Hệ thống pháp luật

Điều 27 Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ

Điều 27. Quy định về quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu và các khoản vốn khác đã tiếp nhận

1. Người được bảo lãnh có trách nhiệm:

a) Quản lý và sử dụng vốn vay, vốn góp, vốn chủ sở hữu đúng mục đích nêu tại Đề án vay, Đề án phát hành trái phiếu.

b) Thực hiện hạch toán, kế toán đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

c) Ưu tiên sử dụng nguồn thu từ Tài khoản Dự án để trả nợ cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và cho khoản vay Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ cho Dự án có liên quan (nếu có).

d) Cam kết chuyển doanh thu và các khoản thu nhập hợp pháp khác ngay khi phát sinh từ Dự án về Tài khoản Dự án để bảo đảm nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

đ) Cam kết duy trì số dư trong Tài khoản Dự án (bằng nguyên tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi của Ngân hàng phục vụ) từ năm đầu tiên phát sinh nghĩa vụ trả nợ để đảm bảo trả nợ vay đúng hạn. Số dư tối thiểu được tính theo công thức tại Phụ lục IV của Nghị định này và tối thiểu phải bằng một kỳ trả nợ tiếp theo trước khi đến hạn trả nợ 15 ngày.

e) Ủy quyền vô điều kiện, không hủy ngang cho Ngân hàng phục vụ yêu cầu các tổ chức tín dụng nơi Người được bảo lãnh có tài khoản tiền gửi trích tiền từ tài khoản để đảm bảo số dư hoặc thu nợ; đồng thời ủy quyền không hủy ngang cho các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi được quyền trích tiền từ tài khoản để chuyển cho Ngân hàng phục vụ.

g) Đối chiếu số liệu nợ định kỳ 06 tháng và hàng năm với Bộ Tài chính hoặc gửi bản sao đối chiếu số liệu nợ định kỳ 06 tháng và hàng năm với ngân hàng cho vay đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Theo dõi việc rút vốn, trả nợ của Người được bảo lãnh đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thống kê vào hệ thống quản lý nợ của Bộ Tài chính.

b) Đối chiếu số dư nợ bảo lãnh định kỳ 06 tháng và hàng năm với Người được bảo lãnh và định kỳ hàng năm với Người nhận bảo lãnh.

3. Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nhiệm vụ của Ngân hàng phục vụ trong suốt quá trình rút vốn, trả nợ của Dự án.

b) Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng/lần về số dư và biến động thu, chi của tài khoản Dự án hoặc tài khoản khác có liên quan tới việc rút vốn và trả nợ của Người được bảo lãnh (nếu có).

c) Trường hợp số dư Tài khoản Dự án nhỏ hơn mức cam kết, Ngân hàng phục vụ có quyền yêu cầu Người được bảo lãnh chuyển tiền bổ sung và báo cáo Bộ Tài chính.

Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ

  • Số hiệu: 04/2017/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 16/01/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: 06/02/2017
  • Số công báo: Từ số 121 đến số 122
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH