Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5713/KH-UBND | Bến Tre, ngày 22 tháng 9 năm 2021 |
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Thực hiện Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
Thực hiện Công văn số 1933/BTNMT-KHTC ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng kế hoạch như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 VÀ NĂM 2021
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về giải thưởng môi trường tỉnh Bến Tre1. Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết các vấn đề cấp bách về bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động rác thải nhựa2, Đề án quản lý rác thải3, Đề án Bến Tre xanh4 và các văn bản chỉ đạo về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường5.
Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố kết quả Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm 2016 - 2020 tỉnh Bến Tre6; triển khai đánh giá và thiết lập lại mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre; đánh giá thực trạng rác thải y tế, xây dựng và phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế theo tỉnh Bến Tre.
2. Công tác thẩm định, kiểm soát môi trường
Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 73 dự án (năm 2020 - 2021), sửa đổi bổ sung 11 quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và 04 đề án bảo vệ môi trường chi tiết; thẩm định và phê duyệt 02 phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với khai thác cát lòng sông. Công tác hậu báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường đối với 13 dự án; quản lý báo cáo giám sát môi định kỳ đối với 143 cơ sở sản xuất (dự án).
Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường 07 cơ sở (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường); quản lý nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất 02 cơ sở (Công ty Cổ phần Đông Hải, Công ty TNHH MTV sản xuất Minh Đăng); xét duyệt phương án xử lý, tiêu hủy chất thải hàng hóa cho 04 doanh nghiệp; cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại 09 cơ sở; thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cấp tỉnh ước khoảng 2,6 tỷ đồng (năm 2020- 2021).
Quản lý, kết nối quan trắc môi trường tự động đối với 06 dự án có nguồn xả nước thải từ trên 1.000m3/ ngày đêm và đang triển khai 05 dự án lắp đặt quan trắc tự động nước thải, khí thải; công tác quan trắc môi trường được thực hiện định kỳ 4 lần/ năm để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường. Hiện nay công tác quan trắc môi trường đang được tăng cường về nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện và đầu tư trang thiết bị quan trắc (dự án với kinh phí 17,8 tỷ đồng). Hoàn thành xây dựng 20 trạm quan trắc môi trường, độ mặn tự động trên các sông chính tỉnh Bến Tre (Dự án AMD), hiện tỉnh đang khắc phục tồn tại (do nhà thầu thiết bị sau khi hoàn thành lắp đặt, thiếu trách nhiệm về bảo hành và chuyển giao công nghệ) để đưa vào vận hành chính thức.
Công tác thẩm định và quản lý các nguồn thải được thực hiện chặt chẽ, kiểm soát, ngăn chặn được các nguồn thải lớn có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện đúng quy trình, nâng cao chất lượng thẩm định, phát hiện chuyển xử lý hành chính các dự án vi phạm pháp luật theo quy định, từ chối cho triển khai các các dự án nguy cơ gây ô nhiễm, không có biện pháp bảo vệ môi trường khả thi.
Trên địa bàn tỉnh lượng rác thu gom trung bình 350 tấn/ngày, trong đó Thành phố Bến Tre và các khu vực lân cận khoảng 180 tấn/ngày, mỗi huyện thu gom khoảng 10 - 40 tấn/ngày (năm 2021). Tính trên toàn địa bàn tỉnh Bến Tre, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị chiếm khoảng 92%, khu vực nông thôn ước đạt khoảng 54%, tỷ lệ người dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5% (năm 2021).Tỉnh có 08 bãi chôn lấp rác tập trung với tổng diện tích là 13,14 ha, chủ yếu được xử lý bằng phương pháp phun chế phẩm sinh học, chôn lấp và kết hợp với đốt. Một số địa phương (xã) còn xảy ra tình trạng phát sinh bãi chứa rác thải tự phát, không theo quy hoạch, gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhà máy chế biến rác Bến Tre (công suất 200 tấn/ngày) xây dựng trên diện tích 2,3 ha tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, việc chậm tiến độ do từ phía chủ đầu tư, gây ra ô nhiễm do lưu trữ bãi rác tạm, gây bức xúc dư luận, đặc biệt là phản ứng người dân xung quanh Nhà máy. Năm 2019 triển khai đầu tư lò đốt rác hợp vệ sinh công suất 25 tấn rác/ngày ở huyện Mỏ Cày Bắc với hình thức tư nhân đầu tư nhưng đến nay dự án chưa hoàn thành theo tiến độ .
Công tác đầu tư chưa đáp ứng được bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (ngân sách sự nghiệp môi trường chi trả hỗ trợ khoảng 66 tỷ đồng/năm cho các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên tỉnh); rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh; hầu hết các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm; không còn quỹ đất để tiếp tục quy hoạch chôn lấp rác với lượng rác phát sinh ngày một tăng; kêu gọi đầu tư xã hội hóa xử lý rác thải chưa hiệu quả.
Trước thực trạng các bãi rác ô nhiễm nghiêm trọng, đây thuộc lĩnh vực công ích nên từ ngân sách nhà nước (Trung ương 50%) đầu tư giải quyết ô nhiễm 03 bãi rác tại các huyện Bình Đại, Ba Tri và đóng cửa bãi rác Phú Hưng. Kết quả đã khắc phục được ô nhiễm, đặc biệt là đóng cửa bãi rác Phú Hưng, tuy nhiên bãi rác các huyện sau khi khắc phục ô nhiễm lại tiếp tục tiếp nhận rác hàng ngày và xử lý không đảm bảo dẫn đến môi trường bị ô nhiễm trở lại.
Hiện nay với lưu lượng xả thải rất lớn vào môi trường nước, lưu vực sông từ phát triển sản xuất của khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản ven sông, chăn nuôi nông hộ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Tỉnh đã tăng cường quản lý, kiểm soát và thực hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng có xả thải gây ô nhiễm môi trường nước. Qua kết quả quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên các sông chính của tỉnh vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tuy nhiên, Hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Giao Long quá tải dẫn đến một phần nước thải xử lý chưa đạt quy chuẩn, xả thải ảnh hưởng đến môi trường; hiện đang được khắc phục xử lý. Một số khu dân cư, đô thị Thành phố Bến Tre, thị trấn các huyện nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý dẫn đến xả thải một số kênh, rạch bị ô nhiễm.
Tỉnh đã tập trung kiểm tra xử lý các cơ sở sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp gây ô nhiễm; phần lớn các cơ sở đã đầu tư xử lý chất thải đảm bảo môi trường; bên cạch vẫn còn một số cơ sở, nhất là sản xuất thạch dừa, sơ chế thủy sản còn hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Chăn nuôi heo quy mô nông hộ được duy trì phát triển trên địa bàn tỉnh Bến Tre, kèm theo một số nông hộ chăn nuôi xử lý chất thải chưa hiệu quả là vấn đề môi trường bức xúc ở nông thôn. Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nghiên cứu các mô hình xử lý để khuyến cáo nhân rộng, giải quyết ô nhiễm. Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã được kiểm soát xả thải chặt chẽ hơn, giảm thiểu tác động đến môi trường nước; nhưng bên cạnh đó nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh xả thải lưu lượng lớn, có một số cơ sở xử lý chất thải chưa hiệu quả gây ảnh hưởng đến môi trường.
Sản xuất than thiêu kết từ nguyên liệu gáo dừa phát triển lâu đời, có khoảng 44 cơ sở tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Giồng Trôm, hầu hết các cơ sở thải khí thải với nồng độ CO rất cao, vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay công nghệ xử lý khí thải than thiêu kết với chi phí tốn kém, hiệu quả không cao. Sở Khoa học và Công nghệ đang chỉ trì nghiên cứu mô hình xử lý khí thải từ sản xuất than thiêu kết. Để giải quyết ô nhiễm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo kiểm soát, ngăn chặn phát sinh mới sản xuất than thiêu kết không đảm bảo xử lý môi trường và lộ trình đến hết năm 2021 phải giải quyết dứt điểm các cơ sở sản xuất than thiêu kết còn gây ảnh hưởng đến môi trường7.
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường thu gom, xử lý chất thải (chất thải y tế) trong khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, bệnh viện trong tình hình dịch dịch bệnh Covid - 19, đảm bảo không để mầm bệnh phát tán theo chất thải ra môi trường.
4. Công tác truyền thông về bảo vệ môi trường
Công tác truyền thông, tập huấn được thực hiện thường xuyên đến các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Bến Tre thực hiện chuyên mục tài nguyên và môi trường (2 chuyên mục/tháng). Sở Tài nguyên và Môi trường phát hành Bản tin tài nguyên và môi trường 02 số/năm; tổ chức hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày nước thế giới, Ngày quốc tế đa dạng sinh học, Chiến dịch Làm thế giới sạch hơn, Giờ Trái đất, Tuần lễ Biển và Hải đảo. Sở Công thương thực hiện tốt công tác truyền thông bảo vệ môi trường về lĩnh vực ngành qua các năm.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quan tâm, chỉ đạo công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hàng năm tập huấn cho cán bộ lĩnh vực tuyên giáo về công tác bảo vệ môi trường. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo. Tỉnh đoàn tổ chức truyền thông đến cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân qua các ngày lễ môi trường; năm 2020 phát động phong trào bảo vệ môi trường đối với rác thải nhựa, túi nilong. Hội Nông dân tỉnh tổ chức phát động trồng cây hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới ngày 5/6. Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, cuộc truyền thông hướng dẫn các chị em phụ nữ phân loại rác thải tại nguồn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Qua đó, giúp các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức, xem việc bảo vệ môi trường là việc làm có ý nghĩa, quyết định phát triển bền vững của địa phương. Các cấp, các ngành đã cơ bản thống nhất quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, phê phán và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên việc tham gia thành hành động trực tiếp bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế, một số người dân vẫn vứt rác, xả chất thải ra môi trường, một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất.
5. Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện tiêu chí về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm (tiêu chí số 17) trong xây dựng nông thôn mới, năm 2021 có 101/142 xã đạt tiêu chí 17 về bảo vệ môi trường, có trên 05 xã đạt tiêu chí bảo vệ môi trường nâng cao (tiêu chí 13). Trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 99,5%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch ước đạt 73,5%; tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh ước đạt 93% (năm 2021).
Thực hiện Bản ghi nhớ về dự án giữa tỉnh Bến Tre và Tuclea Rumani trong khuôn khổ đối thoại ASEM về Phát triển bền vững8; tỉnh đã phối hợp Đoàn chuyên gia Rumani xây dựng dự án "Thành lập thí điểm Khu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm tri thức về phát triển du lịch sinh thái tại đồng bằng sông MeKong". Năm 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề xuất dự án9. Năm 2021 Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục có đề xuất trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét hỗ trợ triển khai dự án10.
Tỉnh thực hiện Đánh giá hiện trạng và đề xuất nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, dự kiến kết quả được phê duyệt vào năm 2022 để làm cơ sở thực hiện quản lý đa dạng sinh học của tỉnh trong thời gian tới.
Tổ chức hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học hàng năm; báo cáo thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; chỉ đạo triển khai bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm và chống xâm nhập sinh vật ngoại lai gây hại môi trường.
7. Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường
Năm 2020 - 2021 kiểm tra công tác bảo vệ môi trường định kỳ 397 cơ sở (trong đó: cấp tỉnh là 20 cơ sở, cấp huyện là 377 cơ sở) sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; các cấp xử lý vi phạm hành chính vi phạm về bảo vệ môi trường với số tiền trên 3,6 tỷ đồng.
Tỉnh đã bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2020 là 95,951 tỷ VNĐ, năm 2021: 104,762 tỷ VNĐ, dần đạt tỷ lệ 1% trên tổng dự toán chi ngân sách của tỉnh (theo Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị). Tỉnh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên như công tác thẩm định, kiểm soát ô nhiễm, truyền thông, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Trung ương. Các nguồn thải được kiểm soát, không để xảy ra các trường hợp ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý môi trường của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của khó khăn, hạn chế cụ thể như sau:
- Các vấn đề bảo vệ môi trường phát sinh theo chiều hướng phát triển kinh tế - xã hội trong khi nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được bảo vệ môi trường, thiếu kinh phí đầu tư cho các dự án giải quyết ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học (các dự án phụ lục 2).
- Hạn chế kinh phí đầu tư quản lý chất thải rắn sinh hoạt (phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý); rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh; hầu hết các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm; không còn quỹ đất để tiếp tục quy hoạch chôn lấp rác với lượng rác phát sinh ngày một tăng; chưa áp dụng được công nghệ xử lý rác đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; kêu gọi đầu tư xã hội hóa xử lý rác thải chưa hiệu quả; ý thức chấp hành pháp luật của người dân bảo vệ môi trường về rác thải, phân loại, bỏ rác đúng nơi quy định chưa tốt. Nếu không có biện pháp hiệu quả và tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thì vấn đề ô nhiễm rác thải sẽ tầm trọng hơn trong thời gian tới.
- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường chưa hoàn thành; chậm giải quyết vướng mắc, tồn tại để sớm đưa vào vận hành chính thức hệ thống quan trắc môi trường, độ mặn tự động (Dự án AMD).
- Các kênh rạch trong nội ô thành phố Bến Tre, thị trấn các huyện đang có dấu hiệu dần bị ô nhiễm do tiếp nhận nguồn nước thải từ sinh hoạt đô thị chưa được thu gom xử lý, với kinh phí đầu tư rất lớn, tỉnh đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Tình hình xả thải từ các hoạt động của sản xuất quy mô nhỏ (không thuộc đối tượng lập ĐTM), chăn nuôi heo nông hộ, nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao,... ở một số nơi chưa được kiểm soát tốt là một phần nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường sống; hoạt động sản xuất than thiêu kết phát thải khí thải chưa được xử lý, kiểm soát tốt dẫn đến ô nhiễm môi trường một số nơi ở huyện Giồng Trôm.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre kiến nghị và đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Xem xét hỗ trợ đề xuất dự án và hỗ trợ vốn thực hiện dự án giải quyết ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học (kèm theo phụ lục 2).
- Tham mưu Chính phủ sớm hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và ban hành các thông tư triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022; triển khai tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương (cấp tỉnh) triển khai các văn bản quy phạm pháp luật.
- Hỗ trợ cho các địa phương về công nghệ xử lý chất thải rắn, tiếp cận các công nghệ tiên tiến thế giới, tránh để địa phương sử dụng công nghệ lạc hậu và không hiệu quả trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xem xét hỗ trợ đầu tư khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho tỉnh.
Tập trung nguồn lực triển khai, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp c ấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chỉ thị số 27/CT -TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 8/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 19 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy về nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03/2/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre; Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 06/08/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt Kế hoạch hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa tỉnh Bến Tre; Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về ban hành Đề án xây dựng Bến Tre xanh giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh; ưu tiên các nhiệm vụ chính như sau:
1. Mục tiêu
Mục tiêu đến năm 2024 nâng cao được năng lực về bảo vệ môi trường ở các cấp, ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân được nâng lên, xây dựng xã hội có trách nhiệm, hành động bảo vệ môi trường; c ơ bản kiểm soát được các nguồn xả thải, giải quyết các vấn đề ô nhiễm, tiến dần đến xây dựng được môi trường tỉnh Bến Tre xanh - sạch - đẹp. Một số chỉ tiêu cụ thể đến cuối năm 2024 như sau:
- Triển khai thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường thành phần (nước, đất và không khí), kiểm soát chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định.
- Kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước, có trên 95% các cơ sở sản xuất (quy mô ĐTM) có hệ thống xử lý nước thải đạt theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; cơ sở sản xuất có lưu lượng xả thải lớn lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động theo quy định đạt trên 90%.
- Các khu công nghiệp, đô thị và thương mại đầu tư mới phải hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động chính thức; phấn đấu có 02 cụm công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung; phấn đấu có 02 khu đô thị (Thành phố Bến Tre, thị trấn Châu Thành) xây dựng được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế, triển khai kế hoạch mô hình xử lý rác thải y tế theo phân cụm, duy trì 100% nước thải và rác thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Quy hoạch và kêu gọi được đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải của tỉnh; xử lý và hạn chế được ô nhiễm do rác thải sinh hoạt; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải đô thị đạt 94,5%, nông thôn 70%; phân loại rác thải tại nguồn chiếm tỷ lệ 50%; tỷ lệ rác thải nhựa được thu gom, tái chế chiếm tỷ lệ trên 40%, tỷ lệ sử dụng túi nilong, bao bì thân thiện môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị trên 90%, tỷ lệ các khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch khách sạn không sử dụng túi nilong, nhựa khó phân hủy trên 90%.
- Thực hiện tiêu chí về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm (tiêu chí số 17) trong xây dựng nông thôn mới, năm 2024 có 100% (142/142 xã) đạt tiêu chí 17 về bảo vệ môi trường, 46/142 xã đạt tiêu chí bảo vệ môi trường nâng cao (tiêu chí 13). Trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 99,6%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch ước đạt 75%; tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh ước đạt 95%.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, thiết lập các khu bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.
2. Nhiệm vụ, giải pháp
a) Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc
- Vận động, khuyến thích các cơ sở sản xuất đổi mới quy trình công nghệ, áp dụng các công nghệ sạch; buộc đầu tư các công trình xử lý chất thải nhằm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Xử lý ô nhiễm môi trường đối với Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Bến Tre; nâng cấp, cải tạo bãi rác các huyện; lần lượt xử lý ô nhiễm, đóng cửa bãi rác Tân Thanh, huyện Giồng Trôm và bãi rác thị trấn Chợ Lách; xoá bỏ các điểm đen ô nhiễm do rác thải.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thành phố Bến Tre và thị trấn Châu Thành, giải quyết ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt đô thị; hỗ trợ đầu tư lò đốt rác thải y tế (Trung tâm y tế thành phố Bến Tre, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi).
- Theo dõi, giám sát và kiểm tra xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp; tiếp tục thực hiện lộ trình xử lý ô nhiễm môi trường đối với hoạt động sản xuất than thiêu kết.
- Hỗ trợ nạo vét, xử lý ô nhiễm ở các kênh, rạch và môi trường thuộc lĩnh vực công ích; vận động các nguồn lực trong và ngoài nước xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị, bùn thải; xử lý sự cố môi trường (tràn dầu, hóa chất, ô nhiễm,…).
b) Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Nâng cao công tác thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường, hoàn thành các công trình xử lý môi trường; thực hiện tốt công tác thu phí bảo vệ môi trường; quản lý chất thải nguy hại; hủy và xử lý chất thải bỏ theo quy định; kiểm soát chặt chẽ nhập và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Tăng cường phòng ngừa, kiểm soát môi trường các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh và kiểm soát các nguồn xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre; thực hiện tốt quan trắc môi trường với tần suất quan trắc 04 lần/ năm, đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh; đầu tư và vận hành các trạm quan trắc không khí, nước biển ven bờ; vận hành 20 trạm quan trắc tự động về chất lượng môi trường, độ mặn trên các tuyến sông chính (dự án AMD); quản lý các nguồn xả nước thải, khí thải có lưu lượng lớn qua hệ thống quan trắc tự động kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát môi trường: Phê duyệt kế hoạch quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Bến Tre; đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả; Đánh hiện trạng và xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường thành phần đất, nước và không khí tỉnh Bến Tre; đánh giá thực trạng môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Đánh giá và đề xuất quản lý tổng hợp môi trường hồ chứa nước ngọt sông Ba Lai trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre.
- Tăng cường kiểm tra, thanh kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường được phê duyệt/xác nhận.
c) Quản lý chất thải
- Quy hoạch và kêu gọi được đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải của tỉnh (dự kiến dự án được triển khai vào năm 2024 để đáp ứng về xử lý rác của tỉnh).
- Tăng cường thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre: hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (túi đựng rác, trang bị thùng rác, xe đẩy rác, xe vận chuyển rác dạng nhỏ,...); phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng và triển khai mô hình rác thải sinh hoạt hiệu quả và các hoạt động bảo vệ môi trường về rác thải.
- Quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới đảm bảo có hệ thống thu go m và xử lý nước thải sinh hoạt; các khu, cụm công nghiệp đảm bảo hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải và vận hành thường xuyên các hệ thống xử lý chất thải, chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
d) Bảo tồn đa dạng sinh học
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loài thuỷ sản bản địa quý hiếm và có giá trị ở các thuỷ vực tỉnh Bến Tre.
- Kêu gọi nguồn lực trong và ngoài nước triển khai dự án "Thành lập thí điểm khu bảo tồn phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm tri thức du lịch sinh thái tại Đồng bằng sông Cửu Long" bảo vệ rừng và hệ sinh thái rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái, cải thiện đời sống người dân.
- Quản lý, bảo vệ có hiệu quả các khu bảo tồn đa dạng sinh học được thiết lập xác nhận (Sân chim Vàm Hồ, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú).
- Thực hiện tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực về đa dạng sinh học ở các cấp, ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư.
đ) Tuyên truyền, nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường
- Tập huấn, triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, các nghị định, thông tư mới ban hành về bảo vệ môi trường; Thường xuyên thực hiện truyền thông và nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu (bản tin, chuyên mục tài nguyên môi trường, tập huấn, hội thảo, hưởng ứng các ngày lễ môi trường, đa dạng sinh học,…; khen thưởng về bảo vệ môi trường.
- Triển khai có hiệu quả Đề án Bến Tre xanh; triển khai thực hiện tốt kế hoạch hành động về giảm thiểu rác thải nhựa; truyền thông và nâng cao năng lực bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực công thương, du lịch.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre: cơ sở dữ liệu được xây dựng hoàn chỉnh, hệ thống phần mềm quản lý hiệu quả, cập nhật thông tin nhanh, hiện đại, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước, cung cấp thông tin phục vụ Nhân dân.
e) Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới: truyền thông, tập huấn; hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường, mô hình bảo vệ môi trường, hỗ trợ nâng các chỉ tiêu trong tiêu chí 17 và 13; kiểm tra, đánh giá thực hiện tiêu chí 17 và tiêu chí 13; duy trì nâng chất tiêu chí 17 về nông thôn mới.
g) Tăng cường năng lực quản lý môi trường
Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hướng tin gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo quy định pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ môi trường cấp huyện, cấp xã.
Phân bổ kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm theo Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ban Chấp hành Trung ương và Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Ban Bí thư. Sử dụng nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường đúng quy định, đúng mục đích, có hiệu quả, đáp ứng các nội dung về bảo vệ môi trường và định hướng phát triển bền vững.
- Kinh phí đầu tư bảo vệ môi trường giai đoạn 03 năm 2022 - 2024 là 1.131 tỷ VNĐ, trong đó: năm 2022 là 145 tỷ VNĐ, năm 2023: 406 tỷ VNĐ, năm 2024: 508 tỷ VNĐ; nguồn kinh phí: vốn đầu tư trung hạn của tỉnh 2021 - 2025 (ngân sách TW bố trí), hỗ trợ TW, ODA, các nguồn hợp pháp khác.
- Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường 03 năm 2022 - 2024 cấp tỉnh là 61,424 tỷ VNĐ, trong đó: năm 2022 là 21,659 tỷ VNĐ, năm 2023: 21,895 tỷ VNĐ, năm 2024: 17,870 tỷ VNĐ; nguồn kinh phí: ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
- Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường 03 năm 2022 - 2024 cấp huyện là 244,350 tỷ VNĐ, trong đó năm 2022 là 81,450 tỷ VNĐ, năm 2023: 81,450 tỷ VNĐ, năm 2024: 81,450 tỷ VNĐ; nguồn kinh phí: ngân sách nhà nước cấp huyện.
Kèm theo:
- Phụ lục I: Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2020 - 2021;
- Phụ lục II: Tổng hợp đề xuất các dự án đầu tư bảo vệ môi trường 2020, giai đoạn 2022 - 2024;
- Phụ lục III: Tổng hợp các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2022, giai đoạn 2022 - 2024 cấp tỉnh;
- Phụ lục IV: Tổng hợp các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2022, giai đoạn 2022 - 2024 cấp huyện.
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch và là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện Kế hoạch; có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng năm.
Tổng hợp trình Sở Tài chính theo kỳ dự toán ngân sách hàng năm về kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường để xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giao Sở Tài chính xem xét tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và đề xuất phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm cho sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố dự trên điều kiện thực tế tình hình tài chính của tỉnh và trên cơ sở dự toán do Sở Tài nguyên và Môi trường trình.
3. Giao các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành, đơn vị mình và nhiệm vụ được phân công tại các Phụ lục kèm theo của Kế hoạch này xây dựng kế hoạch dự toán trình Sở Tài chính để xem xét tham mưu phân bổ kinh phí theo quy định; tổ chức triển khai nhiệm vụ được phân công; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các chương trình, quy hoạch, dự án trung và dài hạn của tỉnh; huy động và tham mưu phân bổ nguồn lực đầu tư về lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Trên đây là dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 về bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 - 2021
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Đơn vị: triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Kinh phí năm 2020 | Kinh phí năm 2021 | Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm | Tiến độ giải ngân | Các kết quả chính đã đạt được | Ghi chú | |
I | Nhiệm vụ chuyên môn |
| ||||||||
1.1 | Lập báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm (năm 2015 - 2020) tỉnh Bến Tre | 2020 | 450 | 450 |
| Sở TNMT | 100% | Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm 2015 - 2020 tỉnh Bến Tre |
| |
1.2 | Đánh giá, điều chỉnh lập mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre | 2021 | 363 | 0 | 363 | Sở TNMT | 100% | Quyết định phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre |
| |
1.3 | Đánh giá hiện trạng rác thải y tế và đề xuất giải pháp; xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tỉnh Bến Tre | 2021 | 499 | 0 | 499 | Sở TNMT | 100% | Quyết định phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế tỉnh Bến Tre |
| |
1.4 | Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp quản lý | 2021 | 698 | 0 | 698 | Sở TNMT | 100% | Báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề |
| |
1.5 | Đánh giá và đề xuất quản lý tổng hợp môi trường hồ chứa nước ngọt sông Ba Lai trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre | 2021-2022 | 1,145 |
| 500 | Sở TNMT | 50% |
|
| |
1.6 | Đánh giá hiện trạng và đề xuất nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 | 2021-2022 | 2,593 |
| 1,104 | Sở TNMT | 50% |
|
| |
1.7 | Nâng cấp, cải tạo bãi rác (cấp huyện) Thạnh Phú, Bình Đại | 2017 - 2020 | 13,000 | 7,600 |
| Ban QLDA ĐTXD&CCTDD | 100% | Kết quả dự án |
| |
1.8 | Cải tạo và khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bãi rác Phú Hưng hiện hữu, Thành phố Bến Tre | 2016 - 2020 | 21,000 | 6,300 |
| Ban QLDA ĐTXD&CCTDD | 100% | Kết quả dự án: đóng cửa bãi rác, giải quyết ô nhiễm |
| |
1.9 | Mua sắm thiết bị nâng cao năng lực công tác quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre năm 2021 | 2021 | 17,800 |
| 17,800 | Ban QLDA ĐTXD&CCTDD | 100% | Cung cấp trang thiết bị quan trắc cho Sở TNMT (Trung tâm QT TNMT) |
| |
| Tổng (1): | 57,548 | 14,350 | 20,964 |
|
|
|
| ||
II | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
| |
2.1 | Truyền thông; nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học | hàng năm | 1,400 | 700 | 700 | Sở TNMT; các sở, ban ngành tỉnh | 100% | Các lớp tập huấn, chuyên mục truyền thông, các buổi mitting |
| |
2.2 | Quan trắc môi trường 04 lần/năm | hàng năm | 3,100 | 1,600 | 1,600 | Sở TNMT | 100% | Báo cáo; Cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường |
| |
2.3 | Vận hành hệ thống quan trắc môi trường, dộ mặn tự động trên địa bàn tỉnh (20 trạm quan trắc môi trường nước tự động) | hàng năm | 2,200 | 0 | 2,200 | Sở TNMT | 100% | Báo cáo; Cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường |
| |
2.4 | Công tác thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính về môi trường; kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường thuộc ngành TNMT | hàng năm | 600 | 300 | 300 | Sở TNMT | 100% | Giải quyết các thủ tục hành chính (thẩm định); các cơ sở chấp hành tốt pháp luật bảo vệ môi trường, kiểm soát được nguồn thải gây ảnh hưởng môi trường (thanh kiểm tra) |
| |
2.5 | Thực hiện công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại (Sở CT) | hàng năm | 800 | 400 | 400 | Sở CT | 100% | Kết quả truyền thông, các lớp tập huấn, các mô hình triển khai; môi trường lĩnh vực công nghiệp, công thương được bảo vệ tốt |
| |
2.6 | Thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp (BQL các KCN) | hàng năm | 600 | 300 | 300 | BQL các KCN | 100% | Các dự án trong các khu công nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường |
| |
2.7 | Hỗ trợ xử lý sự cố môi trường, giải quyết giô nhiễm môi trường (tràn dầu, hóa chất, ô nhiễm, thiên tai…) | hàng năm | 398 | 300 | 98 | Sở TNMT, các đơn vị có liên quan | 100% | Ngăn chặn, kiểm soát được tác động tiêu cực đến môi trường |
| |
Tổng cộng (2): | 9,098 | 3,600 | 5,598 |
|
|
|
| |||
III | Các nhiệm vụ chuyên môn và thường xuyên của cấp huyện (09 huyện, Thành phố) |
| ||||||||
3.1 | Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới - Thực hiện tiêu chí 17 và tiêu chí 13 nâng cao | hàng năm | 2,700 | 1,350 | 1,350 | Các huyện, Tp | 100% | Các xã đạt tiêu chí 17 về nông thôn mới; các xã còn lại đang xây dựng tiêu chí 17 và tiêu chí 13 nâng cao |
| |
3.2 | Các nhiệm vụ thường xuyên: truyền thông, tập huấn; thẩm định; thanh kiểm tra; hỗ trợ xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường; chi tra lương cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường;… | hàng năm | 19,700 | 9,850 | 9,850 | Các huyện, Tp | 100% | Các công việc thường xuyên, chuyên môn về bảo vệ môi trường được hoàn thành |
| |
3.3 | Công tác quản lý rác thải: bù chi phí phí và hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; xây dựng và triển khai mô hình xử lý rác thải,… | hàng năm | 133,801 | 66,801 | 67,000 | Các huyện, Tp | 100% | Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt |
| |
| Tổng (3): | 156,201 | 78,001 | 78,200 |
|
|
|
| ||
| Tổng cộng: (1) (2) (3) | 222,847 | 95,951 | 104,762 |
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022, GIAI ĐOẠN 2022 - 2024
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Cơ sở pháp lý | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Lũy kế đến hết năm 2021 | Kinh phí dự kiến năm 2022 | Kinh phí dự kiến năm 2023 | Kinh phí dự kiến năm 2024 | Ghi chú | ||||||
1 | Nhiệm vụ chuyển tiếp | ||||||||||||||||||
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
2 | Nhiệm vụ mở mới | ||||||||||||||||||
2.1 | Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, quan trắc tự động, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên | Quyết định số 1750/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 | Tăng cường năng lực quan trắc, xây dựng và quản lý cơ sở dữ tài nguyên, môi trường | Lập và triển khai dự án, đầu tư 03 trạm quan trắc không khí tự động, 03 trạm quan trắc môi trường nước biển ven bờ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý và phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển | Trạm quan trắc môi trường tự động (06 trạm), cơ sở dữ liệu địa lý, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu | Sở TNMT | 2022-2025 | 70,000 | 0 | 10,000 | 30,000 | 30,000 | Vốn đầu tư trung hạn của tỉnh 2021 - 2025 (ngân sách TW bố trí) | ||||||
2.2 | Hệ thống xử lý nước thải Thành phố Bến Tre | Văn bản số 359/UBND- TCĐT ngày 22/3/2019 | Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Tp Bến Tre | Đầu tư hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt đô thị; đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho đô thị Tp Bến Tre | Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được đầu tư | Ban QLDA ĐTXD&CC TDD | 2022 - 2025 | 884,000 | 0 | 84,000 | 200,000 | 300,000 | Hỗ trợ TW, ODA, các nguồn khác, ngân sách tỉnh | ||||||
2.3 | Nhà máy xử lý nước thải khu vực thị trấn Châu Thành | Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 | Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, bảo vệ môi trường | Đầu tư hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt đô thị; đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho đô thị huyện Châu Thành | Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được đầu tư | Ban QLDA ĐTXD&CC TDD | 2022- 2025 | 115,000 | 0 | 25,000 | 40,000 | 40,000 | Vốn đầu tư trung hạn của tỉnh 2021 - 2025 (ngân sách TW bố trí) | ||||||
2.4 | Thành lập thí điểm khu bảo tồn phục vụ phát triển bến vững du lịch sinh thái và Trung tâm tri thức du lịch sinh thái tại Đồng bằng sông Cửu Long | Nghị quyết số 120-NQ/CP của Chính phủ; hợp tác ASEM (Việt Nam - Rumani); Tờ trình số 4215/TTr-UBND ngày 22/7/2021 | Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái; kinh tế rừng; phát triển bền vững khu vực ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu | Xây dựng khu bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng các trung tâm về tri thức bảo tồn gắn phát triển du lịch; hệ thống phát triển du lịch gắn với bảo tồn; kết nối liên vùng | Rừng và hệ sinh thái rừng được bảo tồn gắn với phát triển du lịch sinh thái; cải thiện đời sống người dân | Sở: TNMT; VH, TT DL; NNPTNT | 2022 - 2025 | 700,000 | 0 | 20,000 | 130,000 | 200,000 | Hỗ trợ TW, ODA, các nguồn khác, đối ứng tỉnh | ||||||
2.5 | Đầu tư lò đốt rác thải y tế nguy hại: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Trung tâm Y tế Thành phố Bến Tre | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Thông tư về quản lý rác thải y tế nguy hại | Xử lý rác thải y tế nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bảo vệ môi trường | Xin chủ trương, lập và triển khai dự án, xây dựng 02 lò đốt rác thải y tế nguy hại | Lò đốt rác y tế nguy hại (02 lò đốt) đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường | Ban QLDA ĐTXD&CC TDD | 2022- 2025 | 12,000 | 0 | 6,000 | 6,000 | 0 | Hỗ trợ TW, ODA, các nguồn khác, ngân sách tỉnh | ||||||
2.6 | Xây dựng khu liên hợp xử lý rác thải Bến Tre | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định về bảo vệ môi trường; Đề án quản lý rác thải của tỉnh | Xây dựng được Khu liên hợp xử lý rác thải hợp vệ sinh, giải quyết được ô nhiễm môi trường rác thải | Lập quy hoạch; xin chủ trương; giải phóng mặt bằng; xây dựng cơ sở hạ tầng; tổ chức mời gọi nhà đầu tư | Khu liên hợp xử lý rác thải hợp vệ sinh tỉnh Bến Tre | Ban QLDA ĐTXD&CC TDD; Sở TNMT | 2024- 2026 | 25,000 | 0 | 0 | 0 | 10,000 | Vốn đầu tư trung hạn của tỉnh | ||||||
| Tổng: | 1,806,000 | 0 | 145,000 | 406,000 | 580,000 |
| ||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022, GIAI ĐOẠN 2022 - 2024 CẤP TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Cơ sở pháp lý | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Lũy kế đến hết năm 2021 | Kinh phí dự kiến năm 2022 | Kinh phí dự kiến năm 2023 | Kinh phí dự kiến năm 2024 | Ghi chú |
A | Nhiệm vụ chuyên môn | ||||||||||||
1 | Nhiệm vụ chuyển tiếp | ||||||||||||
1.1 | Đánh giá và đề xuất quản lý tổng hợp môi trường hồ chứa nước ngọt sông Ba Lai trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre | Công văn số 377/UBND-KT ngày 22/01/2021 | Quản lý tốt chất lượng môi trường nước sông Ba Lai để phục vụ cấp nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn | Đánh giá thực trạng, dự báo tác động đến nguồn nước sông Ba Lai phục vụ cấp nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp môi trường nước sông Ba Lai | Kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề, biện pháp quản lý tổng hợp môi trường nước sông Ba Lai | Sở TNMT | 2021- 2022 | 1,145 | 500 | 645 | 0 | 0 |
|
1.2 | Đánh giá hiện trạng và đề xuất nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 | Công văn số 699/UBND-KT ngày 19/02/2020 | Thực hiện quản lý tốt đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bến Tre | Đánh giá thực trạng, tác động đến đa dạng sinh học; đề xuất các các khu bảo tồn đa dạng sinh học; đề xuất các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học | Kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề; danh mục các khu cần bảo tồn đa dạng sinh học; giải pháp, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre | Sở TNMT | 2021- 2022 | 2,593 | 1,104 | 1,489 | 0 | 0 |
|
1.3 | Đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bến Tre | Công văn số 3424/UBND-KT ngày 17/06/2021 | Quản lý, kiểm soát được chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bến Tre | Đánh giá thực trạng, tác động, dự báo và xây dựng kế hoạch quản lý chất môi trường không khí tỉnh Bến Tre | Kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bến Tre được phê duyệt | Sở TNMT | 2021- 2022 | 1,200 | 35 | 1,165 | 0 | 0 |
|
2 | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Đánh hiện trạng và xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bến Tre | Luật Bảo vệ môi trường 2020 | Quản lý, kiểm soát được chất lượng môi trường nước mặt; sử dụng nước bền vững | Đánh giá thực trạng, dự báo tác động, khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch nguồn nước; đề xuất giải pháp quản lý, xây dựng kế hoạch. | Kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, phân vùng xả thải vào môi trường nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre được phê duyệt | Sở TNMT | 2022- 2024 | 3,500 | 0 | 500 | 1,500 | 1,500 |
|
2.2 | Đánh hiện trạng và xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường đất tỉnh Bến Tre | Luật Bảo vệ môi trường 2020 | Quản lý, kiểm soát được chất lượng môi trường đất | Đánh giá thực trạng, xác định được các vùng đất bị ô nhiễm, suy thoái; đề xuất giải pháp quản lý, xử lý; xây dựng kế hoạch | Kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường đất tỉnh Bến Tre được phê duyệt | Sở TNMT | 2023- 2025 | 3,500 | 0 | 0 | 500 | 1,500 |
|
2.3 | Đánh giá thực trạng môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh Bến Tre | Luật Bảo vệ môi trường 2020 | Đánh giá được thực trạng môi trường; có được biện pháp quản lý hiệu quả, kiểm soát được môi trường đối với các KCN, CCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bến Tre | Điều tra, đánh giá thực trạng; dự báo các nguồn thải, tác động môi trường; đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả | Kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề; giải pháp quản lý môi trường KCN, CCN và làng nghề được phê duyệt | Sở TNMT | 2022- 2023 | 1,200 | 0 | 600 | 600 | 0 |
|
2.4 | Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loài thuỷ sản bản địa quý hiếm và có giá trị ở các thuỷ vực tỉnh Bến Tre | Thông tư số 18/2010/TT- BKHCN ngày 24/12/2010; Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 08/12/2012 | Nghiên cứu đa dạng và bảo tồn nguồn gen các loài thuỷ sản bản địa quý hiếm và có giá trị ở các thuỷ vực tỉnh Bến Tre | - Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật thuỷ sinh trên địa bàn tỉnh; - Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học về động vật thuỷ sinh; - Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ | Kết quả nghiên cứu, báo cáo chuyên đề, tổng hợp; giải pháp quản lý bảo vệ đa dạng sinh học động vật thuỷ sinh | Sở KHCN | 2022- 2024 | 3,500 |
| 1,500 | 1,000 | 1,000 |
|
2.5 | Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre | Hiện đại hoá, áp dụng công nghệ thông tin quản lý hiệu quả môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu | Xin chủ trương, lập đề cương dự án; triển khai dự án; triển khai ứng dụng kết quả | Cơ sở dữ liệu được xây dựng hoàn chỉnh; hệ thống phần mềm quản lý hiệu quả; cập nhật thông tin nhanh, hiện đại; phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước, cung cấp thông tin phục vụ nhân dân | Sở TNMT | 2022- 2023 | 5,500 |
| 2,500 | 3,000 | 0 |
|
| Tổng (A) | 22,138 | 1,639 | 8,399 | 6,600 | 4,000 |
| ||||||
B | Nhiệm vụ thường xuyên | ||||||||||||
1.1 | Truyền thông, tập huấn, hội thảo, đào tạo, nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu | Luật bảo vệ môi trường 2020;Luật Bảo tồn Đa dạng sinh học 2018 và các nghị định về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu | Nâng cao nhận thức, năng lực về BVMT, ĐDSH và BĐKH cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân | Các hoạt động: truyền thông, tập huấn, hội thảo, đào tạo; bản tin tài nguyên và môi trường, chuyên mục truyền hình tài nguyên môi trường, hưởng ứng các ngày lễ về BVMT, ĐDSH và BĐKH; khen thưởng BVMT; và các hoạt động thuộc lĩnh vực có liên quan | Nhận thức, năng lựccán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về BVMT, ĐDSH và BĐKH được nâng lên; các tài liệu | Sở TNMT, MTTQVN tỉnh, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Liên Đoàn Lao động và các đơn vị có liên quan | hàng năm | 2,100 | 500 | 700 | 700 | 700 |
|
1.2 | Công tác thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính về môi trường; kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường thuộc ngành TNMT | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường | Thẩm định về bảo vệ môi trường; đảm bảo việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường | Thẩm định về môi trường; thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động tác động đến môi trường | Giải quyết các thủ tục hành chính (thẩm định); các cơ sở chấp hành tốt pháp luật bảo vệ môi trường, kiểm soát được nguồn thải gây ảnh hưởng môi trường (thanh kiểm tra) | Sở TNMT | hàng năm | 600 | 150 | 200 | 200 | 200 |
|
1.3 | Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ 4 lần/năm | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Công văn số 3241/UBND- KT ngày 27/6/2016 | Theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân | Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí | Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ; công bố thông tin quan trắc | Sở TNMT | hàng năm | 4,800 | 1,200 | 1,600 | 1,600 | 1,600 |
|
1.4 | Vận hành hệ thống quan trắc môi trường, dộ mặn tự động trên địa bàn tỉnh (20 trạm quan trắc tự động các trạm quan trắc chuẩn bị đầu tư) | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Các nghị định và thông tư về bảo vệ môi trường | Theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường liên tục; thông tin, dự báo diễn biến môi trường kịp thời | Vận hành hệ thống quan trắc tự động; thông tin, dự báo | Thông tin, dự báo diễn biến môi trường | Sở TNMT | hàng năm | 6,600 | 2,200 | 2,200 | 2,200 | 2,200 |
|
1.5 | Thực hiện Đề án Bến Tre xanh | Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 | Xây dựng tỉnh Bến Tre xanh | Triển khai các mô hình bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, các hoạt động xây dựng môi trường xanh | Các mô hình bảo vệ môi trường; nhận thức và hành động của nhân dân về bảo vệ môi trường | Các Sở: TNMT, VHTT&DL, CT, Y tế, XD; Tỉnh Đoàn, MTTQVN tỉnh, Hội Phụ nữ, và các đơn vị có liên quan | hàng năm | 7,000 | 100 | 2,000 | 2,500 | 2,500 |
|
1.6 | Thực hiện Kế hoạch hành động rác thải nhựa | Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 06/8/2019 | Giảm thiểu rác thải nhựa, môi trường được bảo vệ | Hoạt động giảm rác thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ dùng nhựa một lần thải bỏ, sử dụng đồ dùng thay thế nhựa, tái chế nhựa | Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa; ý thức và hành động của người dân trong tiêu dùng gắn với bảo vệ môi trường | Các Sở: TNMT, CT, VHTT&DL, Y tế, XD; Tỉnh Đoàn, MTTQVN tỉnh, Hội Phụ nữ, và các đơn vị có liên quan | hàng năm | 900 | 100 | 300 | 300 | 300 |
|
1.7 | Thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre: hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (túi đựng rác, trang bị thùng rác, xe đẩy rác, xe vận chuyển rác dạng nhỏ,...); phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng và triển khai mô hình rác thải sinh hoạt hiệu quả và các hoạt động bảo vệ môi trường về rác thải | Luật Đa dạng sinh học 2008; Luật Bảo vệ môi trường 2020; Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03/02/2020 | Giải quyết được các vấn đề ô nhiễm rác thải, hướng đến xây dựng tỉnh Bến Tre có môi trường xanh - sạch - đẹp | Triển khai phân loại rác thải tại nguồn; hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; xây dựng và triển khai các mô hình xử lý rác thải hiệu quả,… | Rác thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường | Sở TNMT | hàng năm | 6,000 | 1,500 | 2,000 | 2,000 | 2,000 |
|
1.8 | Thực hiện công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao (Sở VHTT&DL) | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường; Đề án phát triển du lịch của tinh | Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thuộc du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao | Truyền thông, tập huấn bảo vệ môi trường lĩnh vực du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao; phát động các phong trào rác thải nhựa, túi nilong lĩnh vực du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao | Kết quả truyền thông, các lớp tập huấn, các mô hình triển khai; môi trường lĩnh vực du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao được bảo vệ tốt | Sở VHTT&DL | hàng năm | 300 | 0 | 100 | 100 | 100 |
|
1.9 | Thực hiện công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại (Sở CT) | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường | Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại | Truyền thông, tập huấn bảo vệ môi trường lĩnh vực công nghiệp, công thương; phát động các phong trào rác thải nhựa, túi nilong lĩnh vực công nghiệp, thương mại | Kết quả truyền thông, các lớp tập huấn, các mô hình triển khai; môi trường lĩnh vực công nghiệp, công thương được bảo vệ tốt | Sở CT | hàng năm | 1,585 | 500 | 530 | 515 | 540 |
|
1.10 | Thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp (BQL các KCN) | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường | Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh | Truyền thông, tập huấn, thẩm định, kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các KCN | Các dự án trong các khu công nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường | BQL các KCN | hàng năm | 1,050 | 300 | 300 | 350 | 400 |
|
1.11 | Truyền thông; vận đồng, phát động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường (UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị) | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường; Chương trình phối hợp về bảo vệ môi trường | Vận động được toàn dân tham gia bảo vệ môi trường | Truyền thông, tập huấn; phát động phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp | Các tài liệu; nhận thức và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường của nhân dân được nâng lên | UBMTTQ, HPN, TĐ, HCCB, HND, LĐLĐ | hàng năm | 1,800 | 100 | 600 | 600 | 600 |
|
1.12 | Tiếp và làm việc với các đoàn công tác Trung ương, tổ chức quốc tế, các trường viện, doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư,… về thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu của tỉnh (khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Tỉnh ủy hoặc cơ quan cấp trên) |
| Hỗ trợ cho tỉnh giải quyết, xử lý các vấn đề môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu | Làm việc về các nội dung bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu của tỉnh | Kết quả làm việc; các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu được thực hiện tốt hơn | Sở TNMT | hàng năm | 90 | 0 | 30 | 30 | 30 |
|
1.13 | Hợp tác quốc tế: Duy trì quan hệ hợp tác Tỉnh Bến Tre và tỉnh Tulche nước Rumani gắn với phát triển dự án: “Dự án Thành lập thí điểm Khu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm Tri thức về phát triển du lịch sinh thái tại đồng bằng sông Mê Kông" | Bản Ghi nhớ hợp tác ngày 16/10/2014 giữa tỉnh Bến Tre, Việt Nam và tỉnh Tun-chê-a, nước Ru- ma-ni; Thỏa thuận hợp tác triển khai dự án vào ngày 01/03/2019 giữa UBND tỉnh Bến Tre và Viện Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia Đồng bằng Đa Nuýp, Khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng Đa Nuýp; Nghị quyết 120/NQ- CP phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu | Duy trì quan hệ hợp tác quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu góp phần phát triển du lịch; - Phát triển dự án hợp tác chung | Các hoạt động ngoại giao trực tiếp; trực tuyến; Xây dựng tài liệu phát triển D22dự án; đề xuất tài trợ, hỗ trợ, hợp tác ODA thực hiện dự án | Quan hệ hữu nghị quốc tế được duy trì, phát triển; Dự án được triển khai thực hiện G22 | Sở TNMT; Sở NNPTNT; Sở VHTTDL; Tổ dự án của tỉnh | 2022 - 2024 | 600 |
| 200 | 200 | 200 |
|
1.14 | Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới: hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường, mô hình bảo vệ môi trường, hỗ trợ nâng các chỉ tiêu trong tiêu chí 17 và 13; kiểm tra, đánh giá thực hiện | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh | Các xã đạt được tiêu chí 17 về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí 13 nâng cao | Xây dựng và triển khai kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định | Các xã đạt được tiêu chí 17 và tiêu chí 13 | Sở TNMT | hàng năm | 900 | 300 | 300 | 300 | 300 |
|
1.15 | Hỗ trợ giải quyết ô nhiễm, xử lý sự cố môi trường (tràn dầu, hóa chất, ô nhiễm,…), thiên tai tác động đến môi trường | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường | Giải quyết được ô nhiễm, sự cố môi trường, ngăn chặn ô nhiễm, kiểm soát được ô nhiễm môi trường | Khảo sát, đánh giá, xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường | Ngăn chặn, kiểm soát được tác động tiêu cực đến môi trường | Sở TNMT | hàng năm | 600 | 150 | 200 | 200 | 200 |
|
| Tổng (B) | 34,925 | 7,100 | 11,260 | 11,795 | 11,870 |
| ||||||
C | Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
| |||||||||||
1 | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Xử lý ô nhiễm môi trường, đóng cửa bãi rác Tân Thanh, huyện Giồng Trôm | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Đề án Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre; báo cáo đề xuất, kiến nghị của UBND huyện Giồng Trôm | Xử lý được ô nhiễm, đóng cửa bãi rác cấp huyện | Xin chủ trương; khảo sát, lập dự án; triển khai dự án, xử lý ô nhiễm, đóng cửa bãi rác, giám sát môi trường | Kết quả của dự án, giải quyết ô nhiễm, trả lại diện tích mặt bằng | Sở TNMT | 2022- 2023 | 5,500 |
| 2,000 | 3,500 | 0 |
|
2.2 | Xử lý ô nhiễm môi trường, đóng cửa bãi rác thị trấn Chợ Lách | Luật Bảo vệ môi trường 2020; Đề án Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre; báo cáo đề xuất, kiến nghị của UBND huyện Chợ Lách | Xử lý được ô nhiễm, đóng cửa bãi rác cấp huyện | Xin chủ trương; khảo sát, lập dự án; triển khai dự án, xử lý ô nhiễm, đóng cửa bãi rác, giám sát môi trường | Kết quả của dự án, giải quyết ô nhiễm, trả lại diện tích mặt bằng | Sở TNMT | 2024- 2025 | 5,500 |
| 0 | 0 | 2,000 |
|
| Tổng (C) | 11,000 | 0 | 2,000 | 3,500 | 2,000 |
| ||||||
| Tổng (A) (B) (C): | 68,063 | 8,739 | 21,659 | 21,895 | 17,870 |
|
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022, GIAI ĐOẠN 2022 - 2024 CẤP HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Cơ sở pháp lý | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Lũy kế đến hết năm 2021 | Kinh phí dự kiến năm 2022 | Kinh phí dự kiến năm 2023 | Kinh phí dự kiến năm 2024 | Ghi chú |
1 | Truyền thông; nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường (tập huấn, hội thảo, hưởng ứng các ngày lễ môi trường, đa dạng sinh học,…) | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường; Đề án Bến Tre xanh; kế hoạch hành động rác thải nhựa | Nâng cao nhận thức, năng lực về bảo vệ môi trường, tài nguyên cho cán bộ, công chức và nhân dân; thực hiện nhiệm vụ giải quyết rác thải nhựa, túi nilong | Truyền thông, tập huấn; các hoạt động nâng cao năng lực | Các tài liệu; nhận thức và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên của cán bộ, công chức và nhân dân được nâng lên | UBND các huyện, Tp (09 đơn vị) | hàng năm | 13,500 |
| 2,700 | 2,700 | 2,700 |
|
2 | Công tác thẩm định, giải quyết các thủ tục hành chính về môi trường; kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường thuộc ngành TNMT | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường | Thẩm định về bảo vệ môi trường; đảm bảo việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường | Thẩm định về môi trường; thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động tác động đến môi trường | Giải quyết các thủ tục hành chính (thẩm định); các cơ sở chấp hành tốt pháp luật bảo vệ môi trường, kiểm soát được nguồn thải gây ảnh hưởng môi trường (thanh kiểm tra) | UBND các huyện, Tp (09 đơn vị) | hàng năm | 4,050 |
| 1,350 | 1,350 | 1,350 |
|
3 | Tăng cường công tác quản lý rác thải: bù chi phí phí và hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; xây dựng và triển khai mô hình xử lý rác thải, phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng các trạm trung chuyển rác; giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường; Đề án Bến Tre xanh; kế hoạch hành động rác thải nhựa | Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đảm bảo theo quy định và quy chuẩn kỹ thuật môi trường; đầu tư được các trạm trung chuyển rác; giải quyết được ô nhiễm do rác thải; hướng đến xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp | Thực hiện các hoạt động: Hỗ trợ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng trạm trung chuyển rác; xử lý ô nhiễm rác | Cơ sở hạ tầng về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được đầu tư; rác thải xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường | UBND các huyện, Tp (09 đơn vị) | hàng năm | 216,000 | 0 | 72,000 | 72,000 | 72,000 |
|
4 | Hỗ trợ xử lý các điểm ô nhiễm; xây dựng các mô hình xử lý môi trường; Hỗ trợ xử lý sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường (tràn dầu, hóa chất, ô nhiễm,…) | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường | Giải quyết ô nhiễm môi trường | Khảo sát, đánh giá, xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường; đầu tư xử lý ô nhiễm; triển khai các mô hình bảo vệ môi trường | Ngăn chặn, kiểm soát được tác động tiêu cực đến môi trường | UBND các huyện, Tp (09 đơn vị) | hàng năm | 5,400 |
| 1,800 | 1,800 | 1,800 |
|
5 | Bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới: truyền thông, tập huấn; hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường, bảo vệ tài nguyên, sử dụng nước sạch...; kiểm tra, đánh giá thực hiện tiêu chí 17, tiêu chí 13; duy trì nâng chất tiêu chí về nông thôn mới | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định về bảo vệ môi trường; Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh | Hoàn thành tiêu chí 17 về xây dựng nông thôn mới và tiêu chí 13 nâng cao về bảo vệ môi trường | Truyền thông, tập huấn; hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường, bảo vệ tài nguyên, sử dụng nước sạch...; kiểm tra, đánh giá thực hiện tiêu chí 17 và tiêu chí 13; duy trì nâng chất tiêu chí 17 và tiêu chí 13 nâng cao nông thôn mới | Các xã trên huyện, Tp đạt tiêu chí 17 và 13 nâng cao về nông thôn mới; các xã tiếp tục duy trì thực hiện tốt tiêu chí 17 và 13 đến năm 2025 | UBND các huyện, Tp (09 đơn vị) | hàng năm | 5,400 |
| 1,800 | 1,800 | 1,800 |
|
6 | Chi lương cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường và các khoảng chi khác về bảo vệ môi trường | Luật bảo vệ môi trường 2020; các nghị định | Đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường | Hợp đồng, trả lương cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các hoạt động bảo vệ môi trường khác | Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thực hiện tốt | UBND các huyện, Tp (09 đơn vị) | hàng năm | 5,400 | 0 | 1,800 | 1,800 | 1,800 |
|
| Tổng | 249,750 | 0 | 81,450 | 81,450 | 81,450 |
|
Ghi chú: Các mục dự toán cơ quan thực hiện UBND các huyện, Tp (09 đơn vị) được tính trung bình cho mỗi đơn vị, tuy nhiên theo điều kiện thực tế và nhu cầu của cấp huyện có thể phân bổ kinh phí thấp hoặc cao hơn dự toán (tính trung bình)
1 Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 03/6/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về ban hành quy định về giải thưởng môi trường tỉnh Bến Tre.
2 Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 06/08/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt Kế hoạch hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa tỉnh Bến Tre.
3 Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03/2/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre.
4 Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về ban hành Đề án xây dựng Bến Tre xanh giai đoạn 2021 - 2025.
5 Công văn số 4254/UBND-KT ngày 21/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Công văn số 4301/UBND-KT ngày 24/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Công văn số 4636/UBND-KT ngày 09/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
6 Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về phê duyệt kết quả nhiệm vụ Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm 2016 - 2020 tỉnh Bến Tre.
7 Công văn số 6215/UBND-KT ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về giải quyết ô nhiễm do hoạt động sản xuất than thiêu kết; Công văn số 4670 UBND-KT ngày 08/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về giải quyết ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất than thiêu kết trên địa bàn tỉnh Bến Tre
8 Trong khuôn khổ ASEM - 10 thành phố Milan, Italia, ngày 16/10/2014 giữa tỉnh Bến Tre, Việt Nam và tỉnh Tun-chê-a, Rumani ký Bản Ghi nhớ hợp tác, trong đó có phối hợp thực hiện các dự án tiểu vùng sông Mê Công và sông Đa-nuýp chương trình Đối thoại ASEM về Phát triển bền vững, với sự tham gia của các cơ quan trung ương và địa phương.
9 Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 24/7/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt báo cáo đề xuất dự án.
10 Tờ trình số 4215/TTr-UBND ngày 22/7/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc hỗ trợ đề xuất dự án và hỗ trợ vốn thực hiện dự án "Thành lập thí điểm Khu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm tri thức về phát triển du lịch sinh thái tại đồng bằng sông MeKong"
- 1Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộii, Kế hoạch Đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2022-2024 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Kế hoạch 5481/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh Quảng Nam
- 4Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2021 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 2562/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch và kinh phí ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 6Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2021 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 tỉnh Cà Mau
- 7Kế hoạch 5941/KH-UBND năm 2023 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam
- 1Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 2Luật đa dạng sinh học 2008
- 3Chỉ thị 29-CT/TW năm 2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) do Ban Bí thư Trung ương ban hành
- 4Thông tư 18/2010/TT-BKHCN quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Nghị quyết 31/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2025
- 6Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 11Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2018 về giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 1660/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa tỉnh Bến Tre
- 13Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 14Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Chỉ thị 42/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng “Bến Tre xanh” giai đoạn 2021-2026 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 19Quyết định 03/2020/QĐ-UBND về Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre
- 20Công văn 1933/BTNMT-KHTC năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 21Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộii, Kế hoạch Đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2022-2024 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 22Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 23Kế hoạch 5481/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh Quảng Nam
- 24Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2021 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 tỉnh Cà Mau
- 25Quyết định 2562/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch và kinh phí ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 26Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2021 về tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 tỉnh Cà Mau
- 27Kế hoạch 5941/KH-UBND năm 2023 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2024-2026 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch 5713/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 về bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 5713/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Minh Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra