Mục 6 Chương 3 Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Mục 6. BÁO CÁO, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 41. Chế độ báo cáo của Người được bảo lãnh
1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Người được bảo lãnh có trách nhiệm gửi các báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính năm được xác nhận của cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể yêu cầu Người được bảo lãnh báo cáo về các nội dung liên quan.
2. Báo cáo tình hình rút vốn, trả nợ, dư nợ bảo lãnh, tình hình thực hiện chương trình, dự án, tình hình tích lũy trả nợ của dự án và các nội dung khác theo từng giai đoạn:
a) Trong giai đoạn xây dựng.
b) Kết thúc giai đoạn xây dựng.
c) Báo cáo đánh giá dự án sau khi dự án kết thúc.
Nội dung và mẫu biểu chi tiết của từng loại báo cáo thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
1. Bộ Tài chính có quyền giám sát định kỳ việc thực hiện các nghĩa vụ của Người được bảo lãnh:
a) Tiến độ rút vốn theo kế hoạch đã đăng ký.
b) Thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
c) Bố trí vốn chủ sở hữu theo quy định.
d) Thực hiện nghĩa vụ về thế chấp tài sản.
đ) Giám sát việc thực hiện các cam kết bổ sung theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Người được bảo lãnh trong từng trường hợp cụ thể.
2. Trong trường hợp Người được bảo lãnh có dấu hiệu khó khăn về tài chính, hoặc phát sinh các vi phạm nghĩa vụ của Người được bảo lãnh, hoặc có dư nợ khoản vay, khoản phát hành trái phiếu hoặc dư nợ vay bắt buộc Quỹ Tích lũy thuộc Nhóm 4 hoặc Nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ tại Điều 39 Nghị định này, Bộ Tài chính có quyền tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của dự án hoặc yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có), cơ quan quản lý ngành kiểm tra tình hình tài chính của dự án, xác định nguyên nhân và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.
3. Người nhận bảo lãnh chia sẻ các thông tin về báo cáo kiểm tra, giám sát (nếu có) trong phạm vi cho phép của mình với Người bảo lãnh để phối hợp quản lý rủi ro.
Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
- Số hiệu: 04/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/01/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: 06/02/2017
- Số công báo: Từ số 121 đến số 122
- Ngày hiệu lực: 01/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức văn bản bảo lãnh
- Điều 5. Đối tượng, chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 6. Xây dựng kế hoạch đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trung hạn
- Điều 7. Xây dựng kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ hàng năm
- Điều 8. Hạn mức bảo lãnh chính phủ
- Điều 9. Điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 10. Mức bảo lãnh chính phủ
- Điều 11. Thư bảo lãnh
- Điều 12. Phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 14. Trình tự, thủ tục xem xét, phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 15. Hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 16. Thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 17. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
- Điều 18. Cấp Thư bảo lãnh đối với khoản vay
- Điều 19. Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu
- Điều 21. Thẩm định và cấp bảo lãnh chính phủ
- Điều 22. Cấp Thư bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế
- Điều 23. Thủ tục có liên quan đến hiệu lực của khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 24. Ngân hàng phục vụ
- Điều 25. Tài khoản Dự án
- Điều 26. Quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Điều 27. Quy định về quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu và các khoản vốn khác đã tiếp nhận
- Điều 28. Điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh
- Điều 29. Phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 30. Thu, nộp phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 31. Sử dụng phí bảo lãnh chính phủ
- Điều 32. Tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu
- Điều 33. Quản lý việc thế chấp tài sản
- Điều 34. Xử lý tài sản thế chấp
- Điều 35. Hủy bỏ và chấm dứt thế chấp tài sản
- Điều 36. Chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay, khoản phát hành trái phiếu
- Điều 37. Chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp
- Điều 38. Chuyển nhượng, chuyển giao dự án, tài sản sau đầu tư
- Điều 43. Đảm bảo trả nợ vay, nợ trái phiếu của Người được bảo lãnh
- Điều 44. Vay bắt buộc Quỹ Tích lũy trả nợ
- Điều 45. Điều kiện của khoản vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ
- Điều 46. Thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh
- Điều 47. Xử lý nguồn Quỹ Tích lũy trả nợ để thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh
- Điều 48. Xử lý vi phạm của Người được bảo lãnh
- Điều 49. Bộ Tài chính
- Điều 50. Bộ Tư pháp
- Điều 51. Bộ Ngoại giao
- Điều 52. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 53. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành
- Điều 54. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố