Điều 53 Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Điều 53. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành
1. Phê duyệt đề án vay, đề án phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc tham gia ý kiến đối với đề án vay, đề án phát hành trái phiếu trong và ngoài nước của các doanh nghiệp hoặc ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phê duyệt khoản vay của doanh nghiệp để đầu tư chương trình, dự án đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn.
b) Cho ý kiến về tính hợp lý của các thông số tính toán của doanh nghiệp (giá bán hoặc nguồn thu dự kiến; công suất, tần suất vận hành máy móc thiết bị; khấu hao,...) để xây dựng phương án tài chính và dòng tiền trả nợ.
c) Đánh giá hiệu quả, khả năng trả nợ của chủ đầu tư và phương án tài chính của dự án.
d) Tính khả thi của các cam kết của doanh nghiệp trong thỏa thuận vay.
2. Đôn đốc Người được bảo lãnh là doanh nghiệp thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết đối với người cho vay và Bộ Tài chính.
3. Chủ trì kiểm tra, giám sát và chủ trì xử lý các vấn đề liên quan tới việc vi phạm nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay vốn được Chính phủ bảo lãnh thuộc quyền quản lý.
4. Thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản các quyết định, chính sách hoặc tình huống có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án và tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay và đề nghị phương án xử lý của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.
5. Có ý kiến với tư cách cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có vốn góp của nhà nước dưới 100% vay vốn đề nghị Chính phủ cấp bảo lãnh.
6. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý có liên quan đến chương trình, dự án vay vốn đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ theo đề nghị của Bộ Tài chính trong quá trình thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh hoặc thẩm định cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp.
7. Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện Thư bảo lãnh.
Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
- Số hiệu: 04/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/01/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: 06/02/2017
- Số công báo: Từ số 121 đến số 122
- Ngày hiệu lực: 01/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức văn bản bảo lãnh
- Điều 5. Đối tượng, chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 6. Xây dựng kế hoạch đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trung hạn
- Điều 7. Xây dựng kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm
- Điều 8. Hạn mức bảo lãnh chính phủ
- Điều 9. Điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 10. Mức bảo lãnh chính phủ
- Điều 11. Thư bảo lãnh
- Điều 12. Phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 14. Trình tự, thủ tục xem xét, phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 15. Hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 16. Thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 17. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 18. Cấp Thư bảo lãnh đối với khoản vay
- Điều 19. Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu
- Điều 21. Thẩm định và cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 22. Cấp Thư bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế
- Điều 23. Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 24. Ngân hàng phục vụ
- Điều 25. Tài khoản Dự án
- Điều 26. Quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 27. Quy định về quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu và các khoản vốn khác đã tiếp nhận
- Điều 28. Điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh
- Điều 29. Phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 30. Thu, nộp phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 31. Sử dụng phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 32. Tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu
- Điều 33. Quản lý việc thế chấp tài sản
- Điều 34. Xử lý tài sản thế chấp
- Điều 35. Hủy bỏ và chấm dứt thế chấp tài sản
- Điều 36. Chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu
- Điều 37. Chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp
- Điều 38. Chuyển nhượng, chuyển giao dự án, tài sản sau đầu tư
- Điều 43. Đảm bảo trả nợ vay, nợ trái phiếu của Người được bảo lãnh
- Điều 44. Vay bắt buộc Quỹ Tích lũy trả nợ
- Điều 45. Điều kiện của khoản vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ
- Điều 46. Thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh
- Điều 47. Xử lý nguồn Quỹ Tích lũy trả nợ để thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh
- Điều 48. Xử lý vi phạm của Người được bảo lãnh
- Điều 49. Bộ Tài chính
- Điều 50. Bộ Tư pháp
- Điều 51. Bộ Ngoại giao
- Điều 52. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 53. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành
- Điều 54. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố