết định tính hoặc không tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội dựa trên cơ sở văn bản đề nghị của người lao động, văn bản xác nhận của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động và các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến thời gian công tác đề nghị tính hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp cần thiết, cơ quan, đơn vị trong quân đội, công an phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan tại địa phương rà soát, đối chiếu hồ sơ của người lao động để làm rõ các vấn đề có liên quan trước khi quyết định

a) Nội dung văn bản xác nhận của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động phải nêu rõ lý do không còn đủ hồ sơ gốc của người lao động, thời điểm tuyển dụng, diễn biến quá trình công tác, diễn biến tiền lương của người lao động; việc người lao động chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, lý do chưa được giải quyết; lý do gián đoạn hoặc nghỉ việc và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý trong việc giải quyết chế độ tại thời điểm nghỉ việc đối với người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. Trường hợp cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị sau sáp nhập hoặc cơ quan, đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp của cơ quan, đơn vị giải thể xác nhận;

b) Các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến thời gian công tác đề nghị tính hưởng bảo hiểm xã hội là các hồ sơ, giấy tờ có liên quan chứng minh, thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 như: Lý lịch Đảng viên, Lý lịch đoàn viên, sổ lao động, danh sách lao động, sổ theo dõi, danh sách chi trả lương, sổ lương thực, giấy khen, bằng khen, kỷ niệm chương, văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ giải quyết chế độ của người lao động khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giấy tờ khác thể hiện quá trình công tác, tiền lương của người lao động;

c) Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn đủ hồ sơ gốc quy định tại khoản này là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội;

d) Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người lao động phải căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ liên quan quy định tại điểm b khoản này để xác nhận và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung xác nhận quy định tại điểm a khoản này.

9. Người lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thuộc biên chế tại các cơ quan, đơn vị, được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, lao động hợp tác quốc tế có thời hạn, đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước đúng hạn hoặc không đúng hạn nhưng cơ quan, đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm, sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xem xét, giải quyết như sau:

a) Thời gian làm việc trong nước trước khi đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và thời gian ở nước ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ hoặc bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều này, khoản 5 Điều 16 Nghị định này;

b) Thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trong thời hạn cho phép quy định tại điểm a khoản này bao gồm:

Thời gian công tác, học tập, làm việc thực tế trong thời hạn được ghi trong quyết định của đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài, kể cả thời gian được gia hạn do đơn vị cử đi cho phép.

Trường hợp một người có nhiều lần đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài thì được cộng thời gian của các lần ở nước ngoài trong thời hạn cho phép thành thời gian công tác để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Người lao động đang làm việc ở trong nước, được đơn vị cử đi nâng cao tay nghề ở nước ngoài, sau đó chuyển sang hợp tác lao động theo Hiệp định của Chính phủ thì thời gian nâng cao tay nghề được tính để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

c) Không áp dụng quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị phạt tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995;

d) Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần của các đối tượng quy định tại điểm a khoản này được tính theo quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 16 Nghị định này.

Đối với trường hợp có thời gian công tác trong quân đội, công an nhân dân, cơ yếu tiếp đó đi hợp tác lao động ở nước ngoài, sau khi về nước được chuyển ngành sang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc diện được tính cộng phụ cấp thâm niên nghề trong lương hưu theo quy định thì mức phụ cấp thâm niên quân đội, công an nhân dân, cơ yếu được tính trên cơ sở mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân tại thời điểm trước khi đi hợp tác lao động ở nước ngoài, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm giải quyết hưởng chế độ.

Đối với người lao động trước khi đi hợp tác lao động đang hưởng tiền lương do Nhà nước quy định mà có số năm cuối để tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả thời gian đi làm việc ở nước ngoài thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi làm việc ở nước ngoài được lấy theo tiền lương tại thời điểm trước khi đi nước ngoài để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Đối với những người là lao động xã hội được tính thời gian đi hợp tác lao động để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất quy định tại điểm a khoản này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi hợp tác lao động để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng hai lần mức tham chiếu tại thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội.

10. Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này bị tước danh hiệu quân nhân hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và khoản 1 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội.

11. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết hoặc chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và khoản 4 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006; khoản 6 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13; Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; các khoản 7, 8 và 9 Điều 38 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; khoản 2 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-СР ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; khoản 8 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

12. Người lao động có thời gian đảm nhiệm các chức danh (kể cả chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc Ủy ban nhân dân) thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50-CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn mà được điều động, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 thì được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để cộng nối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau khi được điều động, tuyển dụng để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Trong thời gian đảm nhiệm các chức danh nêu trên, được cơ quan có thẩm quyền cử đi học chuyên môn, chính trị, sau khi hoàn thành khóa học tiếp tục giữ các chức danh này hoặc được điều động, tuyển dụng ngay vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì thời gian đi học được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Trong thời gian đảm nhiệm các chức danh nêu trên, có thời gian gián đoạn giữ các chức danh này không quá 12 tháng thì được tính cộng nối thời gian công tác trước đó với thời gian công tác sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội, trừ thời gian gián đoạn.

13. Người lao động trong thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội khi giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất, thực hiện như sau:

a) Chế độ hưu trí: Người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì điều kiện nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này. Trường hợp tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này thì điều kiện nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và khoản 1 Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội.

b) Chế độ tử tuất: Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì chế độ tử tuất được thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13; chết từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi thì giải quyết theo quy định tại Mục 4 Chương V Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15.

14. Trường hợp người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội, trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc có hiệu lực thi hành, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì được nộp lại số tiền bảo hiểm xã hội một lần đã nhận cho cơ quan, đơn vị quản lý người lao động trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc để hoàn trả về quỹ bảo hiểm xã hội và được Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

15. Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội và công chức quốc phòng đang hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.

16. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội có thời gian 10 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt đặc thù khi nghỉ hưu thì được áp dụng cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.

17. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Bảo hiểm xã hội khu vực) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Chương V Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định này đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc các bộ, ngành, địa phương (không bao gồm người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này và người lao động đang bảo lưu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

18. Trách nhiệm đóng, ngân sách đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này do địa phương bảo đảm và thực hiện; hằng tháng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý.

19. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, để bảo đảm đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và để bảo đảm đủ phần chênh lệch quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này đối với đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

3. Các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025:

a) Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

b) Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Nghị định này, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (26).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Hồ Đức Phớc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 157/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

  • Số hiệu: 157/2025/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 25/06/2025
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Hồ Đức Phớc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản